Dịch tả lợn Châu phi tiếp tục lây lan phức tạp trên địa bàn Hà Nội
Thông tin mới nhất từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho thấy, dịch tả lợn châu Phi đang có chiều hướng lan rộng trên địa bàn Hà Nội.
Hiện tại, đã có 19/30 quận, huyện xuất hiện bệnh dịch tả lợn châu Phi, làm mắc bệnh và tiêu hủy 14.886 con lợn.
Các địa phương cần tăng cường vệ sinh chuồng trại để ngăn chặn dịch bệnh lây lan trên diện rộng
Tính đến thời điểm hiện tại, bệnh dịch tả lợn châu Phi đang xảy ra tại 1.015 hộ chăn nuôi ở 241 thôn, tổ dân phố tại 103 xã, phường thuộc 19 quận, huyện (Đông Anh, Hoàng Mai, Gia Lâm, Sóc Sơn, Quốc Oai, Thường Tín, Phú Xuyên, Thanh Trì, Chương Mỹ, Thạch Thất, Hoài Đức, Phúc Thọ, Đan Phượng, Hà Đông, Ứng Hòa, Mê Linh, Bắc Từ Liêm, Ba Vì, Tây Hồ), làm mắc bệnh và tiêu hủy 14.886 con. Đặc biệt, trong hai ngày 16 – 17/4 vừa qua, dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 229 hộ chăn nuôi tại các quận, huyện, làm mắc và tiêu hủy 3.236 con lợn.
Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội, cho biết: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng dịch tả lợn châu Phi tiếp tục lây lan phức tạp trên địa bàn Hà Nội chủ yếu là do virus bệnh Dịch tả lợn châu Phi có khả năng tồn tại lâu trong lợn bệnh, các sản phẩm lợn bệnh, trong môi trường và dụng cụ chăn nuôi. Trong khi đó, trên địa bàn thành phố có nhiều hộ chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ, nằm xen kẽ khu dân cư, không thường xuyên thực hiện biện pháp vệ sinh phòng bệnh; sử dụng thức ăn thừa từ bếp ăn công nghiệp, nhà hàng, quán ăn cho lợn ăn ngay mà không qua xử lý nhiệt, dẫn tới mầm bệnh phát tán ra diện rộng…
Để giảm thiểu thiệt hại cho người chăn nuôi, trong thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội sẽ tiếp tục tham mưu kịp thời, có hiệu quả UBND thành phố chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương tổ chức, triển khai phòng, chống dịch bệnh; phối hợp tích cực cùng các sở, ban, ngành thành phố và chính quyền các địa phương tăng cường hoạt động kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn phòng, chống bệnh dịch; phối hợp cùng cơ quan truyền thông của trung ương, thành phố thông tin thường xuyên, kịp thời chủ trương, chính sách của nhà nước, diễn biến dịch bệnh, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cũng sẽ chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y giám sát chặt chẽ diễn biến dịch bệnh tới từng hộ, thôn, xóm, cụm dân cư đảm bảo phát hiện, báo cáo kịp thời, khoanh vùng, khống chế không để dịch bệnh lây lan; duy trì trực 24/24 giờ tiếp nhận thông tin về dịch bệnh và an toàn thực phẩm phản ảnh qua đường dây nóng.
Video đang HOT
Đặc biệt, thường xuyên cập nhật thông tin, diễn biến, biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên thế giới, cả nước để kịp thời cung cấp thông tin nâng cao năng lực hệ thống ngành, hướng dẫn người chăn nuôi. Chia sẻ thông tin, kinh nghiệm phòng, chống dịch bệnh với các tỉnh trên địa bàn cả nước, đặc biệt chú trọng 24 tỉnh phía Bắc đã ký cam kết cùng Hà Nội.
Đồng thời, tiếp tục lấy mẫu ngẫu nhiên để test nhanh với bệnh dịch tả lợn châu Phi tại các cơ sở giết mổ, nơi nguy cơ cao. Chuẩn bị đầy đủ vật nhân lực, vật lực sẵn sàng đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh; tăng cường chỉ đạo, tổ chức, triển khai nghiêm túc, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi theo chỉ đạo của Trung ương và thành phố.
Trong bối cảnh trên thế giới vẫn chưa có thuốc điều trị và vắc xin phòng bệnh Dịch tả lợn châu Phi thì phương pháp rắc vôi bột để tiêu diệt mầm bệnh, tiêu độc khử trùng là biện pháp hiệu quả nhất.
HUYỀN THANH
Theo tuoitrethudo
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật "6 đúng": Dân khỏe, ruộng sạch
Với việc vận động nông dân phát triển các mô hình sản xuất an toàn, sử dụng ít thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), hàng năm, Hà Nội đã tiết kiệm được một khoản tiền lớn.
Nhiều lợi ích
Theo điều tra của Chi cục BVTV TP.Hà Nội, với việc canh tác hơn 157.000ha đất sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn từ năm 2014-2017, tình hình sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp ở các huyện, thị xã trên địa bàn không nhiều, chỉ bằng 0,25 - 0,32% so với bình quân toàn quốc. Lượng thuốc BVTV sử dụng cho một đơn vị diện tích sản xuất nông nghiệp của thành phố từ 1,6 - 2kg. Do sử dụng lượng thuốc BVTV ít nên hàng năm Hà Nội đã tiết kiệm được khoảng 200 tỷ đồng.
Mô hình trồng rau an toàn đang mang lại hiệu quả cao cho bà con ở các xã của huyện Đông Anh (Hà Nội). Ảnh: Hải Đăng
Đến thời điểm này, Hà Nội đã xuất hiện nhiều địa phương sử dụng ít thuốc BVTV hoặc không sử dụng thuốc phòng trừ sâu, bệnh như các huyện Thanh Oai, Mỹ Đức, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Thường Tín, Phú Xuyên... giúp giảm chi phí sản xuất, bảo vệ môi trường, tạo ra sản phẩm an toàn với người tiêu dùng.
Điển hình như tại xã Đỗ Động (huyện Thanh Oai), hiện toàn xã có khoảng 1.500 hộ sản xuất hơn 400ha lúa. Đây là địa phương được biết đến với tỷ lệ sử dụng thuốc BVTV trong canh tác nông nghiệp rất thấp.
Để làm được công việc tưởng chừng như rất khó khăn này, chính quyền xã cùng ngành chức năng đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân sử dụng thuốc BVTV đúng cách, canh tác theo phương pháp tiên tiến. Chỉ tính riêng trong giai đoạn từ năm 2015 - 2017, diện tích ứng dụng hệ thống thâm canh lúa cải tiến ở vụ xuân trên địa bàn xã đang tăng khá nhanh, từ 295ha năm 2015 tăng lên 390ha năm 2017. Nhờ đó, trong 3 năm qua, tỷ lệ hộ không sử dụng thuốc phòng trừ sâu bệnh cho lúa tại Đỗ Động lên đến khoảng 90%.
Ông Phạm Văn Thức - chủ cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Oai cho biết: Trên thị trường, hiện có khá nhiều loại thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học, độc tính thấp và thời gian tồn lưu trong môi trường, sản phẩm ngắn hơn so với các loại thuốc có nguồn gốc hóa học. "Chính vì lợi ích như thế nên trong quá trình bán hàng, chúng tôi cũng cố gắng tư vấn cho bà con sử dụng thuốc sinh học" - ông Thức nói.
Bà Nguyễn Thị Phương - một nông dân ở huyện Thanh Oai nhớ lại, cách đây hơn 20 năm, cứ gần đến mùa gặt là người lớn, trẻ em đều tranh thủ buổi tối ra đồng bắt châu chấu, muồm muỗm về làm thức ăn. Ở kênh mương, các loại tép, tôm, cua từng đàn bơi lội. Bây giờ, do sử dụng thuốc BVTV quá nhiều nên những loại thủy sản đó rất hiếm, ngay cả châu chấu, cào cào cũng ít hơn trước.
"Để sản xuất an toàn hơn, bà con chúng tôi đang cố gắng giảm dần lượng thuốc BVTV và phân bón hóa học, thay vào đó là tích cực sử dụng thuốc sinh học để phòng, chống sâu, bệnh hại cho cây trồng" - bà Phương chia sẻ.
Nguyên tắc "6 đúng"
Những kết quả đó là do Chi cục BVTV TP.Hà Nội đã triển khai đồng bộ các hoạt động như đào tạo giảng viên, lớp học đồng ruộng, hội nghị đầu bờ... nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng canh tác, nhận thức về hệ sinh thái cho nông dân.
Ông Lê Xuân Trường - Phó Chi cục trưởng Chi cục BVTV Hà Nội cho biết, thời gian qua, để hạn chế thấp nhất việc sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp, Chi cục đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Đơn cử như tổ chức các lớp đào tạo giảng viên, lớp học đồng ruộng, hội nghị đầu bờ nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng canh tác, nhận thức về hệ sinh thái cho nông dân.
Trong đó, cốt lõi là tổ chức lớp học đồng ruộng về quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) trên lúa, rau, hoa, quả cho nông dân. Đến nay, Chi cục đã tổ chức được 5.011 lớp học đồng ruộng về IPM cho hơn 124.000 nông dân.
Đồng thời, triển khai được 205 mô hình SRI với diện tích hơn 4.200ha. Thực tế cho thấy, việc tham gia các lớp học đồng ruộng về IPM còn có ý nghĩa tích cực tác động làm thay đổi nhận thức và tập quán canh tác của nông dân.
Hiện, toàn thành phố có khoảng 60% diện tích ứng dụng từng phần và toàn phần SRI, hơn 5.000ha rau được chứng nhận đủ điều kiện sản xuất an toàn, rau hữu cơ hơn 50ha. Qua đó vừa giảm lượng giống, phân bón, thuốc BVTV, nước tưới vừa giảm chi phí, tăng năng suất, nâng cao hiệu quả canh tác.
"Bên cạnh đó, Chi cục BVTV chú trọng công tác dự tính, dự báo chính xác, phối hợp với các địa phương hướng dẫn bà con nông dân sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc "6 đúng" (đúng địa điểm, đúng thời điểm, đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng nồng độ, đúng cách và đúng thời gian cách ly).
Các trạm BVTV thường xuyên tham mưu cho UBND cấp huyện, xã thành lập các tổ liên ngành kiểm tra các tổ chức, cá nhân kinh doanh vật tư nông nghiệp, rau, hoa, quả để xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm" - ông Trường khẳng định.
Theo Danviet
Khoanh vùng dập dịch tả lợn châu Phi ở Cao Bằng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Cao Bằng thực hiện các biện pháp khoanh vùng dập dịch tả lợn châu Phi. Ông Hoàng Minh Đạt - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Cao Bằng - cho biết, ngày 14/4 vừa qua, tại hộ chăn nuôi Trương Văn Thế, ở tổ 10, phường Tân Giang, TP. Cao Bằng...