Dịch tả lợn châu Phi tiếp tục lan rộng ở Bình Thuận
Hơn một tháng xuất hiện tại Bình Thuận, dịch tả lợn châu Phi đã diễn biến phức tạp và tiếp tục lan rộng đến 14 xã thuộc 4/10 huyện, thị xã trong toàn tỉnh.
Phó Chủ tịch UBND kiểm tra tại ổ dịch xã Đức Chính, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận. Ảnh: Hồng Hiếu/TTXVN
Để dập dịch và hạn chế lây lan đến các huyện còn lại, ngành nông nghiệp cùng các địa phương huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp đối phó với dịch tả lợn châu Phi.
Toàn bộ lực lượng thú y cơ sở có trên địa bàn cấp huyện đều được huy động để thực hiện nhiệm vụ trực chốt và chống dịch tại vùng dịch và vùng uy hiếp. 63 chốt kiểm dịch động vật tạm thời đã được thành lập khắp tỉnh để kiểm soát và phun thuốc khử trùng các phương tiện vận chuyển lợn ra vào vùng dịch.
Để hỗ trợ cho lực lượng thú y thực hiện các nhiệm vụ trong phòng chống dịch tả lợn châu Phi, các cấp hội, đoàn thể, mặt trận cũng được huy động để tuyên truyền, hướng dẫn, vận động người dân thực hiện an toàn sinh học trong chăn nuôi, nâng cao ý thức tự giác phòng chống dịch bệnh. Việc giám sát vùng dịch được triển khai đến tận thôn, khu phố, hộ chăn nuôi.
Khâu vệ sinh tiêu độc khử trùng tại ổ dịch, vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm được đẩy mạnh. Đến nay, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đã cung cấp thêm hơn 4.800 lít thuốc sát trùng và 11.000 kg vôi cho các địa phương tiến hành phun xịt, tiêu độc khử trùng liên tục tại các khu vực có nguy cơ cao, khu vực chợ, cơ sở giết mổ…
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, để dập dịch, ngoài việc yêu cầu các các địa phương thực hiện nghiêm túc việc kiểm soát, khử trùng tiêu độc các phương tiện ra vào ổ dịch; quản lý chặt chẽ hoạt động giết mổ và kinh doanh thịt lợn nhằm hạn chế việc lây lan dịch bệnh… Sở cũng yêu cầu các địa phương chú ý quản lý chặt chẽ đàn lợn rừng lai nuôi tại các hộ gia đình, không để xảy ra trường hợp bệnh dịch tả lợn châu Phi phát sinh từ đàn heo rừng lai và lây lan cho đàn lợn của các địa phương….
Video đang HOT
Tại Yên Bái, ông Trần Đức Lâm, Phó Giám đốc Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cho biết, hiện dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn diễn biến rất phức tạp, khó lường. Tỉnh đang quyết liệt triển khai các biện pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại của dịch bệnh gây ra; đồng thời, đặt mục tiêu khống chế hoàn toàn dịch bệnh trước ngày 30/9.
Yên Bái đã thành lập 3 đoàn kiểm tra, đôn đốc thực hiện phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi; kiểm tra, đánh giá kết quả hỗ trợ tiêm phòng gia súc định kỳ trên địa bàn tỉnh. Thời gian kiểm tra từ ngày 11/7 đến ngày 18/7 tại 9 huyện, thị xã, thành phố.
Các đoàn công tác có nhiệm vụ kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo địa phương thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn; chi trả hỗ trợ cho các chủ vật nuôi có lợn bắt buộc tiêu hủy. Đồng thời, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ tiêm phòng gia súc trên địa bàn tỉnh, xác định rõ nguyên nhân và những bất cập trong thực hiện chính sách…
Đến nay, dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 62 tỉnh, thành phố với tổng số lợn tiêu hủy là trên 3,3 triệu con.
Theo Hồng Hiếu – Ngọc Anh (TTXVN)
Để lọt 35 con lợn bị dịch tả vào Lạng Sơn: Thú y Bắc Giang vô can?
Ngày 8/7, Báo Dân Việt nhận được báo cáo của Sở NN&PTNT Bắc Giang liên quan tới bài viết "Ai tiếp tay để 38 con lợn dịch tả vượt 300km vào Lạng Sơn".
Báo cáo nêu: Ngày 4/7, Sở NN&PTNT Bắc Giang, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đã phối hợp với Chi cục Thú y Vùng II (Cục Thú y) tiến hành làm việc với các tổ chức, cá nhân liên quan.
Tại buổi làm việc này, bà Ngô Thị Thu (chủ hàng lô lợn nhiễm dịch tả châu Phi lọt vào Lạng Sơn) cung cấp thông tin: Bà Thu thường mua giống lợn mỡ F1 từ các huyện của tỉnh Nam Định về nuôi, sau khi đạt 45-50kg sẽ xuất bán cho các lò mổ làm lợn quay ở TP.Lạng Sơn.
Báo cáo của Sở NN&PTNT Bắc Giang gửi báo Dân Việt ngày 8/7.
Đối với lô hàng 38 con lợn vận chuyển đi Lạng Sơn theo phản ánh của báo Dân Việt, bà Thu cho biết: Đàn lợn này mua giống từ huyện Hải Hậu (Nam Định) từ tháng 3/2019 nhưng không có giấy chứng nhận kiểm dịch động vật vận chuyển, chỉ có giấy xác nhận nguồn gốc do chủ hộ bán cung cấp có xác nhận của UBND xã. Tuy nhiên đến nay bà Thu đã hủy giấy xác nhận này, không cung cấp cho đoàn làm việc.
Bà Ngô Thị Thu khẳng định tối 5/6/2019 bà Hoàng Thị Ngọc Ánh (kiểm dịch viên) cùng chồng là anh Hiệp trực tiếp đến kiểm dịch đàn lợn 38 con cho gia đình (tại thôn Dĩnh Lục 2, xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang). Bà Ánh đã trực tiếp kiểm tra đàn lợn sau đó đồng ý cho gia đình bốc lợn lên xe. Bà Ánh cũng trực tiếp đếm số lợn, niêm phong và kẹp chì phương tiện vận chuyển.
Sau khi bà Ánh về, chủ hàng Lạng Sơn điện thoại thông báo chỉ nhập 35 con, nên bà Thu đã tự ý lấy 3 con lợn qua đường nóc xe để lại, nhưng không thông báo với bà Ánh.
Xe tải chở lô hàng 35 con lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi bị bắt giữ tại Công an tỉnh Lạng Sơn.
Đoàn làm việc kiểm tra thực tế tại chuồng nuôi của bà Ngô Thị Thu có 33 con lợn thịt (trọng lượng 40-45kg, được nuôi trong 4 ô chuồng), số lợn trên bà Thu khai mua giống từ Hải Hậu (Nam Định) từ tháng 5/2019 và cũng không có giấy chứng nhận kiểm dịch động vật vận chuyển.
Tại biên bản làm việc ngày 4/7, Đoàn Chi cục Thú y Vùng II nêu ý kiến: Đề nghị Chi cục tăng cường công tác kiểm dịch, tập huấn cho cán bộ thực hiện công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ; Phối hợp với chính quyền và ban ngành địa phương thanh tra, kiểm tra phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ; có biện pháp quản lý và tăng cường cán bộ nhằm thực hiện triệt để công tác kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra ngoài tỉnh theo đúng Luật Thú y và các văn bản quy phạm pháp luật; Phối hợp với các cơ quan hữu quan xác minh làm rõ các vấn đề được phản ánh trên báo Dân Việt ngày 2/7/2019 của tác giả Nguyễn Quý - Liễu Chang và báo cáo về Chi cục Thú y Vùng II.
Phó Chi cục trưởng Lê Văn Dương (áo xanh bên phải) và kiểm dịch viên Hoàng Thị Ngọc Ánh (bên trái) tại buổi làm việc với PV Dân Việt tại Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bắc Giang.
Từ biên bản này cho thấy, qua kiểm tra thực tế tại nhà bà Ngô Thị Thu vẫn còn lô lợn nhập từ Hải Hậu (Nam Định) không rõ nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển. Bà Thu xác nhận với Đoàn Chi cục Thú y Vùng II là kiểm dịch viên Hoàng Thị Ngọc Ánh có đến nhà trực tiếp làm kiểm dịch, sau đó đếm số lợn lên xe, niêm phong, kẹp chì...
Tuy nhiên, theo Công an tỉnh Lạng Sơn, bà Thu lại ghi lời khai là bà Ánh không trực tiếp kiểm dịch, mà giao hồ sơ, dây chì để gia đình bà Thu tự niêm phong, kẹp chì xe tải vận chuyển lô hàng.
Trao đổi với PV Dân Việt vào ngày 8/7, ông Lê Văn Dương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bắc Giang, xác nhận: Cơ quan đã ban hành quyết định về việc tạm ngừng nhiệm vụ thực hiện công tác kiểm dịch đối với bà Hoàng Thị Ngọc Ánh để kiểm tra xác minh việc cấp giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển xe lợn ngày 6/6/2019 đến TP.Lạng Sơn.
"Chúng tôi đang tiếp tục phối hợp với Cục Thú y để kiểm tra tiếp, khi nào có kết luận sẽ gửi Báo" - ông Dương nói.
Trước đó, báo Dân Việt có bài phản ánh vụ 35 con lợn nhiễm dịch tả châu Phi được vận chuyển trên chiếc xe tải, đã lọt qua nhiều cơ quan kiểm dịch, thậm chí còn được Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bắc Giang cấp giấy chứng nhận kiểm dịch. Chỉ khi gần biến thành đặc sản lợn quay Lạng Sơn, số lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi này mới bị lực lượng Công an bắt giữ.
Báo cáo của Sở NN&PTNT Bắc Giang do Phó Giám đốc Nguyễn Viết Toàn ký, nêu rõ: Trong thời gian tới Sở NN&PTNT sẽ tiếp tục tăng cường quản lý cán bộ chuyên môn, nhằm thực hiện triệt để công tác kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra ngoài tỉnh theo đúng Luật Thú y, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm (nếu có). Đồng thời phối hợp với các cơ quan hữu quan xác minh làm rõ các vấn đề như báo Dân Việt nêu.
Theo Danviet
Sở NNPTNT Lạng Sơn lý giải về 38 con lợn dịch tả lọt trạm kiểm dịch Sau khi Dân Việt đăng tải bài điều tra "Ai tiếp tay để 38 con lợn dịch tả vượt 300km vào Lạng Sơn", Sở NN&PTNT Lạng Sơn cũng đã có phản hồi, trong đó thông tin về nguyên nhân để xảy ra vụ việc. Trao đổi với Dân Việt, ông Lý Việt Hưng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông...