Dịch tả lợn châu Phi tái phát, Bộ NNPTNT yêu cầu không chủ quan
Trước thực tế dịch tả lợn châu Phi tái phát một hoặc nhiều lần tại nhiều địa phương như Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hà Nội, Hà Tĩnh, Quảng Nam,… Bộ NNPTNT vừa có công văn yêu cầu các địa phương triển khai ngay các biện pháp ứng phó.
Cụ thể, trong Công văn số 3041/BNN-TY ban hành ngày 5/5/2020, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến khẳng định, từ tháng 02/2019 đến nay, nhờ sự vào cuộc cả hệ thống chính trị trong chỉ đạo quyết liệt và triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) nên đã góp phần giảm thiểu thiệt hại ở mức thấp nhất có thể; cả nước có trên 99% số xã có bệnh DTLCP đã qua 30 ngày và các địa phương đã có văn bản công bố, thông báo hết bệnh DTLCP. Đây là điều kiện quan trọng để người chăn nuôi tổ chức tái đàn, tăng đàn lợn.
Tuy nhiên, theo báo cáo của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các tỉnh, thành phố, trong thời gian qua bệnh DTLCP tiếp tục xảy ra tại một số địa phương; trong đó có hiện tượng bệnh DTLCP tái phát một hoặc nhiều lần tại các xã đã qua 30 ngày của nhiều tỉnh, thành phố (như: Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hà Nội, Hà Tĩnh, Quảng Nam,….).
Theo nhận định của Bộ NNPTNT, nguy cơ bệnh DTLCP tiếp tục tái phát và lây lan diện rộng trong thời gian tới là rất cao, đặc biệt trong điều kiện nuôi tái đàn lợn, tăng đàn lợn ngày càng gia tăng do giá lợn hơi đang rất hấp dẫn, việc áp dụng các biện pháp an toàn sinh học còn hạn chế ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.
Cán bộ thú y tỉnh Thanh Hóa tiêu hủy lợn bị dịch tả lợn châu Phi. Ảnh: I.T
Để khẩn trương kiểm soát tốt các ổ dịch đang xảy ra, đồng thời chủ động phòng, chống bệnh tái phát và lây lan diện rộng, Bộ NNPTNT đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chi đao các Sở, ngành và chính quyền các cấp tập trung triển khai thực hiện quyết liệt và đồng bộ các biện pháp phòng, chống bệnh DTLCP, tránh tình trạng chủ quan, lơ là để dịch bệnh tái phát, lây lan diện rộng.
Cụ thể, trong công văn, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề nghị các địa phương tăng cường thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức, nhất là qua hệ thống đài truyền thanh cơ sở về tính chất nguy hiểm của bệnh DTLCP đối với lợn, nguy cơ dịch bệnh tái phát, lây lan diện rộng; các biện pháp phòng dịch như vệ sinh, sát trùng bằng vôi bột, hóa chất, chăn nuôi an toàn sinh học.
Chủ động triển khai giám sát để phát hiện sớm, kịp thời cảnh báo, xử lý dứt điểm ngay khi phát hiện bệnh DTLCP; xử lý nghiêm các trường hợp không báo cáo dịch bệnh, bán chạy, giết mổ, vứt xác lợn bệnh, nghi mắc bệnh ra môi trường dẫn đến dịch bệnh lây lan; báo cáo kịp thời, đầy đủ về tình hình dịch bệnh từ cấp thôn/bản/ấp đến cấp xã, huyện và tỉnh theo đúng quy định.
Thành lập các đoàn công tác do lãnh đạo Sở NNPTNT, lãnh đạo UBND các cấp đi kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch; cử ngay các tổ công tác kỹ thuật trực tiếp đến các địa phương có bệnh DLTCP nhưng chưa qua 30 ngày để xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để dây dưa kéo dài.
Video đang HOT
Đối với các địa phương đã qua 30 ngày và không có lợn mắc bệnh DTLCP, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề nghị cần thực hiện việc công bố hết dịch theo quy định hoặc có văn bản thông báo cho các cơ quan liên quan, cơ quan truyền thông để đưa tin về việc hết bệnh DTLCP trên địa bàn để người chăn nuôi nắm tình hình và tổ chức tái đàn, tăng đàn.
Tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn, đặc biệt là vận chuyển lợn để nuôi thương phẩm và lợn đến cơ sở giết mổ, nhằm ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh tái phát, lây lan.
\Khẩn trương kiện toàn, củng cố và tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp theo quy định của Luật thú y, nhất là tại cơ sở.
Kiểm tra tái đàn lợn ở Đồng Nai: Giá giống tăng, dân khó nuôi heo
Đoàn công tác của Bộ NNPTNT do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dẫn đầu đang khảo sát công tác tái đàn heo sau dịch tả heo châu Phi tại Đồng Nai, Bình Dương. Hiện, công tác tái đàn heo ở thủ phủ chăn nuôi heo lớn nhất cả nước đang thực hiện khá tốt.
Ngày 4/5, đoàn công tác của Bộ NNPTNT do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với tỉnh Đồng Nai - thủ phủ chăn nuôi của cả nước về tình hình chăn nuôi năm 2019 và kế hoạch năm 2020.
Trong đó, đoàn đặc biệt quan tâm đến giá thịt heo, cơ cấu đàn heo (tổng đàn, đàn nái, đàn thịt, đàn đực,...), công tác tái đàn, tổng kinh phí hỗ trợ người chăn nuôi sau dịch tả heo châu Phi, công tác phòng chống dịch bệnh,...
Ngoài làm việc với đơn vị chức năng của Đồng Nai, đoàn công tác cũng đã đi thực tế tại một số trang trại trên địa bàn để ghi nhận, nắm bắt công tác tái đàn và động viên người chăn nuôi cố gắng đi qua thời điểm khó khăn.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến kiểm tra việc tái đàn tại trại heo Hoa Phượng.
Đoàn đã đến 2 trại heo là trại Hoa Phượng (huyện Vĩnh Cửu) và trại Bình Minh (huyện Trảng Bom). Tại đây đoàn đã tham quan trại, hỏi thăm tình hình tái đàn, gây giống, xuất giống,... tại trại.
Theo các chủ trang trại, tình hình con giống hiện nay rất khó khăn, khan hiếm dẫn đến giá rất cao (2,5 - 3 triệu đồng/con), nhiều chủ trại không đủ khả năng tái đàn. Trước tình hình đó, trại Hoa Phượng đã tự gây giống để nuôi và dự kiến sẽ sớm tái đủ đàn trở lại.
Riêng trại Bình Minh hiện mỗi tháng đang xuất ra thị trường khoảng 200 - 250 con heo giống và đang cố gắng tăng trong thời gian tới. Đoàn công tác cũng đã yêu cầu các trại đảm bảo an toàn sinh học, cẩn trọng trong việc tái đàn và cố gắng tái đàn an toàn.
Báo cáo với đoàn công tác về tình hình chăn nuôi heo hiện nay, đại diện Sở NNPTNT tỉnh Đồng Nai cho biết, tổng đàn heo của tỉnh đạt khoảng 2 triệu con (giảm 19,38% so với cùng kỳ, giảm 19,41% so với thời điểm trước lúc xảy ra bệnh dịch tả heo Châu Phi).
Trong đó, có 815 con heo giống cụ kỵ ông bà, 215.000 heo nái sinh sản, 64.517 nái hậu bị, 3.700 đực giống, 371.755 heo con theo mẹ, 1.375.213 heo thịt. Chăn nuôi trang trại chiếm hơn 90%, chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm gần 10% tổng đàn, với khoảng 6.150 hộ chăn nuôi.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến thăm hỏi động viên chủ trại.
Còn tổng đàn gà khoảng 21,772 triệu con, tăng 2,74% so cùng kỳ; chăn nuôi trang trại chiếm khoảng 91% tổng đàn với 410 trang trại.
Để đảm bảo an toàn cho vật nuôi trên địa bàn hiện Đồng Nai đang hướng đến chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh và áp dụng quy trình VietGAP trong chăn nuôi lợn. Ngoài ra còn tiến hành xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm an toàn tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm tránh cung vượt cầu, mất giá, lỗ nặng.
Sau khi lượng heo bị sụt giảm do dịch, đến nay, Đồng Nai đang tiến hành tăng đàn. Trong đó, 10/11 địa phương đã triển khai thực hiện (trừ TP.Biên Hoà vì có lộ trình di dời chăn nuôi khỏi đô thị). Hiện có 328 cơ sở đã tái đàn, tăng đàn, đạt số lượng 219.845 con (6.831 heo nái, 35 heo hậu bị, 14 heo đực giống, 2.274 heo cai sữa và 210.691 heo thịt).
Số cơ sở bị dịch tả heo Châu Phi tái đàn là 247 cơ sở. Việc tích cực tổ chức tái đàn, phát triển chăn nuôi đã đưa đàn heo của tỉnh Đồng Nai tăng lên khoảng 2,031 triệu con (tăng khoảng 14% so với tháng 01/2020).
Đoàn công tác đánh giá cao việc tái đàn tại Đồng Nai.
Bên cạnh đó, Đồng Nai cũng ra sức tuyên truyền phổ biến luật đến người chăn nuôi đồng thời yêu cầu các hộ chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học, an toàn phòng chống dịch bệnh trong quá trình chăn nuôi. Tổ chức tiêm vắc xin phòng bệnh định kỳ cho vật nuôi trên địa bàn toàn tỉnh.
Mặc dù bệnh dịch tả heo Châu Phi cơ bản được kiểm soát, nhưng bệnh chưa có vắc xin phòng, đường truyền lây phức tạp, mầm bệnh có sức đề kháng cao, nên vẫn tiềm ẩn nguy cơ tái phát dịch nếu không thực hiện chặt chẽ quy trình chăn nuôi an toàn sinh học,...
Sau khi báo cáo về tình hình chăn nuôi trên địa bàn, Đồng Nai cũng kiến nghị Bộ xem xét, có ý kiến chấp thuận việc hỗ trợ thiệt hại do dịch tả lợn Châu Phi tính theo số lượng con. Chấp thuận chỉ định trạm chẩn đoán xét nghiệm thuộc Chi cục Chăn nuôi và Thú y được xét nghiệm mẫu dịch tả lợn Châu Phi, để chủ động công tác phòng chống dịch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai,...
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến kiểm tra đàn heo giống tại trại Bình Minh.
Ông Võ Văn Chánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho biết: "Đồng Nai có kế hoạch thực hiện tái đàn tại các hộ chăn nuôi nhưng yêu cầu phải đảm bảo an toàn sinh học. Nếu không đủ điều kiện vẫn chưa cho tái đàn để tránh dịch bệnh tái phát, lây lan.
Dự kiến đến cuối năm Đồng Nai sẽ tái đủ đàn heo như trước khi chưa xảy ra dịch bệnh (2,5 triệu con). Đồng Nai mong muốn được hỗ trợ bà con theo con thay vì theo trọng lượng như quy định chung của cả nước vì số lượng heo thịt, heo nái ở Đồng Nai chết quá nhiều.
Kết luận buổi làm việc, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến khẳng định, Đồng Nai là địa phương có tổng đàn heo rất lớn của cả nước, vì vậy, việc tái đàn là điều cấp thiết và hiện Đồng Nai đã làm tốt công tác tái đàn. Tuy nhiên, phải đảm bảo an toàn sinh học để tránh việc dịch bệnh tái phát, phải thường xuyên rắc vôi bột tại các trang trại để đảm bảo.
Đàn nái và đàn đực giống của Đồng Nai là rất lớn, có cụ kỵ, có ông bà nên nếu phát triển bình thường thì sẽ sớm tái đủ đàn. Đồng Nai cần phải tạo liên kết giữa các khâu để tạo đầu ra bền vững cho sản phẩm chăn nuôi.
Bình Dương: Heo giống 3,5 triệu đồng/con, dân cũng không mua được Sau tỉnh Đồng Nai, chiều 4/5, đoàn công tác của Bộ NNPTNT do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dẫn đầu tiếp tục kiểm tra tình hình chăn nuôi và tải đàn sau dịch tả heo châu Phi tại tại Bình Dương. Phản ánh với đoàn công tác của Bộ NNPTNT, người chăn nuôi cho biết, phải tốn gần 3,5 triệu đồng mới mua...