Dịch tả lợn Châu Phi tại ĐBSCL diễn biến phức tạp
Các tỉnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện có đàn lợn thương phẩm quy mô lớn. Tuy nhiên tại thời điểm này, nạn dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) đang diễn biến phức tạp, có nguy cơ lây lan nhanh. Công tác đối phó với dịch bệnh này đang được các ngành, các cấp và hộ chăn nuôi thực hiện khẩn trương.
Phóng viên báo Nhà báo và Công luận ghi nhận, tại tỉnh Tiền Giang (có đàn lợn thương phẩm với hơn 560.000 con) đã phát hiện 06 ổ dịch tả lợn Châu Phi. Trong đó, huyện Cái Bè đã có 5 trường hợp lợn bệnh, tại các xã: Mỹ Trung, Hậu Mỹ Trinh, Thiện Trí, Thiện Trung. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do lây lan mầm bệnh từ các địa bàn giáp ranh từ tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long.
Riêng tại Thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang đã xảy ra một trường hợp lợn bệnh tại xã Long Khánh. Chính quyền và ngành thú y địa phương đã tiến hành tiêu hủy bằng phương pháp đốt và chôn xuống lòng đất trên 300 con lợn trong số các đàn lợn nhiễm bệnh.
Đàn lợn của ông Lê Ngọc Tài bị bệnh DTLCP. Ảnh NT
Như vậy, tính đến nay ở vùng ĐBSCL đã có 10/13 tỉnh, thành xuất hiện DTLCP, đó là: Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, TP.Cần Thơ, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu và Tiền Giang.
Video đang HOT
Ông Lê Ngọc Tài, hộ nuôi trại lợn ở ấp Phú Thuận, xã Long Khánh, Thị xã Cai Lậy có đàn lợn 340 con bị bệnh dịch tả lợn Châu Phi cho biết, đến nay, ông và ngành chuyên môn vẫn chưa biết được nguồn nào lây lan mầm bệnh cho đàn lợn này. Vì ông tiêm vắc xin đầy đủ và luôn vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.
Ông Nguyễn Ngọc Kính, Chủ tịch UBND xã Long Khánh cho biết, công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn lợn đang triển khai quyết liệt. “Ở xã Long Khánh đối với bệnh dịch tả lợn Châu Phi thì mầm bệnh chưa xác định từ đâu đến. Khi phát hiện thì đã xảy ra dương tính. Hiện xã Long Khánh đang dập dịch hộ ông Lê Ngọc Tài. Hiện nay, chúng tôi làm rất cơ bản, tiêu hủy bằng đốt và chôn lấp. Các hộ khác thì cũng có khả năng bị nhiễm bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Tuy nhiên chờ kết quả xét nghiệm như thế nào. Nếu có bệnh thì huy động cả hệ thống chính trị tiếp tục dập dịch trong thời gian tới.”
Tiêu hủy bằng phương pháp đốt và chôn xuống lòng đất. Ảnh: NT
Được biết, các cấp chính quyền, ngành chức năng và hộ chăn nuôi tại tỉnh Tiền Giang đang khẩn trương chống dịch tả lợn Châu Phi. Tiền Giang đã thành lập gần 10 chốt kiểm dịch trên các tuyến đường giao thông đường bộ, lẫn đường thủy; phân công trách nhiệm vụ thể cho từng thành viên Ban chỉ đạo ở các cấp; các địa phương tăng cường công tác phun thuốc tiêu độc, khử trùng nhất là các nơi đã phát hiện vi rút bệnh, không để phát tán. Đến nay, ngành thú y đã phun thuốc khử trùng cho trên 8.000 hô chăn nuôi và 16 chơ buôn bán gia súc, gia câm; tuyên truyên, cấp phat 1.500 tơ bươm vê dich bênh dich ta heo Châu Phi cho ngươi dân; đồng thời chuẩn bị vật tư, diện tích đất để xử lý ổ dịch.
Các tỉnh còn lại của vùng ĐBSCL là Long An, Bến Tre, Trà Vinh, … cũng đang áp dụng nhiều biện pháp quyết liệt để phòng dịch.
Tuy nhiên, do đặc thù vùng sông nước, việc vận chuyển lợn và thịt lợn đi lại giữa các tỉnh rất khó kiểm soát, nên nguy cơ lây lan dịch bệnh là rất cao.
Thái Sơn
Theo Congluan
Dịch tả lợn Châu Phi lan 29 tỉnh, cần huy động công an, quân đội vào cuộc
Địa phương cần huy động công an, quân đội để tiêu hủy kịp thời lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi.
Địa phương cần huy động công an, quân đội để tiêu hủy kịp thời lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi
Sáng nay, 13/5, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống dịch tả lợn châu Phi họp trực tuyến với các tỉnh, thành để bàn biện pháp đối phó trước tình hình dịch tả lợn Châu Phi diễn biến phức tạp.
Theo thống kê đến ngày 12/5, dịch tả lợn châu Phi xảy ra tại 2.296 xã, 204 huyện của 29 tỉnh, thành phố, với tổng số lợn bệnh và tiêu hủy là trên 1,22 triệu con. Đáng nói, thời gian qua đã có 29 xã thuộc 12 tỉnh, thành phố có dịch bệnh đã qua 30 ngày, sau đó lại phát sinh lợn bệnh ở các hộ chăn nuôi khác trong cùng xã. "Trong thời gian tới nguy cơ bệnh dịch tả lợn Châu Phi lây lan rất cao, diễn biến rất phức tạp, bệnh có khả năng lây lan sang các địa phương chưa có dịch; tại nhiều địa phương đã qua 30 ngày nhưng dịch bệnh lại tái phát; đặc biệt nguy hiểm hơn là bệnh có khả năng xâm nhiễm vào các cơ sở chăn nuôi tập trung, quy mô lớn, gây hậu quả khó lường", Ban chỉ đạo nhận định.
Trước tình hình trên, hàng loạt biện pháp khẩn cấp đã được đặt ra. Theo đó, các địa phương mắc dịch, cần huy động các lực lượng của địa phương, kể cả lực lượng công an, quân đội, dân quân,... để tổ chức tiêu hủy lợn bệnh, lợn chết kịp thời, triệt để trong vòng 24 giờ theo đúng quy định; thực hiện tốt việc vệ sinh, sát trùng bằng thuốc và vôi bột, nhất là tại các hộ chăn nuôi có lợn bệnh, khu vực xung quanh và trong quá trình xử lý ổ dịch; tránh tình trạng để lâu, vứt xác lợn ra môi trường làm ô nhiễm, lây lan dịch bệnh.
Cần xem xét việc thành lập các trạm, chốt kiểm dịch để kiểm soát vận chuyển động vật nội tỉnh, ngăn chặn dịch bệnh lây lan; kịp thời hỗ trợ kinh phí cho người chăn nuôi có lợn buộc phải tiêu hủy, bảo đảm công khai, minh bạch để người dân yên tâm thực hiện các biện pháp chống dịch; bố trí kinh phí trả thù lao phù hợp cho lực lượng tham gia phòng, chống dịch bệnh; củng cố và tăng cường năng lực của hệ thống thú y các cấp để tổ chức triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh động vật...
Hướng dẫn, hỗ trợ người chăn nuôi, doanh nghiệp đẩy mạnh xây dựng các vùng chăn nuôi, chuỗi sản xuất thịt lợn an toàn dịch bệnh, áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, an toàn sinh học.
Hoàng Ngân
Theo Baogiaothong
Hưng Nguyên cấp 400 lít hóa chất phun phòng dịch tả lợn châu Phi Huyện Hưng Nguyên hiện có đàn lợn trên 15.000 con với 64 trang trại và hơn 200 gia trại. Trước tình hình dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp, huyện đang chủ động triển khai các biện pháp cấp bách để phòng ngừa dịch bệnh xâm nhập. Các hộ chăn nuôi lợn ở xã Hưng Tây (Hưng Nguyên) tăng cường thức...