Dịch tả lợn châu Phi sẽ khiến 1/4 số lợn trên thế giới đã chết
Theo The Guardian, Tổ chức thú y thế giới (World Organisation for Animal Health) dự báo, khoảng 1/4 số đầu lợn trên thế giới sẽ chết do dịch bệnh tả lợn châu Phi mà tác nhân gây bệnh là vi rút dịch tả lợn châu Phi (African swine fever (ASF).
Vi rút gây bệnh dịch tả lợn châu Phi đã được xác định ở 50 quốc gia, bao gồm Hàn Quốc, Trung Quốc, Ba Lan, Nga, Philippines và Bỉ – Ảnh: Flickr
Sốt lợn châu Phi là một bệnh do vi rút được biết đến từ đầu thế kỷ 20 khi lợn nhà được mang đến Nam Phi đã nhiễm vi rut từ lợn hoang châu Phi. Bệnh lần đầu tiên xâm nhập vào châu Âu năm 1957 và sang Mỹ năm 1971.
Vi rút gây bệnh dịch tả lợn châu Phi vẫn tồn tại trong một phạm vi nhiệt độ rộng, có khả năng chống khô và đóng băng, vì vậy, nó có thể được lưu giữ trong thịt chế biến tới vài tháng và trong thịt lợn đông lạnh đến vài năm. Thông thường, bệnh lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với động vật bị nhiễm bệnh hoặc xác lợn chết, cũng như qua vết cắn của ve.
Video đang HOT
Ở dạng cấp tính của bệnh, hơn 90% lợn nhiễm bệnh chết, còn ở dạng mạn tính – 50%. Hiện nay, vẫn không có vắc xin cho bệnh dịch tả lợn châu Phi và không có phương pháp điều trị hiệu quả. Thông thường, để ngăn chặn sự lây lan của bệnh trong trường hợp phát hiện động vật bị bệnh, tất cả lợn trong trang trại đều bị diết và chết được tiêu huỷ. Đối với con người, căn bệnh này không nguy hiểm.
Năm 2018, một trận dịch tả lợn châu Phi nghiêm trọng đã bùng phát ở Trung Quốc, cũng lan sang Hàn Quốc, Philippines và Việt Nam. Có tới 100 triệu con lợn đã chết ở Trung Quốc trong một năm. Một đợt bùng phát khác trong vài năm qua đã tiếp tục ở Đông Âu, bao gồm cả Nga. Còn ở Tây Ân, năm 2018, một trận dịch bệnh đã đánh vào những con lợn rừng Bỉ.
Phó chủ tịch Tổ chức thú y thế giới, tiến sĩ Mark Schipp tuyên bố rằng, dịch tả lợn châu Phi đã trở thành “ mối đe dọa lớn nhất” hiện nay. Theo ông, sự lây lan của căn bệnh này ở Trung Quốc, nơi có một nửa số vật nuôi trên thế giới, đã gây ra một cuộc khủng hoảng toàn cầu.
Ông lưu ý rằng việc lợn chết ồ ạt ở Trung Quốc đã dẫn đến việc mua thịt lợn ở nước ngoài tăng lên, vì Trung Quốc cũng là nước dẫn đầu về tiêu thụ thịt lợn và việc kiểm soát vệ sinh không đầy đủ khiến xuất khẩu thịt lợn trở thành phương thức lây truyền bệnh qua biên giới các quốc gia.
Tình hình sẽ trở nên trầm trọng hơn, khi Trung Quốc mất tới 350 triệu con lợn trong năm nay. Tiến sĩ Mark Schipp nói rằng các nhà khoa học trên thế giới đang cố gắng tạo ra một loại vắc xin để ngăn chặn vi rút gây bệnh, nhưng cho đến nay nhiệm vụ này vẫn chưa được hoàn thành.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi.vn
Australia trục xuất người Việt mang bánh nhân thịt lợn
Một người đàn ông Việt Nam bị Australia trục xuất do mang theo 4 kg bánh trung thu nhân thịt lợn không khai báo.
Số bánh trung thu nhân thịt lợn mà hành khách Việt mang theo bị giới chức Australia tịch thu hôm 2/11. Ảnh: Department of Agriculture
Sự việc xảy ra khi dịch tả lợn châu Phi (ASF) lan rộng khắp nhiều nước trên thế giới. Đây là người thứ hai bị Australia từ chối nhập cảnh sau khi ban hành những quy định mới nghiêm ngặt về an toàn sinh học hồi đầu năm nay.
"Một cuộc kiểm tra gần đây cho thấy gần 50% các sản phẩm thịt lợn tịch thu từ các hành khách đi máy bay dương tính với ASF", bà McKenzie nói. "Đó là lý do tôi không khoan dung cho những người cố tình làm việc sai trái và nói dối về những gì họ mang theo".
ASF, với tỷ lệ tử vong cao tới 100%, có thể lây lan qua thịt lợn sống và giày hay quần áo của người tiếp xúc, đã giết chết một phần tư số lợn trên thế giới. Việt Nam thông báo ASF bùng phát từ hồi tháng hai. Tổ chức Thực phẩm và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc cho hay gần 6.000 con lợn đã bị tiêu hủy tại Việt Nam do nhiễm dịch.
Chính phủ Australia cấm nhập khẩu các sản phẩm thịt lợn từ những nước bị nhiễm ASF. Tính đến tháng 9, hải quan nước này đã tịch thu 27 tấn thịt lợn tại các sân bay. Hồi tháng 4, luật di trú Australia cũng được sửa đổi để cắt ngắn hoặc hủy visa du lịch của những người có hành vi vi phạm về an toàn sinh hoạt và nhập khẩu các hàng hóa cấm.
Tháng trước, Australia đã từ chối cho một phụ nữ Việt Nam 45 tuổi nhập cảnh vì mang theo hơn 4,5 kg thịt lợn. Người này còn có trứng cút, mực, pate, trứng sống và tỏi trong hành lý mà không khai báo. Thay vì phạt tiền, người phụ nữ Việt bị yêu cầu về nước ngay lập tức.
"Nếu các sản phẩm thịt lớn chứa virus đi qua biên giới của chúng tôi, được các gia đình, bạn bè ăn vào và đồ ăn thừa được mang cho những con lợn thì chúng tôi sẽ rất đau lòng", bà McKenzie nói.
Theo Anh Ngọc (VNE)
Nữ nhiếp ảnh gia bị công kích ngược khi tố mục sư hiếp dâm Nạn nhân của tấn công tình dục tại Nigeria có xu thế trở thành đối tượng bị công kích ngược và nghi ngờ khi những kẻ bị cáo buộc là các chức sắc tôn giáo và quan chức có vai vế. Ở tuổi 34, Busola Dakolo, nữ nhiếp ảnh gia nổi tiếng tại Nigeria, quyết định xuất hiện trên truyền hình, lên tiếng...