Dịch tả lợn châu Phi: Phí hỗ trợ thấp, nông dân sẽ bán “chạy” lợn
Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) mới bùng phát như ngọn lửa mới chớm. Nếu không có mức hỗ trợ tiêu hủy lợn bệnh hợp lý ngay từ đầu thì khi dịch bùng phát, “nước xa khó cứu được lửa gần”.
Ông Trầm Quốc Thắng – Giám đốc HTX chăn nuôi lợn an toàn Tiên Phong ( huyện Củ Chi, TP.HCM) nhận định như thế về mức phí hỗ trợ lợn bị dịch tả châu Phi mới được Chính phủ đưa ra.
Ông Trầm Quốc Thắng – Giám đốc HTX chăn nuôi lợn an toàn Tiên Phong. Ảnh: Quốc Hải
Trước hết, ông Thắng cho rằng việc Chính phủ trực tiếp vào cuộc, chỉ đạo công tác phòng chống và đưa ra mức phí hỗ trợ mới là động thái tích cực.
Tuy nhiên, công tác phân loại lợn để định giá hỗ trợ cần chi tiết và thực tế hơn nữa, từ lợn con, lợn giống, lợn nái cho tới lợn thịt đều có giá trị khác khau; giá lợn ở mỗi vùng lại khác nhau.
Hiện có không ít ý kiến cho rằng mức 80% chưa thực tế vì nếu quy đổi ra thì thấp hơn mức hỗ trợ cũ. Ông Thắng đưa ra mức giá trung bình lợn hơi ở miền Bắc khoảng 4 triệu đồng/con (tính bình quân giá 40.000 đồng/kg cho lợn 100 kg/con). Vậy hỗ trợ 80% thì người chăn nuôi chỉ nhận được 3,2 triệu đồng, tức 32.000 đồng/kg.
Từ lợn con, lợn giống, lợn nái cho tới lợn thịt đều có giá trị khác khau; và giá lợn ở mỗi vùng lại khác nhau. Ảnh: Nguyên Vỹ
“Lúc đầu hỗ trợ 38.000 đồng/kg thấy không ổn. Giờ giờ chuyển qua mức 80% mà giá lợn thấp thì mức hỗ trợ thấp theo, người chăn nuôi còn đứt ruột hơn. Cho nên phải xác định rõ giá thị trường và tìm giải pháp hỗ trợ linh hoạt hơn”, ông Thắng nói.
Video đang HOT
Thứ hai, giá trị của các loại lợn nái, lợn thịt, lợn con, lợn giống là khác nhau. Mức hỗ trợ cũng phải chi tiết cụ thể. Ví dụ lợn con 20 kg hiện có giá 2,2 triệu đồng. Nhưng nếu hỗ trợ 80% thì người nuôi chỉ nhận lại có 1,76 triệu đồng thì chưa ổn.
Từ đó, ông Thắng cho rằng phải đưa ra được một mức hỗ trợ hợp lý để người chăn nuôi mạnh dạn thông báo dịch. Đi kèm là các biện pháp linh động bên trong từ cấp địa phương thì sẽ dập dịch được nhanh.
Cần cụ thể và linh hoạt hơn trong cách tính mức giá hỗ trợ để phù hợp với thực tế. Ảnh: Nguyên Vỹ
Theo ông Trầm Quốc Thắng, cái khó trong công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi hiện nay là vẫn còn tình trạng dấu dịch. Thời điểm hiện tại, nếu mức hỗ trợ cao nhưng bù lại mức thiệt hại sẽ ít. Còn cứ giữ mức hỗ trợ thấp thì sau này phải trả giá đắt hơn vì số lượng tiêu hủy nhiều, thiệt hại lớn. Nhà nước phải cân nhắc lợi ích về lâu dài.
Theo dõi thông tin dịch bệnh suốt mấy ngày qua, ông Lê Ngọc Hoài, hộ chăn nuôi lợn ở huyện Định Quán (Đồng Nai) cho rằng việc người dân bán “chạy” là một trong những nguyên nhân làm dịch bệnh lây lan nhanh.
Phả làm sao để người dân không bán “chạy” lơn bệnh, như vậy mới chống dịch được. Việc Trung Quốc tăng mức hỗ trợ từ 115 USD/con lên 175 USD/con cũng nhằm mục đích để người dân chủ động khai báo dịch” – ông Hoài nói.
Hiện, tổng đàn lợn của Trung Quốc đang có khoảng 50 triệu lợn nái. Theo cách tính đơn giản tổng đàn lợn là 1 lợn nái nhân thêm 10 lợn con. Như vậy, tổng đàn của họ là 500 triệu lợn thịt. Đến nay, Trung Quốc đã tiêu hủy khoảng 1 triệu con; tức chỉ mới 0,2% trên tổng đàn.
“Đồng nghĩa, tỷ lệ nhiễm bệnh và tiêu hủy chỉ có 0,2%. Đây là tỷ lệ lý tưởng vì quá nhỏ so với tổng đàn thực tế của họ” – ông Hoài nhẩm tính.
Mức phí hỗ trợ phù hợp thì người chăn nuôi nhìn vào mới an tân khai báo dịch bệnh vì không sợ lỗ vốn. Ảnh: Nguyên Vỹ
Ở Trung Quốc hiện ngành chức năng đã kiểm soát được 90% các ổ dịch sau 30 ngày, không phát sinh ổ dịch mới. “Chúng ta phải làm mạnh tay hơn nữa. Thậm chí giả định tỷ lệ tiêu hủy lên tới tới 5 – 10% nhưng mức hỗ trợ thỏa đáng thì cả nước sẽ khống chế được bệnh” – ông Hoài nói.
“Đã xác định rõ dịch tả lợn châu Phi không có thuốc chữa thì phải tập trung khoanh vùng, ngăn chặn và dập tắt cơn lây lan dịch bệnh. Muốn dập dịch mà thấy đám lửa nhỏ lại sợ tốn nước. Đến khi đám cháy bùng phát, lan rộng thì lúc đó bao nhiêu nước dập lửa cho vừa”, ông Trầm Quốc Thắng nói.
Theo Danviet
Nóng: Dịch tả lợn châu Phi đã lan ra 9 tỉnh
Theo Cục Thú y (Bộ NNPTNT), tính đến ngày 5/3, dịch tả lợn châu Phi đã bùng phát tại hai tỉnh Điện Biên và Hòa Bình, nâng tổng số địa phương đang có dịch lên con số 9. Ổ dịch xuất hiện tại 331 hộ ở 49 xã, 20 huyện của 9 tỉnh; 6.471 con lợn đã bị tiêu hủy.
Chiều nay 6.3, trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Đỗ Thái Mỹ, Chi Cục trưởng Chi cục Thú y Điện Biên cho biết, cả 4 mẫu xét nghiệm lấy tại một số hộ gia đình tại xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo đều dương tính với dịch tả lợn Châu Phi (ASF).
Ngay sau khi phát hiện có dịch bệnh, địa phương tiến hành khoanh vùng, lập các chốt chặn tại những khu vực phát hiện dịch, đồng thời lên phương án tiêu hủy đối với toàn bộ số lợn nằm trong khu vực phát hiện mẫu dương tính theo quy định của pháp luật.
Theo ông Đỗ Thái Mỹ, dịch tả lợn châu Phi đang có dấu hiệu lan sang các địa bàn khác thuộc 2 xã Ta Ma và Mường Mun, huyện Tuần Giáo. Trường hợp được phát hiện đầu tiên vào ngày 4.3 tại xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo.
Ngay sau khi phát hiện dịch bệnh, UBND tỉnh Điện Biên đã chỉ đạo Sở NNPTNT tỉnh Điện Biên phối hợp với UBND huyện Tuần Giáo tiến hành kiểm tra nắm bắt tình hình, đồng thời chỉ đạo các địa phương thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.
Điện Biên là tỉnh thứ 9 xuất hiện dịch tả lợn châu Phi. Hiện tại UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các huyện thị, tăng cường kiểm tra, phòng chống dịch tả lợn châu Phi.
Trao đổi với Dân Việt, ông Vũ Văn Đức - Chủ tịch UBND huyện Tuần Giáo cho biết: Ngay sau khi cơ quan thú ý có kết quả xét nghiệm 4 mẫu trên đàn lợn tại xã Rạng Đông có dương tính với dịch tả lợn châu Phi, UBND huyện đã chỉ đạo các xã, khuyến cáo bà con chủ động tăng cường kiểm tra, giám sát đàn lợn của gia đình, nếu có triệu chứng bất thường thì khẩn trương báo cho cơ quan chuyên môn để chủ động trong việc chẩn đoán. Tuyệt đối chấp hành việc vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại, cách ly đối với những con lợn bị bệnh; không nên mua bán, sử dụng thực phẩm từ thịt lợn ở những nơi không rõ nguồn gốc, không sử dụng thức ăn thừa cho đàn lợn. UBND huyện Tuần Giáo đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành tiêu hủy số lợn bị nhiễm bệnh
Về phía Chi cục Thú y tỉnh Điện Biên cũng khuyến cáo người dân: Cần chủ động kiểm tra, giám sát đàn lợn của gia đình; nếu có triệu chứng bất thường thì khẩn trương báo cho cơ quan chuyên môn để chủ động trong việc chẩn đoán.
Bên cạnh đó, phải tuyệt đối chấp hành việc vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại, cách ly đối với những con lợn bị bệnh; không được phép mua bán lợn bệnh, sử dụng thực phẩm từ thịt lợn ở những nơi không rõ nguồn gốc và tuyệt đối không ăn tiết canh lợn.
Tiêu hủy lợn bị dịch tả lợn châu Phi tại Hòa Bình. Ảnh: BHB.
Ngoài Điện Biên, dịch tả lợn châu Phi cũng đã được phát hiện tại tỉnh Hòa Bình. Theo đó, tối 5/3, UBND huyện Lương Sơn đã công bố dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi tại xã Hợp Thanh. Đồng thời khẩn trương triển khai các biện pháp cấp bách để chống dịch, báo cáo các cấp để có biện pháp chỉ đạo phối hợp chống dịch kịp thời và hiệu quả, không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng.
Trước đó, sáng 5/3, nhận được thông tin tại hộ gia đình ông Mai Xuân Trường, xóm Cát, xã Hợp Thanh xuất hiện lợn ốm, chết, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cùng cán bộ chuyên môn xuống kiểm tra.
Theo chủ hộ nuôi lợn, đàn lợn ăn ít, bỏ ăn từ ngày 3 - 5/3, đến 9h sáng ngày 5/3 đã có 3 con chết. Sau kiểm tra triệu chứng lâm sàng, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hòa Bình đã lấy 2 mẫu bệnh phẩm và 4 mẫu máu gửi Chi cục Thú y vùng I xét nghiệm mẫu máu và mẫu bệnh phẩm lấy trên đàn lợn ốm và số lợn chết của hộ gia đình ông Mai Xuân Trường. Cùng ngày, kết quả xét nghiệm đã phát hiện vi rút DTLCP dương tính với 2/6 mẫu kiểm tra (cụ thể: 2 mẫu bệnh phẩm dương tính, 4 mẫu máu âm tính).
Ngay sau khi tỉnh Hòa Bình phát hiện ổ dịch, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến đã trực tiếp kiểm tra và đề nghị: Hệ thống chính trị của tỉnh cùng vào cuộc, các lực lượng cùng tham gia để kiểm soát chặt chẽ việc bán "chạy", bán "chui" của một số cơ sở chăn nuôi nhằm tránh lây lan, thực hiện nghiêm việc tiêu độc, khử trùng, tăng cường kiểm tra, giám sát vận chuyển, buôn bán, giết mổ lợn.
Địa phương tạo điều kiện về thủ tục hành chính để người chăn nuôi sớm nhận được hỗ trợ từ nguồn ngân sách dự phòng tỉnh và mong muốn tỉnhcó phương án hiệu quả nhất ngăn chặn, khoanh vùng, dập dịch.
Theo Danviet
Dịch tả lợn châu Phi: Sơn La tức tốc lập 2 chốt kiểm dịch lưu động Trước thông tin diễn biến phức tạp của dịch tả lợn châu Phi, nhất là dịch đã bùng phát tại 2 tỉnh Hòa Bình và Điện Biên. Dịch tả lợn châu Phi đang có nguy cơ lan rộng ra các tỉnh Tây Bắc. Trước tình hình đó, UBND tỉnh Sơn La vừa tức tốc ban hành quyết định thành lập 2 chốt kiểm...