Dịch tả lợn châu Phi nghi xuất hiện ở Lào Cai, tiêu hủy hàng chục con lợn
Để đối phó với bệnh dịch tả lợn châu Phi, ngành thú y tỉnh Lào Cai tập trung kiểm soát hơn 80km đường biên giới, tiêu hủy hơn 20 con lợn nghi dương tính dịch tả.
Kiểm soát trên 80km đường biên giới
Chiều 21/2, trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, ông Phạm Bá Uyên, Chi Cục trưởng Chi Cục chăn nuôi và thú y tỉnh Lào Cai cho biết: “Ngay sau Cục thú y công bố 8 ổ dịch tại địa bàn tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, tỉnh Lào Cai đã ký ngay văn bản chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung một số việc.
Thứ nhất là siết chặt và tương cường kiểm soát nguồn vật nuôi từ các tỉnh giáp danh Lào Cai. Đặc biệt là các điểm thu phí trên tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai và hơn 80km đường biên giới Việt – Trung.
Tại tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai, chúng tôi chốt chặt, kiểm soát vật nuôi ra, vào địa bàn tại Km78, Quốc lộ 79, thuộc địa bàn huyện Bảo Yên. Đối với hơn 80km đường biên giới, lực lượng chuyên ngành tập trung kiểm soát bao gồm cả các sản phẩm được chế biến từ lợn.
Thứ hai là sử dụng hơn 10 tấn hóa chất để sát trùng các vùng có nguy cơ nhiễm bệnh, đặc biệt là các địa phương giáp danh biên giới. Lào Cai cũng là tỉnh đầu tiên chi ngân sách để in ấn, phát tờ rơi thông tin dịch bệnh tả lợn châu Phi đến từng thôn, bản.
Thời gian qua, ngành thú y tỉnh Lào Cai đã tiêu hủy hơn 20 con lợn thịt có dấu hiệu nhiễm dịch tả lợn châu Phi, đang được tuồn vào Việt Nam theo đường biên giới. Tuy nhiên rất may là kết quả xét nghiệm sau đó đều âm tính với dịch tả lợn”.
Cũng theo ông Uyên: “Trước tình hình dịch đang được kiểm soát, người dân yên tâm lao động sản xuất vì lợn bệnh không gây bệnh trên người. Tuy nhiên, nếu phát hiện lợn có dấu hiệu ốm, bỏ ăn thì người dân phải báo ngay đến chính quyền địa phương hoặc đường dây nóng của ngành thú y địa phương, để có hướng xử lý nhanh nhất, đúng quy định nhất”.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chủ trì tổ chức diễn tập phòng và ngăn chặn bệnh DTLCP xâm nhiễm vào Việt Nam tại Lào Cai vào ngày 05/12/2018.
Video đang HOT
Đã có 20 quốc gia có bệnh dịch tả lợn châu Phi
Cùng ngày, thông tin đến Báo Gia đình & Xã hội, Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết, theo thông tin từ Tổ chức Thú y thế giới (OIE), tính từ năm 2017 đến ngày 18/02/2019, đã có 20 quốc gia báo cáo bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP). Tổng cộng đã có hơn 1,08 triệu con lợn buộc phải tiêu hủy.
Tại Trung Quốc, theo thông tin từ OIE và Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), từ ngày 03/8/2018 đến ngày 18/02/2019, Trung Quốc thông báo tổng cộng có 105 ổ dịch tả lợn châu Phi, xuất hiện tại 25 tỉnh (trong đó có nhiều ổ dịch xảy ra tại tỉnh Vân Nam và Quảng Đông gần biên giới với Việt Nam). Tổng cộng đã có hơn 950 nghìn con lợn các loại buộc phải tiêu hủy.
Cũng theo Cục Thú y, từ một số nguồn tin cho thấy, khả năng bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại một số nước trong khu vực nhưng chưa được thông tin chính thức. Như vậy, nguy cơ dịch bệnh lây lan diện rộng ở các nước trong khu vực là rất cao.
Nhiều nguyên nhân dẫn dịch bệnh
Theo nhận định của Cục Thú y, trên thế giới, trong những năm vừa qua, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã lây lan rất nhanh từ nước này qua nước khác. Ví dụ như dịch bệnh đã xảy ra tại Liên bang Nga, sau đó đã được phát hiện mầm bệnh, ổ dịch tại các nước như Trung Quốc, Đài Loan và Mông Cổ, nên nguy cơ dịch bệnh lây lan sang Việt Nam và các nước khác là rất cao (có thể thông qua vật chủ trung gian như chim di cư tiếp xúc với lợn chết, có mầm bệnh được mang từ nơi này, nơi khác).
Mặt khác, yếu tố con người và phương tiện vận chuyển đi từ nơi này, sang nơi khác. Ví dụ: Tại Trung Quốc, nghiên cứu dịch tễ của 68 ổ dịch đã chỉ ra rằng 3 nguyên nhân chính làm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi lây lan, bao gồm: 46% là do phương tiện vận chuyển và do con người nhưng không thực hiện vệ sinh, phun thuốc khử trùng tiêu độc; 34% là do sử dụng thức ăn thừa và 19% là do vận chuyển lợn sống và các sản phẩm của lợn giữa các vùng.
Các địa phương chủ động kiểm soát vật nuôi ra, vào địa phương.
Buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc. Cư dân biên giới giữa Việt Nam và các nước có nhiều hoạt động giao thương, qua lại giữa Việt Nam và các nước. Ngoài ra, lượng khách đi du lịch từ các nước qua đường bộ, đường hàng không và đường biển vào Việt Nam rất lớn, nhất là khách từ các nước Châu Á thường có thói quen mang theo thực phẩm có chứa thịt lợn nên có thể đưa mầm bệnh dịch tả lợn châu Phi vào Việt Nam (tương tự như đã phát hiện tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan,…). Hoạt động thương mại, mổ lợn trong nước tăng mạnh vào dịp Tết Nguyên đán.
Một số nước xung quanh Việt Nam có thể đã có dịch tả lợn châu Phi nhưng chưa phát hiện được hoặc chưa báo cáo, thông tin chính thức, nên chưa tổ chức có hiệu quả các biện pháp phòng, chống và ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Do bệnh dịch tả lợn châu Phi không lây nhiễm và gây bệnh ở người, nên nhiều người dân vì lợi ích trước mắt, vì giá lợn hơi các tháng cuối năm cao nên không quan ngại dịch bệnh, vẫn buôn bán, vận chuyển, mổ thịt, tiêu thụ lợn chết, lợn bệnh, lợn không rõ nguồn gốc làm cho dịch bệnh lây lan, khó kiểm soát.
Tại nước ta, phần lớn hiện nay vẫn là chăn nuôi nhỏ lẻ, mật độ chăn nuôi cao, khó hoặc không thực hiện đầy đủ, thường xuyên các biện pháp vệ sinh phòng bệnh; tình trạng sử dụng thực phẩm thừa trong chăn nuôi là khá phổ biến, nên nếu chủ chăn nuôi sử dụng các sản phẩm thịt lợn dư thừa sẽ dẫn đến dịch bệnh lây lan nhanh.
Hơn nữa, yếu tố thời tiết biến đổi bất lợi, rét và mưa nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển, lây lan; trong khi hiện nay chưa có vắc xin và thuốc điều trị được bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Vì vậy, Cục Thú y khuyến cáo người dân, nếu phát hiện lợn có biểu hiện sốt cao, không ăn, lười vận động, ủ rũ, nằm chồng đống, thích nằm gần nước hoặc di chuyển bất thường, một số vùng da trắng chuyển sang màu đỏ, đặc biệt là vành tai, đuôi, cẳng chân, da phần dưới vùng ngực và bụng có thể xuất hiện màu sẫm xanh tím, di chuyển không vững, nôn mửa, tiêu chảy…thì cần nhanh chóng thông báo đến chính quyền địa phương để có hướng xử lý, kiểm soát kịp thời.
Tuyệt đối không được tiêu thụ, mổ lợn hoặc tìm cách điều trị lợn có các biểu hiện như trên. Lợn khỏi bệnh nhưng chúng sẽ là vật chủ mang virus dịch tả lợn suốt đời.
Thiên An
Theo giadinh.net.vn
Cục Thú y: Dịch tả heo châu Phi không lây sang người
Theo khuyến cáo của Cục Thú y, dịch tả heo châu Phi hoàn toàn không lây sang người nên người tiêu dùng hoàn toàn có thể sử dụng các sản phẩm thịt heo đảm bảo nguồn gốc xuất xứ.
Mặc dù có thể gây chết 100% đàn lợn nếu mắc phải, không có vaccine phòng bệnh, không có khái niệm chữa trị, nếu mắc bệnh chỉ còn cách tiêu hủy nhưng dịch tả heo châu Phi hoàn toàn không lây sang người.
Ông Phạm Văn Đông - Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NNPTNT) khẳng định, bệnh dịch tả heo châu Phi hoàn toàn không lây sang người, nên người tiêu dùng không nên hoang mang, tẩy chay các sản phẩm thịt lợn, ảnh hưởng đến thị trường cũng như tình hình chăn nuôi của người dân.
Bộ NNPTNT tổ chức diễn tập công tác phòng chống dịch tả heo châu Phi tại Lào Cai.
Cũng theo ông Đông, cách phòng trị bệnh hiệu quả nhất là bà con nông dân nên áp dụng các biện pháp sinh học. Thường xuyên thực hiện vệ sinh, phun thuốc sát trùng tiêu diệt các loại mầm bệnh; có các biện pháp ngăn chặn các loại côn trùng, gặm nhấm vì chúng có thể mang mầm bệnh từ nơi này sang nơi khác.
Không tham gia mua bán, vận chuyển, tiêu thụ bất kỳ lợn bệnh, lợn nghi bị bệnh, các loại sản phẩm thịt lợn bệnh.
Mua con giống rõ nguồn gốc; không sử dụng thức ăn thừa, thức ăn tận dụng chưa qua xử lý nhiệt chín, tốt nhất là không sử dụng.
Không cho thương lái, phương tiện vận chuyển vào khu chuồng nuôi vì có thể mang theo mầm bệnh từ nơi khác vào.
Khi phát hiện lợn bệnh, nghi bị bệnh, KHÔNG bán chạy lợn bệnh, không giết mổ, không vứt xác lợn chết ra môi trường vì sẽ làm lây lan rất nhanh; KHÔNG ĐIỀU TRỊ vì bệnh này không điều trị được, chưa có vacine.
Không để những người bán cám, bán thuốc vào khu chuồng nuôi nếu chưa thực hiện sát trùng tiêu diệt mầm bệnh.
Như Dân Việt đã thông tin, từ đầu tháng 2.2019, dịch tả heo châu Phi đã được phát hiện tại 2 tỉnh Thái Bình và Hưng Yên Ngay sau khi phát hiện ổ dịch, Bộ NNPTNT đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương vào cuộc tiêu hủy toàn bộ số lợn của hộ chăn nuôi.
Cụ thể, tổng số lợn tiêu hủy ở TP.Hưng Yên là 33 con; ổ dịch ở huyện Yên Mỹ 101 con; ổ dịch ở Thái Bình là 123 con, chủ yếu là lợn con theo mẹ, lợn choai,... Đến nay, các ổ dịch đã qua 18 ngày và không phát hiện lây lan thêm ở những hộ xung quanh.
Theo Danviet
Không nên hoang mang vì dịch tả lợn châu Phi không gây bệnh trên người " Điều cần quan tâm là chỉ sử dụng thịt lợn có nguồn gốc, không bị bệnh, nhất là đảm bảo an toàn thực phẩm, không ăn thịt lợn và các sản phẩm từ lợn chưa nấu chín vv..." Ông Đặng Quang Tấn, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế. Ảnh: VGP/Thúy Hà. Ngày 19-2, Cục Thú y (Bộ...