Dịch tả lợn châu Phi lan rộng, các bộ, ngành họp khẩn
Ngày 14-3, Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức họp khẩn nhằm chỉ đạo các đơn vị chức năng và các địa phương vào cuộc mạnh mẽ để khống chế và ngăn chặn sự lây lan dịch tả lợn châu Phi.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường yêu cầu tăng cường tuyên truyền cho người dân hiểu về chính sách hỗ trợ, ngăn chặn tình trạng bán tháo lợn bệnh. Ảnh: CTV
Theo thông tin từ Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), tại cuộc họp khẩn do Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường chủ trì, từ ngày 1-2 đến nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 221 xã, phường trực thuộc 52 quận, huyện của 17 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hải Phòng, Thái Bình, Thái Nguyên, Hòa Bình, Điện Biên, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Sơn La, Nghệ An. Tổng cộng có 23.442 con lợn mắc bệnh buộc phải tiêu hủy.
Cục trưởng Cục Thú y Phạm Văn Đông cho biết thêm, thời gian qua, bệnh dịch tả lợn châu Phi chủ yếu xuất hiện tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, điều kiện vệ sinh môi trường và an toàn sinh học không tốt. Hiện nay, chưa phát hiện bệnh này tại các trang trại chăn nuôi tập trung, quy mô lớn. Điều tra tại 44 ổ bệnh tại một số tỉnh, thành phố cho thấy, nguyên nhân dẫn đến bệnh Dịch tả lợn châu Phi lây lan chủ yếu là do việc vận chuyển lợn và các sản phẩm từ lợn, sử dụng thức ăn thừa và không thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng…
Theo nhận định của Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, thời gian tới, bệnh dịch tả lợn châu Phi có nguy lây lan rất cao do hoạt động chăn nuôi nhỏ lẻ, con đường lan truyền còn rất phức tạp, khó kiểm soát triệt để, thời tiết tiếp tục có diễn biến thuận lợi cho loại vi rút này phát triển… Nếu không kiểm soát tốt, bệnh sẽ lây lan rộng ra các vùng khác của cả nước.
“Hiện dịch đã xuất hiện tại 17 tỉnh thành phố khu vực phía Bắc, nếu không kiểm soát tốt để lây lan vào phía Nam thì rất nguy hiểm, bởi khu vực này có các tỉnh trọng điểm về chăn nuôi như Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh. Do đó, cần kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển trên Quốc lộ 1, Đường Hồ Chí Minh” – Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị các tỉnh, thành phố, trên cơ sở chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ NN&PTNT, rà soát kế hoạch, phương án ứng phó bệnh dịch phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Video đang HOT
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường yêu cầu các địa phương cần lưu ý kiểm soát chặt chẽ hoạt động chăn nuôi của các hộ nhỏ lẻ; xử lý môi trường tại tất cả hộ chăn nuôi bằng vôi bột; xử lý thức ăn bằng nhiệt; xử lý sinh học ngay chính người chăn nuôi… Các tỉnh, thành phố tập trung quán triệt cho các hộ chăn nuôi lớn cảnh giác cao độ trong phòng, chống bệnh dịch; linh hoạt trong cơ chế hỗ trợ nhân dân có lợn bị bệnh buộc phải tiêu hủy.
Tại cuộc họp do Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh chủ trì, Tổng Cục thị trường cho rằng, nguyên nhân bùng phát dịch tả lợn châu Phi do tình trạng buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ thịt lợn nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc tăng tại các tỉnh biên giới phía Bắc vào dịp cuối năm và Tết Nguyên đán. Không loại trừ khả năng, cư dân biên giới giữa Việt Nam và các nước có nhiều hoạt động giao thương, qua lại giữa Việt Nam và các nước mang theo mầm bệnh dịch tả lợn châu Phi vào Việt Nam.
Đàn lợn nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi bắt buộc phải tiêu hủy hoàn toàn. Ảnh: Phạm Tăng
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đề nghị lãnh đạo Bộ, Tổng cục Quản lý thị trường thực hiện nghiêm việc xử lý dịch bệnh, sớm xây dựng kế hoạch, cô lập vùng có dịch bệnh, tránh lây lan sang các vùng khác, đồng thời tổ chức ngay đoàn công tác đi kiểm tra, đánh giá về việc tổ chức triển khai nhiệm vụ và phối hợp tại các địa phương đang có dịch bệnh, nguy cơ lây lan và đường biên giới ngay trong tháng 3 này.
Theo Baobienphong
17 tỉnh, thành phố xuất hiện dịch tả lợn châu Phi
Chiều 14/3, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã có cuộc họp khẩn với 17 tỉnh, thành phố để tìm giải pháp khống chế và ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP).
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp chiều ngày 14/3.
Thống kê của Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết, từ ngày 1/2-14/3/2019, dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại 221 xã, 52 huyện của 17 tỉnh, thành phố, bao gồm: Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Hòa Bình, Điện Biên, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Ninh Bình, Nam Định, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Sơn La và Nghệ An. Tổng số lợn bệnh và tiêu hủy 23.442 con.
Theo Cục trưởng Cục Thú y Phạm Văn Đông, bệnh DTLCP xuất hiện chủ yếu tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, điều kiện vệ sinh và an toàn sinh học không tốt; chưa xuất hiện DTLCP tại các trang trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn. Đàn lớn nhất phải tiêu huỷ là 587 con tại Hải Phòng.
Tính đến thời điểm này, dịch tả lợn châu Phi đã lây lan ra 17 tỉnh, TP khác trên cả nước.
Kết quả điều tra ban đầu xác định nguyên nhân chính dẫn đến bệnh DTLCP xuất hiện tại các tỉnh, thành phố cơ bản do một số người chăn nuôi, thương lái chưa nhận thức đầy đủ được tính chất nguy hiểm của dịch bệnh, cũng như vì lợi ích kinh tế trước mắt nên khi có lợn bệnh, lợn chết đã mua bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ lợn bệnh, lợn nghi mắc bệnh, dẫn đến dịch bệnh lây lan nhanh, ở phạm vi rộng.
Mặt khác, vi rút DTLCP có khả năng tồn tại lâu trong lợn bệnh, các sản phẩm lợn bệnh, trong môi trường và dụng cụ chăn nuôi, trong khi đó, phần lớn hiện nay vẫn là chăn nuôi nhỏ lẻ, mật độ chăn nuôi cao, các hộ chăn nuôi lợn đan xen trong các khu dân cư và các hộ chăn nuôi này khó hoặc không thường xuyên thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh phòng bệnh. Tình trạng sử dụng thực phẩm dư thừa trong chăn nuôi khá phổ biến, dẫn đến dịch bệnh lây lan nhanh.
Khống chế chặt chẽ dịch tả lợn châu Phi
Nhấn mạnh những nguy cơ nhãn tiền, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, nếu không quyết liệt, ráo riết trong khống chế thì bệnh dịch sẽ lây lan nhanh, ảnh hưởng lớn tới ngành hàng chăn nuôi lợn. Giải pháp cấp thiết hiện nay, theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường là các tỉnh, TP cần rà soát lại tổng thể các giải pháp khống chế dịch phù hợp với tình hình, thực tế điều kiện tại địa phương. Trong đó, chú trọng triển khai, thực hiện tốt các giải pháp an toàn sinh học.
Các địa phương lập chốt kiểm dịch động vật để kiểm soát chặt chẽ, khống chế việc lây lan dịch.
"Nếu sử dụng vôi bột, rắc 1 năm vài ba lần cho các khu chăn nuôi thì không chỉ ngăn ngừa dịch bệnh được cho lợn, mà còn phòng bệnh tốt cho các loại gia súc, gia cầm khác" - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.
Hoan nghênh nhiều tỉnh, thành phố , dù chỉ có 1 con lợn bị chết, nhưng cũng phát hiện sớm và tiêu huỷ kịp thời, Bộ trưởng đề nghị các địa phương cần tiếp tục tập trung quản lý chặt chẽ đàn lợn trên địa bàn để kịp thời có phương án ứng phó khi phát hiện bệnh dịch. Tổ chức phòng ngừa, kiểm soát chặt chẽ nguy cơ lây lan dịch tả lợn, nhất là tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán. Đồng thời, giám sát chặt việc vận chuyển lợn qua lại các tỉnh, TP.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh các địa phương cần làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền. Không chỉ để người chăn nuôi chung tay thực hiện "5 không", sớm khống chế và ngăn chặn bệnh dịch tả lợn lây lan, mà còn để người tiêu dùng cả nước không "quay lưng" với thịt lợn, ảnh hưởng tới ngành chăn nuôi lợn.
Hoàng Kiên (t/h)
Theo NĐ&ĐS
Dịch tả lợn Châu Phi lây lan qua 17 tỉnh, tiêu hủy hơn 23.000 con lợn Chiều 14/3, Bộ NN&PTNT đã tổ chức họp bàn với 17 địa phương để tìm giải pháp khống chế và ngăn chặn bệnh dịch tả lợn Châu Phi lây lan. Cục Thú y nhận định, nguy cơ xuất hiện bệnh tại các địa phương trong thời gian tới là rất cao. Theo đánh giá của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, hiện...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nam thanh niên bị hất tung lên không trung sau cú đâm vào ô tô con

Tìm thấy 2 người mất tích trong vụ tàu cá bị chìm ở Bình Thuận

Vụ cháy nhà 3 người chết ở TPHCM: Phó Thủ tướng chỉ đạo sớm làm rõ nguyên nhân

Đề nghị kỷ luật cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Chánh

Thông tin mới vụ 37 người nhập viện sau ăn bánh mì trên đường đi Đầm Sen

Cháy nhà, 3 người chết ở TPHCM: Bác sĩ đến sớm nhưng không thể cứu nạn nhân

Hải phòng một ngày xảy ra 3 vụ tai nạn giao thông khiến 1 người tử vong

Vụ chuyển nhầm 427 triệu đồng cho người nghi đã mất: Các bên phải làm gì?

"Tiktoker giang hồ" làm giám khảo: Không thể chấp nhận nổi!

Kè chống xói lở hơn 3 tỷ đồng mới đưa vào sử dụng đã vỡ tan hoang

Giáo viên tiểu học bị đình chỉ công tác sau khi tát học sinh 9 lần

Khẩn cấp di dời nhiều hộ dân ở TP Lào Cai
Có thể bạn quan tâm

Chuyện hậu trường thú vị của 'Panor: Tà thuật huyết ngải': Tựa phim kinh dị ám ảnh nhất màn ảnh dịp tháng 4
Hậu trường phim
06:02:08 03/04/2025
Nhật Bản: Động đất có độ lớn 6,2 tại thành phố Nishinoomote
Thế giới
06:01:32 03/04/2025
Chị gái tôi 38 tuổi nhưng vẫn chưa lấy chồng và luôn tìm cách sỉ nhục bất kỳ người con gái nào tôi dắt về ra mắt gia đình
Góc tâm tình
06:00:10 03/04/2025
Hành trình hóa siêu điệp viên 'độc - lạ' của Rami Malek trong 'Tay nghiệp dư'
Phim âu mỹ
05:58:13 03/04/2025
Màn ảnh Hàn tháng 4: Bùng nổ K-drama cùng những siêu phẩm đáng mong chờ
Phim châu á
05:57:04 03/04/2025
"Nước mắt cá sấu" của HIEUTHUHAI lọt top trending sau chưa đầy 24 giờ ra mắt
Nhạc việt
23:13:30 02/04/2025
Đã khởi tố 22 bị can liên quan đến Công ty cây xanh Công Minh
Pháp luật
22:45:15 02/04/2025
Im Si Wan cắt đứt quan hệ với Kim Soo Hyun?
Sao châu á
22:05:40 02/04/2025