Dịch tả lợn châu phi lan rộng: Bộ Nông nghiệp bất lực?
Nói về tình trạng lây lan bệnh ASF, Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường thừa nhận: “Dù chúng ta đã cố gắng nhiều, nhưng dịch bệnh vẫn xảy ra trên diện rộng.
Trong một thời gian dài nữa chưa thể có ngay vaccine, thuốc phòng chống bệnh ASF, nên phải tập trung rất quyết liệt với loại dịch bệnh nguy hiểm này”.
Hố tiêu hủy không được chôn lấp, gây mùi hôi thối, lây lan mầm bệnh Ảnh: B. Phương
Lợn chết nhiều quá, chôn không xuể?
Trong những ngày qua, trên mạng xã hội cảnh lợn chết trôi lũ lượt theo mương nước tại tỉnh Bắc Giang khiến người dân quan ngại dịch bệnh bùng phát. Câu chuyện trở nên nghiêm trọng khi chính một thứ trưởng Bộ NN&PTNT phải “vi hành” tới hiện trường.
Ngay tại giao ban trực tuyến, Bắc Giang cũng bị Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhắc nhở về sự việc trên. Trao đổi với PV Tiền Phong liên quan đến việc Bắc Giang bị “bêu” lơ là chống dịch, để lợn chết trôi sông, lợn chết để bốc mùi trong chuồng tại hội nghị trực tuyến về phòng chống dịch tả lợn châu Phi (ASF); ông Dương Văn Thái, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang nói, những ngày qua, ở xã Nghĩa Trung (huyện Việt Yên) do có mưa lợn chết nhiều quá, chôn không kịp.
Trong khi xã chỉ có một cán bộ thú y, phải lập hồ sơ pháp lý để hỗ trợ, mất nhiều thời gian.
Mặt khác, trước kia, khi có lợn chết, phải có cán bộ thú y của tỉnh, huyện xuống xác nhận lợn chết, để tránh tình trạng lập khống hồ sơ, nhận tiền hỗ trợ, nên không không kịp chôn lấp.
“Cùng thời điểm đó cũng có mưa nhiều, nên vừa rắc vôi bột, phun thuốc xong lại bị trôi, hiệu quả không cao. Virus gây bệnh tràn ra cánh đồng, chuột đồng cũng là tác nhân gây bệnh”- ông Thái nói.
Video đang HOT
Cũng lời ông Thái, thứ Năm tới (ngày 16/5), Sở NN&PTNT của Bắc Giang và sẽ mời Sở NN&PTNT Thái Nguyên, cùng với lãnh đạo huyện Hiệp Hòa và Phú Bình, 2 xã giáp ranh để bàn biện pháp thống nhất.
Bộ Nông nghiệp bất lực?
Theo ông Cường, thời gian tới, nếu phòng chống không tốt, ASF sẽ tiếp tục lây lan rất nhanh. Đặc biệt, nếu dịch “đánh” vào các hộ lớn đang ở thế cầm cự, lúc đó sẽ vô cùng thảm khốc.
Tại hội nghị Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết, việc chống dịch có nơi lơ là, coi nhẹ, giao phó hoàn toàn cho cơ quan thú y.
“Mới đây, báo chí, mạng xã hội đưa tin lợn trôi sông, chỉ vài tiếng đã vớt được hàng tấn. Có địa phương chôn lợn rồi lại đào lên. Tôi yêu cầu các địa phương khi có thông tin như vậy cần kiểm tra ngay các vấn đề này, xử lý nghiêm những cán bộ, tổ chức để xảy ra hiện tượng trên”- Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, làm việc với doanh nghiệp chăn nuôi, giết mổ, hệ thống kho lạnh, nhà phân phối… bàn về giải pháp thu mua thịt sạch, giết mổ và cấp trữ cấp đông lạnh.
Ông cũng giao Chủ tịch UBND các tỉnh, thành, và chủ tịch UBND các cấp, huy động lực lượng, kể cả công an, quân đội vào cuộc trong tiêu hủy lợn bệnh, không để vứt xác lợn ra môi trường, như báo chí và mạng xã hội đã đưa.
Theo TPO
2 ngày 8 vụ cháy rừng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ra công điện khẩn
Trước nguy cơ cháy rừng trên diện rộng ở rất nhiều địa phương, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã ra công điện khẩn số 2711/CĐ-BNN-TCLN yêu cầu các địa phương triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống cháy rừng.
Theo Cục Kiểm lâm (Tổng cục Lâm nghiệp), hiện nay, rất nhiều địa phương đang trong cảnh báo cháy rừng cấp cực kỳ nguy hiểm và rất nguy hiểm. Đáng lo ngại là danh sách này phân bố ở khắp các vùng miền.
Cụ thể, các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Bình Định, Phú Yên, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Tháp, An Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Quảng Bình có nhiều diện tích rừng đang trong cảnh báo cháy rừng cấp V - cấp cực kỳ nguy hiểm.
Các tỉnh: Quảng Ngãi, Phú Yên, Quảng Nam, Khánh Hòa, Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái có nhiều diện tích rừng đang trong cảnh báo cháy rừng cấp IV - cấp rất nguy hiểm.
Đã có nhiều vụ cháy rừng xảy ra do nắng nóng gay gắt những ngày qua. Ảnh: I.T
Trong công điện 2711, Bộ NN&PTNT cũng nêu rõ, hiện nay, nắng nóng gay gắt và hanh khô diễn ra trên diện rộng, nguy cơ cháy rừng rất cao tại nhiều địa phương. Những ngày gần đây cháy rừng đã xảy ra tại một số địa phương: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Bà Rịa Vũng Tàu... Theo dự báo, nắng nóng còn kéo dài trong những ngày cuối tháng 4, đầu tháng 5 năm 2019.
Để chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng, giảm thiểu thiệt hại do cháy rừng gây ra, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo triển khai các biện pháp cấp bách sau:
Đảm bảo lực lượng ứng trực 24/24 giờ, tuần tra ở những khu vực nguy cơ cháy rừng cao, kiểm soát chặt chẽ người vào những khu vực rừng có nguy cơ cháy cao, tạm dừng các hoạt động xử lý thực bì bằng dùng lửa, phát hiện kịp thời điểm cháy, huy động các lực lượng dập tắt ngay, không để xảy ra cháy lớn.
Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, thực hiện phương châm 4 tại chỗ trong công tác chữa cháy rừng.
Đề nghị Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ động các phương án hỗ trợ chữa cháy rừng trên địa bàn các đơn vị đóng quân, đồng thời huy động lực lượng, phương tiện trong trường hợp cần thiết theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Nhà nước về Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 và đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Điều tra làm rõ đối tượng, nguyên nhân gây cháy, xử lý nghiêm người có hành vi vi phạm.
Thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo cháy rừng trên hệ thống thông tin cảnh báo cháy sớm của Cục Kiểm lâm tại địa chỉ Website: kiemlam.org.vn; thông tin ngay về Cục Kiểm lâm theo số điện thoại: 098 666 8 333; Email: fpd@kiemlam.org.vn để phối hợp chỉ đạo và huy động lực lượng chữa cháy rừng trong trường hợp cần thiết.
Theo thông tin từ Văn phòng Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Cục Cứu hộ cứu nạn (Bộ Quốc phòng), trong 2 ngày 18/4, 19/4, 8 vụ cháy rừng liên tiếp xảy ra tại Sơn La và Điện Biên.
Cụ thể, tại Điện Biên, vụ cháy rừng phòng hộ xảy ra tại các huyện Tuần Giáo và Điện Biên từ 7 giờ 30 ngày 18/4. Chính quyền các địa phương huy động 304 người tham gia chữa cháy. Đến 19 giờ cùng ngày, vụ cháy mới được khống chế và dập tắt. Theo thống kê, vụ cháy đã thiêu rụi khoảng 17 ha rừng phòng hộ.
Còn tại Sơn La, 7 vụ cháy liên tiếp đã xảy ra tại các xã Mường Hum (huyện Sông Mã), xã Chiềng On (huyện Yên Châu) và địa bàn các huyện Mai Sơn, Thuận Châu, Sốp Cộp. Thống kê chưa đầy đủ của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Sơn La đến chiều 19/4, các vụ cháy rừng ở tỉnh miền núi này đã thiêu rụi trên 29 ha rừng.
Theo thông tin từ cơ quan chức năng tỉnh Điện Biên và Sơn La, nguyên nhân dẫn đến cháy rừng là do người dân bất cẩn khi đốt nương làm rẫy. Bên cạnh đó, Sơn La và Điện Biên hiện nằm trong khu vực có nắng nóng gay gắt nhất cả nước cũng khiến lửa dễ bùng phát, lan nhanh gây khó khăn trong công tác chữa cháy, khống chế ngọn lửa.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện có 10 địa điểm ghi nhận nhiệt độ cao nhất trong ngày đạt ngưỡng 40 độ C và trên 40 độ C vào ngày hôm nay, 21/4..
Trên địa bàn tỉnh Sơn La có 2 huyện là Mường La và Yên Châu ghi nhận nhiệt độ cao nhất trong ngày đạt ngưỡng trên 40 độ C, trong đó huyện Mường La là 41,5 độ C, huyện Yên Châu là 40,5 độ C. Tỉnh Nghệ An có 5 huyện đạt ngưỡng nhiệt độ nóng nhất trong ngày đều từ 41,2 độ C đến 42,4 độ C, trong đó huyện Tương Dương đạt ngưỡng 42,4 độ C.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo, nắng nóng còn tiếp tục kéo dài trong nhiều ngày tới.
Theo Danviet
Cần 4.000 chỉ tiêu tại ngày hội việc làm, doanh nghiệp khát nhân lực Tại Ngày hội việc làm 2019 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam, hơn 70 doanh nghiệp tham dự mong muốn tuyển dụng được 4.000 chỉ tiêu lao động, đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao đang thiếu tại nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh. Được biết, Ngày hội việc làm là hoạt động thường niên của Học viện Nông nghiệp...