Dịch tả lợn Châu Phi lan 29 tỉnh, cần huy động công an, quân đội vào cuộc
Địa phương cần huy động công an, quân đội để tiêu hủy kịp thời lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi.
Địa phương cần huy động công an, quân đội để tiêu hủy kịp thời lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi
Sáng nay, 13/5, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống dịch tả lợn châu Phi họp trực tuyến với các tỉnh, thành để bàn biện pháp đối phó trước tình hình dịch tả lợn Châu Phi diễn biến phức tạp.
Theo thống kê đến ngày 12/5, dịch tả lợn châu Phi xảy ra tại 2.296 xã, 204 huyện của 29 tỉnh, thành phố, với tổng số lợn bệnh và tiêu hủy là trên 1,22 triệu con. Đáng nói, thời gian qua đã có 29 xã thuộc 12 tỉnh, thành phố có dịch bệnh đã qua 30 ngày, sau đó lại phát sinh lợn bệnh ở các hộ chăn nuôi khác trong cùng xã. “Trong thời gian tới nguy cơ bệnh dịch tả lợn Châu Phi lây lan rất cao, diễn biến rất phức tạp, bệnh có khả năng lây lan sang các địa phương chưa có dịch; tại nhiều địa phương đã qua 30 ngày nhưng dịch bệnh lại tái phát; đặc biệt nguy hiểm hơn là bệnh có khả năng xâm nhiễm vào các cơ sở chăn nuôi tập trung, quy mô lớn, gây hậu quả khó lường”, Ban chỉ đạo nhận định.
Trước tình hình trên, hàng loạt biện pháp khẩn cấp đã được đặt ra. Theo đó, các địa phương mắc dịch, cần huy động các lực lượng của địa phương, kể cả lực lượng công an, quân đội, dân quân,… để tổ chức tiêu hủy lợn bệnh, lợn chết kịp thời, triệt để trong vòng 24 giờ theo đúng quy định; thực hiện tốt việc vệ sinh, sát trùng bằng thuốc và vôi bột, nhất là tại các hộ chăn nuôi có lợn bệnh, khu vực xung quanh và trong quá trình xử lý ổ dịch; tránh tình trạng để lâu, vứt xác lợn ra môi trường làm ô nhiễm, lây lan dịch bệnh.
Cần xem xét việc thành lập các trạm, chốt kiểm dịch để kiểm soát vận chuyển động vật nội tỉnh, ngăn chặn dịch bệnh lây lan; kịp thời hỗ trợ kinh phí cho người chăn nuôi có lợn buộc phải tiêu hủy, bảo đảm công khai, minh bạch để người dân yên tâm thực hiện các biện pháp chống dịch; bố trí kinh phí trả thù lao phù hợp cho lực lượng tham gia phòng, chống dịch bệnh; củng cố và tăng cường năng lực của hệ thống thú y các cấp để tổ chức triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh động vật…
Video đang HOT
Hướng dẫn, hỗ trợ người chăn nuôi, doanh nghiệp đẩy mạnh xây dựng các vùng chăn nuôi, chuỗi sản xuất thịt lợn an toàn dịch bệnh, áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, an toàn sinh học.
Hoàng Ngân
Theo Baogiaothong
Hưng Nguyên cấp 400 lít hóa chất phun phòng dịch tả lợn châu Phi
Huyện Hưng Nguyên hiện có đàn lợn trên 15.000 con với 64 trang trại và hơn 200 gia trại. Trước tình hình dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp, huyện đang chủ động triển khai các biện pháp cấp bách để phòng ngừa dịch bệnh xâm nhập.
Các hộ chăn nuôi lợn ở xã Hưng Tây (Hưng Nguyên) tăng cường thức ăn giàu vitamin nhằm tăng sức đề kháng cho lợn. Ảnh: Thanh Phúc
Gia đình anh Hoàng Văn Hiền ở xóm Khoa Đà 1, xã Hưng Tây (Hưng Nguyên) thường xuyên nuôi từ 30 - 35 con lợn thịt. Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, anh đã chủ động giảm số đàn xuống còn một nửa, thường xuyên vệ sinh chuồng trại, mua vôi rải xung quanh vườn và phun thuốc tiêu độc, khử trùng theo hướng dẫn của cán bộ thú y xã.
Anh Hiền cho biết: "Chăn nuôi lợn là nguồn thu nhập chính của gia đình, nếu dịch bệnh xâm nhập thì người chịu thiệt hại đầu tiên là các chủ hộ chăn nuôi, do đó, khi có thông tin về dịch bệnh chúng tôi đã chủ động mua 2 tạ vôi bột về rải, mua thuốc về phun, thức ăn của lợn đều được nấu chín. Đặc biệt khâu vệ sinh chuồng trại luôn được đặt lên hàng đầu, cửa khu vực chăn nuôi đóng kín, chỉ người nhà mới được ra vào chuồng".
Theo bà Phạm Thị Học - cán bộ thú y xã Hưng Tây, toàn xã hiện có đàn lợn khoảng 500 con, hầu hết chăn nuôi theo hình thức gia trại, quy mô mỗi hộ từ 10 - 15 con. Nguồn thức ăn chủ yếu của lợn là từ nước rác của các cửa hàng ăn uống trên địa bàn và thành phố Vinh, do đó, nguy cơ nhiễm bệnh khá cao.
Trước tình hình đó, xã chú trọng việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong phòng chống dịch bệnh; thành lập ban chỉ đạo xuống các xóm vận động các hộ chăn nuôi và các hộ giết mổ gia súc không mua bán lợn bị bệnh, lợn không rõ nguồn gốc. Đồng thời tăng cường theo dõi, kiểm soát đàn, phát hiện và báo cáo kịp thời lợn bị ốm, bệnh...
Cán bộ thú y xuống tận các hộ dân hướng dẫn bà con cách pha thuốc tiêu độc khử trùng. Ảnh: Thanh Phúc
Hưng Nguyên tiếp giáp với nhiều huyện, có đường tránh Vinh, Quốc lộ 46 chạy qua, lưu lượng xe vận chuyển lợn đi qua địa bàn huyện khá lớn, do vậy, nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh trên đàn vật nuôi là rất cao nếu không có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu.
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, huyện đã thành lập ban chỉ đạo, phân công các thành viên, các cán bộ phụ trách xã trực tiếp theo dõi, đôn đốc các địa phương triển khai các biện pháp phòng bệnh. Huyện cũng chỉ đạo các xã, thị trấn phối hợp với các ngành chức năng rà soát, thống kê số lượng đàn lợn, lập kế hoạch chi tiết cho các tình huống khi dịch bệnh xảy ra.
Hiện Hưng Nguyên đã hoàn thành việc phun hóa chất tiêu độc khử trùng tại 23/23 xã, thị. Ảnh: Thanh Phúc
Đồng thời tuyên truyền, vận động các hộ dân tăng cường vệ sinh chuồng trại và đăng ký tiêm các loại vắc xin phòng bệnh trên đàn lợn; tăng cường sự phối hợp giữa các ngành trong kiểm soát giết mổ.
Hưng Nguyên trích ngân sách mua 400 lít hóa chất phân về cho các xã phun tiêu độc khử trùng tận các hộ chăn nuôi, các trục đường chính và các chợ dân sinh. Mặt khác, để người dân không hoang mang khi tiếp cận thông tin về dịch bệnh, huyện đã in tờ rơi, phát trên hệ thống đài truyền thanh xóm... tuyên truyền về dịch bệnh, dấu hiệu nhận biết thịt lợn bệnh, những việc cần làm khi dịch bệnh xảy ra.
Khâu vệ sinh chuồng trại được tăng cường. Ảnh: Thanh Phúc
Bà Bá Thị Dung - Phó Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hưng Nguyên cho biết: Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, của Sở NN&PTNT, UBND huyện đã ban hành công điện khẩn tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt các biện pháp khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn; ban hành kế hoạch số 52 về hành động ngăn chặn và ứng phó khẩn cấp với bệnh dịch tả lợn châu Phi; tăng cường công tác giám sát, kiểm soát việc vận chuyển, giết mổ lợn trên địa bàn. Hoàn thành việc phun tiêu độc khử trùng và tiêm vắc xin phòng các loại bệnh phổ biến cho đàn lợn ở 23/23 xã, thị.
Thanh Phúc
Theo Baohatinh
Dịch tả lợn châu Phi bùng phát, chuyên gia chăn nuôi hiến kế Trước nguy cơ dịch tả lợn châu Phi có nguy cơ bùng phát tại nhiều tỉnh, thành phố, PGS.TS.Phạm Kim Đăng - Phó Trưởng khoa phụ trách Khoa Chăn nuôi - Học viện Nông nghiệp Việt Nam khuyến cáo người dân cần đặc biệt chú ý thực hiện nghiêm các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học. Trong bối cảnh dịch tả...