Dịch tả lợn châu Phi áp sát biên giới Việt Nam
Dịch tả lợn châu Phi đã được ghi nhận tại tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), đây là tỉnh giáp với các tỉnh biên giới phía bắc nước ta.
Lợn nhập lậu, không rõ nguồn gốc bị Quản lý thị trường Lạng Sơn bắt giữ HOÀNG PHAN
Ngày 27.10, Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) cho biết, dịch tả lợn châu Phi đã được ghi nhận tại tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), đây là tỉnh giáp với các tỉnh biên giới phía bắc nước ta nên nguy cơ xâm nhiễm vào VN ở mức rất cao.
Cục Thú y khuyến cáo các tỉnh biên giới kiểm soát chặt chẽ, nghiêm cấm mọi hình thức xẻ thịt mổ, vận chuyển, tiêu thụ thịt lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc, kể cả hình thức cho, tặng của các tổ chức, cá nhân và cư dân khu vực biên giới; ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật từ nước ngoài vào VN.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Cục Thú y yêu cầu lực lượng thú y, người chăn nuôi, thú y cơ sở giám sát chặt chẽ diễn biến trên đàn lợn; nếu phát hiện lợn bệnh, nghi mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi hoặc lợn chết không rõ nguyên nhân, phải báo ngay cho các cơ quan thú y để lấy mẫu xét nghiệm.
Từ tháng 3 – 10 năm nay, Trung Quốc ghi nhận trên 49 ổ dịch bệnh tả châu Phi tại 13 tỉnh, thành phố, gần đây nhất là tỉnh Vân Nam, đã khiến 210.000 con lợn buộc phải tiêu hủy.
Theo TNO
Việt Nam chưa cho phép nhập khẩu lợn từ Trung Quốc
Đó là khẳng định của ông Đàm Xuân Thành - Phó Cục trưởng Cục Thú y (ảnh) trước lo ngại về dịch bệnh tả lợn châu Phi đang gây nhiều lo ngại.
Ông Đàm Xuân Thành - Phó Cục trưởng Cục Thú y
Theo ông Thành, hiện Việt Nam vẫn chưa đưa ra lệnh cấm nhập khẩu thịt từ các nước đang có dịch bệnh tả lợn châu Phi, vì 100% các lô thịt lợn nhập chính ngạch đều được kiểm tra theo quy trình nghiêm ngặt. Như tại Chi cục Thú y vùng 6 (TP.HCM) có phòng thí nghiệm tham chiếu với phòng thí nghiệm của Tổ chức Thú y thế giới nên các lô hàng nhập khẩu chính ngạch thì không đáng ngại.
Các hộ nuôi lợn tăng cường biện pháp vệ sinh phòng dịch tả lợn. Ảnh: T.L
Với lo ngại dịch bệnh ASF gây chênh lệch giá giữa các quốc gia dẫn đến giao thương và di chuyển mầm bệnh qua biên giới, ông Thành khẳng định, Việt Nam chưa cho phép nhập khẩu lợn và các sản phẩm lợn từ Trung Quốc. Tất cả các hoạt động nhập hiện nay là nhập lậu cho nên phải tìm mọi biện pháp để ngăn chặn.
Ông Thành cũng cho biết, ngày 10.9, Cục Thú y đã tham mưu Bộ NNPTNT trình Chính phủ xem xét ban hành công điện tập trung các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh ASF. Dự kiến, giữa tháng 9, Chính phủ và Bộ NNPTNT sẽ chủ trì hội nghị quốc gia triển khai công tác phòng chống dịch bệnh động vật vụ thu đông và ngăn chặn ASF xâm nhiễm vào Việt Nam.
Trước mắt, Ban chỉ đạo 389 và các tỉnh phía Bắc phải kiểm soát các trường hợp vận chuyển động vật trái phép vào Việt Nam, kiểm soát phương tiện và khách du lịch Trung Quốc có thể mang thịt lợn, sản phẩm thịt đã qua chế biến đi du lịch sang Việt Nam. Cục Thú y cũng khuyến cáo người dân không sử dụng hoặc tiếp tay vận chuyển lợn và các sản phẩm nghi ngờ mắc bệnh từ nơi này sang nơi khác.
Theo Cục Thú y, trong trường hợp không mong muốn xảy ra hoặc phát hiện có dịch, bất cứ ai phát hiện phải báo ngay cho chính quyền hoặc cơ quan thú y gần nhất. Cơ quan thú y lấy mẫu xét nghiệm trước khi thực hiện tiêu hủy hoàn toàn.
Theo Danviet
Nguy cơ lây nhiễm cao nhưng dịch tả lợn châu Phi không gây bệnh trên người Theo ông Đàm Xuân Thành, Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT): Tính đến thời điểm hiện tại, dịch tả lợn châu Phi chưa xuất hiện tại Việt Nam, song nguy cơ lây nhiễm vào Việt Nam rất cao qua tuyến biên giới. Dịch tả lợn châu Phi lây lan nhanh, khả năng gây chết trên đàn lợn cao. Ảnh minh họa....