Dịch tả heo Châu Phi quay trở lại
Sau một thời gian tạm lắng, dịch tả heo Châu Phi đã xuất hiện trở lại ở nhiều địa phương. Điều đáng nói, khi có heo ốm chết, rất ít người dân báo cho chính quyền địa phương hay cơ quan thú y để lấy mẫu xét nghiệm, tiêu hủy mà tự tiêu hủy khiến nguy cơ dịch lây lan nhanh hơn.
Lao đao vì dịch tả
Có kinh nghiệm chăn nuôi heo mấy chục năm với quy trình chăm sóc cẩn thận, nhưng vừa qua, gia đình ông Trần Thức, ở thôn Tây, xã Tịnh Sơn (Sơn Tịnh) vẫn không tránh được thiệt hại nặng nề do dịch tả heo Châu Phi.
Hơn 10 ngày trước, vợ chồng ông luôn tất bật chăm sóc đàn heo 24 con của gia đình, trong đó có 4 con heo nái và 20 con heo con 1 tháng tuổi. Chỉ trong 2 ngày, toàn bộ đàn heo đột ngột bỏ ăn, có biểu hiện sốt, ho. Heo nái hộc máu mồm lăn đùng ra chết rồi lần lượt đến heo con.
Dịch tả heo Châu Phi đã quay trở lại.
Ông Thức gọi cho nhân viên thú y đến và xác định đàn heo mắc bệnh dịch tả heo Châu Phi. Toàn bộ đàn heo của gia đình của ông Thức ước tính trọng lượng gần 500 kg phải tiêu hủy hoàn toàn.
Thẫn thờ bên khu chuồng trống trơn, ông Thức không giấu được sự tiếc nuối. “Mình nuôi heo như nuôi con, thấy chúng chết vợ chồng khóc theo. Bà nhà tôi nay còn nhớ chúng hay ra chuồng thẫn thờ. Với 4 con heo nái, trung bình mỗi năm gia đình tôi kiếm được hơn 40 triệu đồng giờ thì bỗng chốc tan thành mây khói”, ông Trần Thức thở dài.
Già cả nuôi được 2 con heo nái vừa sinh con được gần giáp tháng. Bà Thu, hàng xóm của ông Thức chưa kịp mừng vì giá heo ổn định thì bất ngờ dịch tả heo Châu Phi ập đến khiến đàn heo nhiễm bệnh tiêu hủy, bà trắng tay.
Video đang HOT
Ông Trần Thức thẫn thờ bên khu chuồng trống trơn.
Bà Thu chua xót nói: “Thấy heo của hàng xóm bị dịch chết la liệt tôi đã chủ động mua thuốc về phun, mua vôi rải khử trùng khắp chuồng trại, rải xung quanh nhà cả đường đi thế mà vẫn chết. Mong sớm có vắc xin cho bà con nhờ chứ giá cám thì cao mà nuôi là chết thì chỉ có nước bỏ chuồng nào dám tái đàn?”.
Sau một thời gian im ắng, dịch tả heo Châu Phi đã xuất hiện trở lại ở nhiều địa phương, chủ yếu là ở các hộ gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ. Việc dịch tả heo châu Phi trở lại khiến người chăn nuôi càng chật vật hơn trong thời buổi giá thức ăn chăn nuôi tăng cao.
Điều đáng nói, khi có heo ốm chết, rất ít người dân báo cho chính quyền địa phương hay cơ quan thú y để lấy mẫu xét nghiệm, tiêu hủy mà tự tiêu hủy khiến nguy cơ dịch lây lan nhanh hơn.
Không lơ là chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học
Dịch tả heo Châu Phi là dịch bệnh nguy hiểm. Những năm qua, dịch gây thiệt hại nặng nề đến người chăn nuôi heo. Dù có thời gian tạm lắng, nhưng nguy cơ tái phát dịch vẫn rất cao. Bởi virus gây bệnh có khả năng tồn tại rất lâu ngoài môi trường, đường lây truyền rất phức tạp và chưa có vắc xin phòng bệnh này.
Người chăn nuôi cần vệ sinh chuồng trại thường xuyên.
Vừa qua Bộ NN&PTNT đã công bố kết quả nghiên cứu, sản xuất thành công vắc xin phòng bệnh dịch tả heo Châu Phi. Tuy nhiên, do đây là vắc xin mới nên chưa được lưu hành thương mại để sử dụng đại trà.
Trong thời gian chờ vắc xin được sử dụng rộng rãi, ngành nông nghiệp khuyến cáo người chăn nuôi không lơ là giải pháp chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học.
Theo Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Quang Trung, với các hộ chăn nuôi heo nhỏ lẻ rất dễ phát sinh dịch bệnh. Sở NN&PTNT khuyến cáo người chăn nuôi nên chăn nuôi theo hướng tập trung, tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh; thường xuyên kiểm tra, giám sát, chăm sóc theo quy trình an toàn.
Khi có dịch, người chăn nuôi cần báo cho chính quyền địa phương để tiêu hủy hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.
“Khi phát hiện dịch bệnh phải báo ngay cho chính quyền địa phương để chỉ đạo cho cán bộ thú y cơ sở hướng dẫn điều trị kịp thời. Khi có heo chết, người dân không được bán tháo, bán chạy nhằm hạn chế sự lây lan qua của dịch sang các hộ chăn nuôi khác. Có như vậy mới góp phần khống chế được dịch tả heo Châu Phi”, ông Nguyễn Quang Trung nói.
Việt Nam sản xuất thành công vắc xin phòng dịch tả heo châu Phi
Các nhà khoa học trong lĩnh vực thú y vừa nghiên cứu, sản xuất thành công vắc xin phòng bệnh dịch tả heo châu Phi.
Dự kiến ngày 3-6, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ chính thức công bố thành tựu này.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến thông tin về việc Việt Nam sản xuất thành công vắc xin dịch tả heo châu Phi - Ảnh: CHÍ TUỆ
Thông tin này được Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) Phùng Đức Tiến cho biết tại buổi họp báo thông tin và kết quả nghiên cứu, sản xuất vắc xin dịch tả heo châu Phi diễn ra sáng 1-6.
Vắc xin có tên thương mại NAVET-ASFVAC của Công ty cổ phần Thuốc thú y trung ương Navetco. Dự kiến giá bán 34.000 - 36.000 đồng/liều.
Ông Nguyễn Văn Long, quyền cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), cho biết bệnh dịch tả heo châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra trên heo, xuất hiện lần đầu tiên tại châu Phi vào năm 1921. Bệnh có đặc điểm lây lan nhanh, gây bệnh ở mọi lứa tuổi và mọi loại heo (bao gồm cả heo nuôi các loại và heo rừng). Bệnh gây tỉ lệ chết cao lên đến 100%.
Đã hơn 100 năm qua kể từ khi bệnh dịch tả heo châu Phi được phát hiện, mặc dù có hơn 4.000 công trình nghiên cứu liên quan đến virus dịch tả heo châu Phi và phát triển vắc xin của các nhà khoa học được công bố, trên thế giới chưa có vắc xin thương mại phòng bệnh dịch tả heo châu Phi.
Tuy nhiên sau một thời gian dài tập trung nghiên cứu, đến đầu tháng 11-2019, các nhà khoa học của Mỹ đã công bố nghiên cứu thành công chủng virus dịch tả heo châu Phi nhược độc đã được cắt bỏ đoạn gene ASF-G-Delta I177L. Đây là tiền đề rất quan trọng cho việc nghiên cứu, sản xuất vắc xin phòng bệnh dịch tả heo châu Phi.
Ngay trong tháng 11-2019, lãnh đạo Bộ NN&PTNT đã cử lãnh đạo Cục Thú y sang Mỹ dự họp, gặp trực tiếp các chuyên gia Mỹ để bàn phối hợp nghiên cứu, sản xuất vắc xin dịch tả heo châu Phi.
Ngay sau khi tiếp nhận chủng giống ASFV-G-∆I177L từ Bộ Nông nghiệp Mỹ vào tháng 9-2020, Công ty Navetco đã khẩn trương triển khai nghiên cứu. Trải qua 5 lần thử nghiệm, kết quả 100% số heo tiêm vắc xin được bảo vệ trước virus gây bệnh dịch tả heo châu Phi trong phòng thí nghiệm, và 80% được bảo vệ trong điều kiện sản xuất, độ dài miễn dịch của vắc xin kéo dài 6 tháng sau tiêm phòng.
"Như vậy Việt Nam đã chính thức sản xuất được vắc xin thương mại phòng bệnh dịch tả heo châu Phi, đáp ứng được các yêu cầu chuyên môn kỹ thuật, bảo đảm vô trùng, an toàn và hiệu lực, độ dài miễn dịch kéo dài 6 tháng, góp phần bảo vệ an toàn cho chăn nuôi, sản xuất heo thịt" - ông Long khẳng định.
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, bộ đã thành lập các hội đồng khoa học cấp cơ sở, cấp bộ và tổ chức hàng chục cuộc họp với sự tham dự của nhiều nhà khoa học hàng đầu Việt Nam, nhà quản lý và nhà sản xuất vắc xin thú y để nghiên cứu, đánh giá rất kỹ lưỡng báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học, hồ sơ đăng ký lưu hành vắc xin dịch tả heo châu Phi NAVET-ASFVAC của Công ty Navetco.
Kết quả nghiên cứu, sản xuất vắc xin NAVET-ASFVAC của Công ty Navetco sau khi được các nhà khoa học độc lập đánh giá rất kỹ lưỡng đã được chấp nhận công bố trên các tạp chí khoa học uy tín của thế giới và Tạp chí Khoa học thú y của Việt Nam.
Ngày 17-5, Viện nghiên cứu nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ cũng đã có thư chính thức gửi Cục Thú y Việt Nam xác nhận vắc xin NAVET-ASFVAC đảm bảo an toàn, hiệu lực.
"Hiện nay bệnh dịch tả heo châu Phi vẫn xảy ra tại nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, trong khi đến thời điểm này, trên toàn thế giới chưa có quốc gia nào công bố sản xuất thành công vắc xin thương mại. Vì vậy dư địa xuất khẩu vắc xin dịch tả heo châu Phi được sản xuất tại Việt Nam sang các nước là rất lớn" - ông Tiến nói thêm.
Long An: Nuôi 1 tạ heo tốn 5-6 triệu tiền vốn, thức ăn chăn nuôi chiếm bao nhiêu phần trăm giá thành? Thời gian gần đây, bệnh dịch tả heo châu Phi xuất hiện trở lại ở một số địa phương và có nguy cơ tái bùng phát thành dịch trên địa bàn tỉnh Long An. Trước tình hình trên, ngành chức năng tập trung triển khai nhiều biện pháp nhằm quyết liệt ngăn chặn, xử lý triệt để các ổ dịch và hạn chế...