Dịch tả heo châu Phi lan rộng ở Lâm Đồng và Long An
Chiều 25-6, UBND tỉnh Lâm Đồng công bố báo cáo nhanh về tình trạng dịch tả heo châu Phi xuất hiện đầu tiên tại địa phương này ở xã Liên Hiệp, huyện Đức Trọng.
Ngay khi phát hiện những con heo có dấu hiệu nhiễm bệnh, UBND tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo các cơ quan chức năng lấy mẫu gửi tới Chi cục Thú y vùng V xét nghiệm. Kết quả, những mẫu thịt heo này đều bị nhiễm dịch tả heo Châu Phi.
Cụ thể, ổ dịch này xuất hiện từ hai trang trại chăn nuôi của gia đình bà Nguyễn Thị Phượng và ông Nguyễn Lượng (thôn An Bình, xã Liên Hiệp) với tổng đàn khoảng 1.840 con.
Tính đến cuối ngày 24-6, toàn tỉnh Lâm Đồng có 82 con heo chết do dịch tả châu Phi của 13 hộ và đã tiêu hủy 82 con trên tổng đàn 3.398 con tại 4 thôn An Bình, An Ninh, An Tĩnh, An Hiệp của xã Liên Hiệp.
Lâm Đồng tăng cường lập chốt kiểm dịch động vật trên 12 huyện, thành phố trên địa bàn.
Ông Lê Nguyên Hoàng, Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Trọng, cho biết: ” Ngày 21-6, sau khi tiếp nhận tin báo có heo của 2 gia đình bị chết, UBND huyện đã chỉ đạo Trung tâm Nông nghiệp huyện phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, hướng dẫn tiêu hủy số heo chết. Bên cạnh đó, địa phương đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm gửi cơ quan chức năng. Đến chiều 22-6, Chi cục Thú y vùng V có kết quả xét nghiệm dương tính với dịch tả heo châu Phi”.
Hiện nay, địa phương đang thực hiện các bước tiêu độc, khử trùng tại 2 trang trại heo phát hiện dịch. Song song đó, 2 chốt kiểm dịch động vật tại điểm đầu xã (thôn An Hiệp) và điểm cuối (thôn An Tĩnh) nằm trên Quốc lộ 27 cũng được tăng cường giám sát.
Video đang HOT
Đức Trọng được xem là huyện có số đàn heo lớn nhất tỉnh Lâm Đồng với 91 trang trại – 59.000 con.
Long An phát hiện 3 ổ dịch tả heo Châu Phi tại huyện Bến Lức (NLĐO) 3 ổ dịch tả heo Châu Phi cùng lúc phát hiện ở 3 xã thuộc huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Đến nay tỉnh này đã có 3 huyện, thị xã có dịch.
*Cũng trong chiều 25-6, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNN) tỉnh Long An thông tin kết quả mẫu xét nghiệm của heo bị chết ở các hộ chăn nuôi địa bàn 3 xã Thanh Phú, Phước Lợi và Lương Bình, huyện Bến Lức đều dương tính với dịch tả heo Châu Phi (DTHCP).
Trước đó, ngay khi phát hiện đàn heo có dấu hiệu nhiễm bệnh, khoảng 21 giờ ngày 24-6, Chi cục thú y tỉnh Long An đã tiến hành lấy mẫu tại hộ ông Phạm Văn Bảy, ngụ ấp 1B, xã Thanh Phú, hộ Võ Thị Kim Huệ, ngụ ấp 4, xã Phước Lợi và hộ Huỳnh Kim Thành Lá, ngụ ấp 2, xã Lương Bình đều cho kết quả sơ bộ DTHCP.
Hiện Chi cục thú y tỉnh đang thống kê số lượng đàn heo bị nhiễm bệnh, sau đó tiến hành tiêu hủy theo quy định.
Theo thống kê, huyện Bến Lức (Long An) có khoảng 227 hộ với tổng đàn 6.447 con dạng chăn nuôi nhỏ lẻ. Bến Lức cũng là nơi có nhiều lò giết mổ và địa bàn tiếp giáp huyện Bình Chánh (TP HCM).
Để tập trung phòng chống dịch, UBND huyện Bến Lức đã chỉ đạo các xã Thạnh Lợi, Thạnh Hòa, Lương Hòa, An Thạnh, thị trấn Bến Lức, Long Hiệp, Mỹ Yên, Tân Bửu nhanh chóng thành lập ban chỉ đạo chủ động phòng chống dịch tránh để lây lan. Đến thời điểm này, Long An xuất hiện 6 ổ DTHCP ở các huyện Bến Lức, Đức Hòa và thị xã Kiến Tường
Như vậy, tính đến sáng 25-6, dịch tả heo châu Phi đã xuất hiện ở 60/63 tỉnh, thành trên cả nước.
Đình Thi – H.Minh
Theo NLĐO
Vị mục sư có nhiều đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng
Những ngày cận kề lễ Giáng sinh, không khí hân hoan ùa về trong vùng bà con dân tộc thiểu số theo đạo Tin lành ở xã NThol Hạ, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng). Trong từng căn nhà của mỗi gia đình có đạo cho tới đường sá, thánh đường đều được mọi người chung tay dọn dẹp sạch sẽ, dày công trang trí thật lộng lẫy để chào đón một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt: Kỷ niệm ngày Chúa Giêsu ra đời!
Nhiều năm qua, dưới sự quản trị của mục sư Cil Mup Ha Kar (70 tuổi), bà con giáo dân thuộc Hội thánh Tin lành ở xã NThol Hạ ngày càng thấm nhuần những chỉ dạy trong Kinh Thánh, sống hòa nhã, đùm bọc lẫn nhau trong vòng tay yêu thương, che chở.
Qua 40 năm, mục sư Ha Kar đã có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển của Chi hội Đa tế, thuộc Hội thánh Tin lành Việt Nam tại xã NThol Hạ, cùng các tín đồ, chức sắc hành đạo, sống phúc âm, phụng sự Thiên Chúa, phụng sự Tổ quốc và dân tộc. Mục sư Ha Kar không chỉ có nhiều đóng góp cho sự phát triển của đạo Tin lành tại địa phương mà song song với đó là xây dựng mối đại đoàn kết, gắn bó mật thiết giữa những người theo đạo và những người không có đạo.
Mục sư Ha Kar.
Trong cuộc trò chuyện với chúng tôi, ông lặp đi lặp lại nhiều lần: "Một tín đồ tốt trước hết phải là một công dân tốt, chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật". Ông quan niệm rằng, một tín đồ không vi phạm pháp luật chính là người con ngoan đạo của Chúa Giêsu, là một trong những điều kiện để sàng lọc dẫn dắt tín đồ đến với Thánh kinh.
Còn nhớ, đầu năm 2018, ở Lâm Đồng rộ lên một loại đạo tự xưng là "Hội Thánh đức chúa trời". Không chỉ hoạt động ở thành thị, nhóm này còn lợi dụng mạng xã hội tổ chức vận động, lôi kéo các "tín đồ" là bà con dân tộc thiểu số nhận thức về pháp luật còn hạn chế đi theo họ.
Ngay khi nhận ra sự xuất hiện của "Hội Thánh đức chúa trời", bên cạnh sự vào cuộc quyết liệt của ngành chức năng, mục sư Ha Kar còn phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể cung cấp tới bà con giáo dân những thông tin thiết thực, bổ ích, nhất là hoạt động sai trái, phi đạo lý, vi phạm pháp luật của các nhóm đối tượng đang tìm cách lôi kéo, dụ dỗ bà con đi theo họ.
Mục sư Ha Kar cho biết, ngoài giảng dạy, tuyên truyền việc nhận diện diễn biến của kẻ xấu qua những buổi giảng Kinh ở Thánh đường, ông còn thường xuyên tới thăm hỏi, chia sẻ cách làm ăn với từng gia đình tín đồ Tin Lành, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của giáo dân để phát hiện những diễn biến xấu, nhận thức sai lệch của những người nhẹ dạ để kịp thời chấn chỉnh, hướng tín đồ theo đúng con đường hành đạo mà Chúa Giêsu đã chỉ dạy.
Những năm qua, mục sư Ha Kar còn được xem là "chiếc cầu nối" vững chắc, đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với bà con giáo dân địa phương, sống noi gương cho các chức sắc, giáo dân học tập. Điều khiến chúng tôi bất ngờ nữa là vợ mục sư năm nay đã gần 70 tuổi nhưng khi tiếp chuyện với chúng tôi, bà vẫn thể hiện những cử chỉ vô cùng khiêm tốn, nhã nhặn. Mục sư Ha Kar chia sẻ, là gia đình mục sư, người đứng đầu của Hội thánh với khoảng 3.000 tín đồ, gia đình ông luôn cố gắng học tập, thấm nhuần đạo lý được chỉ dạy trong Kinh Thánh để truyền đạo, đưa những lời hay, ý đẹp vào cuộc sống, trở thành hành động của từng tín đồ.
Trong mỗi lần hành lễ, ông vẫn thường nhắc nhở bà con tín đồ phải luôn xây dựng mối đại đoàn kết giữa các dân tộc như hiến chương của Hội thánh Tin lành Việt Nam quy định. Nhờ được mục sư Ha Kar tuyên truyền, phổ biến mà bà con tín đồ Tin lành ở xã NThol Hạ luôn sống, làm việc theo hiến pháp và pháp luật. Các tín đồ được mục sư giáo dục về lòng yêu nước, nghĩa vụ công dân đối với Tổ quốc. Những năm qua mục sư Ha Kar còn phối hợp với chính quyền, đoàn thể, tổ chức các buổi sinh hoạt, nói chuyện thời sự, nhận diện, phê phán cái xấu, không uống rượu bia, không hút thuốc lá, kể cả trong những buổi lễ cưới xin, ma chay, chấp hành pháp luật giao thông... từ đó xây dựng đời sống lành mạnh, yên vui trong cộng đồng dân cư.
Xã NThol Hạ, huyện Đức Trọng là địa phương có bà con dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao. Hiện toàn xã đã có hơn 3.000 người dân theo đạo Tin lành. Nhờ sự quan tâm đầu tư, giúp đỡ của chính quyền địa phương, cuộc sống của các tín đồ ngày càng ấm no, khởi sắc.
Hiện với vai trò là mục sư quản nhiệm Chi hội Đa tế thuộc Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam), Trưởng Ban đại diện Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) tỉnh Lâm Đồng, trong những lần sinh hoạt tại nhà thờ, ông thường xuyên căn dặn bà con tín đồ làm ăn sinh sống phải tuân thủ pháp luật bằng những việc làm thiết thực, góp phần tích cực phát triển phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, sống tốt đời, đẹp đạo, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội ở cơ sở.
Vừa qua, mục sư Ha Kar một lần nữa được UBND tỉnh Lâm Đồng tôn vinh là một trong những gương sáng đời thường năm 2018.
Khắc Lịch
Theo Congannhandan
Thực hư trại lợn khủng 20.000 con bị dịch tả lợn châu Phi ở Đồng Nai Đồng Nai vừa phát hiện một ổ dịch tả lợn châu Phi lớn nhất từ trước đến nay với tổng đàn gần 20.000 con. Được biết, ổ dịch phát hiện tại trại chăn nuôi của Công ty chăn nuôi lợn Phú Sơn. Đồng Nai đã ghi nhận ổ dịch tả lợn châu Phi lớn nhất từ trước đến nay tại trại lợn của...