Dịch tả heo châu Phi: 3,3 triệu con heo chết, chỉ còn “sót” tỉnh Ninh Thuận
Cả nước có 63 tỉnh và thành phố thì đến nay chỉ còn mỗi tỉnh Ninh Thuận là chưa bị dịch tả heo châu Phi hoành hành, còn lại tỉnh nào cũng có. Tổng số heo phải tiêu hủy là hơn 3,3 triệu con.
Cả nước có 63 tỉnh và thành phố thì đến nay chỉ còn mỗi tỉnh Ninh Thuận là chưa bị dịch tả heo châu Phi hoành hành, còn lại tỉnh nào cũng có. Tại hội nghị tiếp tục triển khai giải pháp phòng chống, ngăn chặn dịch tả sáng nay 11-7 do Bộ NN-PTNT tổ chức, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường bày tỏ rằng, chẳng còn giải pháp nào khác ngoài chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học để “sống chung với dịch”.
Toàn cảnh hội nghị của Bộ NN-PTNT về dịch tả heo sáng nay 11-7
Đây là hội nghị lần thứ 4 của Bộ NN-PTNT tổ chức để triển khai giải pháp ứng phó với dịch tả heo châu Phi vẫn đang tiếp tục lây lan, hoành hành trên diện rộng.
Báo cáo tại hội nghị này, Bộ NN-PTNT cho biết, đến nay dịch tả heo đã lây lan ra 62 tỉnh, thành phố với tổng số heo phải tiêu hủy là hơn 3,3 triệu con. Trong đó, có 116 xã thuộc 73 huyện của 23 tỉnh có dịch bệnh đã qua 30 ngày nhưng sau đó lại phát sinh heo bệnh. Và hiện nay, cả nước chỉ còn mỗi tỉnh Ninh Thuận là chưa có dịch tả heo châu Phi, nhưng tỉnh này lại nuôi heo rất ít.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường giãi bày rằng, chưa có loại dịch nào lại gây ra tác hại lớn, quá trình ứng phó khó khăn vất vả như dịch tả heo châu Phi.
Video đang HOT
“Hiện tại chỉ còn 1 tỉnh duy nhất mà dịch tả heo châu Phi chưa xâm nhập đến, đó là tỉnh Ninh Thuận. Và diễn biến dịch tả heo vẫn chưa dừng lại”- ông Nguyễn Xuân Cường cho biết.
Vừa qua, các nhà khoa học của Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã bước đầu nghiên cứu, khảo nghiệm vaccine cho dịch tả heo châu Phi, bước đầu có dấu hiệu khả quan. Tuy nhiên, từ kết quả trong phòng thí nghiệm, để cho ra được vaccine thương phẩm, đưa vào sản xuất, sử dụng đại trà là cả một quá trình dài.
Trong khi đó, theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, trong quá trình theo dõi, cho thấy virus dịch tả heo châu Phi rất nguy hiểm. Vũ khí duy nhất để ngăn chặn, thích ứng với dịch bây giờ là an toàn sinh học, áp dụng cho nhiều loại dịch chứ không riêng dịch tả heo châu Phi.
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường khẳng định, triển khai tổng thể các giải pháp an toàn sinh học là giải pháp hiệu quả nhất trong ngăn chặn và giảm thiệt hại do dịch tả heo châu Phi gây ra.
VĂN PHÚC
Theo SGGP
Cấp bách phòng chống dịch tả heo châu Phi: Dập dịch ngay từ cấp xã, huyện
Trước tình hình bệnh dịch tả heo châu Phi diễn biến bất lợi, ngày 25-5, tại TPHCM, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường chủ trì hội nghị triển khai các giải pháp cấp bách phòng chống dịch bệnh này tại các tỉnh phía Nam.
Chốt chặn để xử lý dịch
Theo ông Bạch Đức Lữu, Phó Cục trưởng Cục Thú y, ổ dịch đầu tiên ở phía Nam xảy ra ở tỉnh Hậu Giang vào ngày 11-4, đến nay xuất hiện tại 8 tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Vĩnh Long, Hậu Giang, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang.
Lý giải việc lây lan nhanh này, ông Bạch Đức Lữu chỉ ra các lý do: Hầu hết hộ nuôi chưa hiểu rõ, chưa thực hiện an toàn sinh học triệt để; hộ nuôi còn sử dụng thức ăn thừa của người; hộ nuôi khi phát hiện bệnh không khai báo ngay; việc công bố dịch chưa kịp thời; chưa làm tốt việc kiểm soát giết mổ lậu, thu gom heo chết về giết mổ; việc tiêu hủy chưa đạt yêu cầu; việc kiểm dịch gia súc vận chuyển chưa đúng quy định...
Đồng chí Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM, cho biết gần 80% lượng heo tiêu thụ ở TPHCM có nguồn gốc từ các tỉnh xung quanh. Vì vậy áp lực bệnh dịch tả heo châu Phi rất lớn. Bên cạnh việc tăng tần suất hoạt động của các đoàn kiểm tra liên ngành TP và quận huyện, nhằm xử lý nghiêm việc vận chuyển, giết mổ trái phép, TPHCM thực hiện việc giám sát chặt tình hình dịch tễ đàn gia súc.
Ngoài chốt chặn kiểm dịch các tuyến đường nối tỉnh Đồng Nai, TPHCM đã lập thêm 5 chốt kiểm dịch tạm thời giáp các tỉnh Bình Dương, Long An, Tây Ninh. Đồng thời kiểm soát chặt quy trình nhập heo và giết mổ, tiêu độc khử trùng phương tiện vận chuyển gia súc tại các trạm đầu mối giao thông...
Theo đồng chí Lê Thanh Liêm, các hộ kinh doanh giết mổ cũng phải đăng ký tuyến đường vận chuyển thịt khi vào TPHCM; thống nhất tuyến đường vận chuyển heo xuất về TP, trình phúc kiểm, tiêu độc khử trùng tại Trạm Kiểm dịch động vật Thủ Đức, Xuân Hiệp. Mặt khác, TPHCM tăng cường lấy mẫu heo tại các cơ sở chăn nuôi, các trạm kiểm dịch đầu mối giao thông, chợ đầu mối để tầm soát dịch bệnh.
Áp dụng triệt để biện pháp an toàn sinh học
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, nguy cơ bệnh dịch tả heo châu Phi tiếp tục lây lan ở các tỉnh, TP khu vực Đông và Tây Nam bộ rất cao, các địa phương không được chủ quan.
"Hiện là thời điểm giao mùa (phía Nam bắt đầu vào mùa mưa), các tỉnh ĐBSCL có hệ thống sông rạch dày đặc, giao thông đường thủy và đường bộ đan xen, khó kiểm soát. Vì vậy, mầm bệnh có thể dễ dàng phát tán và lây lan nhanh sang tất cả các địa phương chưa có dịch trong khu vực; nguy hiểm hơn là bệnh có khả năng xâm nhiễm vào các cơ sở chăn nuôi tập trung, quy mô heo lớn", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường lo ngại.
Theo Bộ NN-PTNT, bệnh dịch tả heo châu Phi hiện chưa có thuốc chữa, chưa có vaccine, chỉ phòng là chính. Vì vậy, an toàn sinh học là biện pháp duy nhất để phòng tránh hiệu quả. Nếu không áp dụng triệt để các biện pháp an toàn sinh học sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc phát triển chăn nuôi heo, gây tổn thất lớn về kinh tế, xã hội, nhất là ảnh hưởng lớn đến môi trường. Phát hiện sớm, kịp thời, heo chết xử lý ngay giúp giảm nguy cơ lây nhiễm.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường yêu cầu các tỉnh, TP tổng rà soát phương án và xây dựng hoàn chỉnh trước diễn biến phức tạp của dịch tả heo châu Phi để dập dịch ngay từ cấp xã, huyện. Chú ý tất cả các tình huống, trong đó có sự tham gia hỗ trợ của lực lượng vũ trang. "Địa phương là nơi cần chủ động, linh hoạt các tình huống, trong đó việc phát hiện sớm, xử lý nhanh giúp giảm nguy cơ lây lan", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường lưu ý.
" Đề nghị các địa phương chưa tái đàn trong thời gian này, riêng đàn heo hạt nhân bố mẹ, ông bà cần được bảo vệ và kiểm soát tốt để có thể phục hồi thời điểm thích hợp. Thời gian này các địa phương cần tính đến việc chuyển sang vật nuôi khác như gia cầm hay động vật ăn cỏ, tùy theo điều kiện và lợi thế từng địa phương. "
Bộ trưởng NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường.
CÔNG PHIÊN - THANH HẢI
Theo SGGP
Nuôi lợn an toàn sinh học - "Vũ khí" trong khi đợi vaccine ra đời? Sáng qua (2/7), Bộ NNPTNT đã tổ chức họp bàn về một số kết quả bước đầu nghiên cứu vaccine, sử dụng chế phẩm sinh học trong phòng chống dịch tả lợn châu Phi. Theo đánh giá mới nhất, kết quả bước đầu trong phòng thí nghiệm và thí điểm trên diện hẹp của vaccine này đều cho thấy rất khả quan. Đem...