Dịch tả giết 3,3 triệu lợn, nhiều nơi hết tiền hỗ trợ dân
Dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại 62 tỉnh thành với hơn 3,3 triệu con lợn phải tiêu hủy.
Dịch tả lợn châu Phi gây thiệt hại nặng nề tại các tỉnh Đồng bằng sông Hồng
Sáng 11/7, Bộ NN&PTNT đã tổ chức hội nghị triển khai các giải pháp tổng thể phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi trong bối cảnh virus nguy hiểm này đã xuất hiện tại 62 tỉnh thành với hơn 3,3 triệu con lợn phải tiêu hủy. Nhiều tỉnh không còn tiền chi hỗ trợ dân…
Càng dập càng lan?
Sau 160 ngày tràn vào Việt Nam, tới nay, dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 5.422 xã thuộc 513 huyện của 62 tỉnh, thành phố với tổng số lợn bị tiêu huỷ lên tới trên 3,3 triệu con. Trong đó, có 4.560 xã thuộc 513 huyện của 62 tỉnh, thành phố chưa qua 30 ngày; có 854 xã thuộc 226 huyện của 40 tỉnh đã qua 30 ngày; có 116 xã thuộc 73 huyện của 23 tỉnh, thành phố đã qua 30 ngày nhưng sau đó lại phát sinh lợn bệnh. Như vậy, cả nước hiện nay chỉ còn duy nhất tỉnh Ninh Thuận chưa có bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Lý giải tình hình trên, đại diện Cục Thú y, Bộ NN&PTNT cho biết, ngoài nguyên nhân virus dịch tả lợn châu Phi nguy hiểm, đường lây truyền đa dạng, khó kiểm soát… thì việc chăn nuôi hộ gia đình nhỏ lẻ, mật độ rất cao, khó thực hiện các biện pháp an toàn sinh học cũng làm lây lan dịch. Bên cạnh đó, những yếu kém trong công tác phòng chống dịch tại các địa phương cũng chính là tác nhân khiến dịch bùng phát nhanh. “Công tác kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật chưa đúng với quy định, không thực hiện kiểm dịch tại nơi xuất phát, không kiểm soát chặt chẽ dẫn đến chủ phương tiện vận chuyển tự phá hủy niêm phong, bán lợn bệnh, lợn nghi mắc bệnh trong quá trình vận chuyển”, vị đại diện thừa nhận.
Video đang HOT
Ông Đặng Huy Hậu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đã phải thốt lên “Không hiểu sao càng dập dịch càng lan rộng?”. Theo đó, số lợn mắc bệnh phải tiêu hủy tại Quảng Ninh đã chiếm 36% tổng đàn lợn của tỉnh. “Tại cuộc họp đầu tiên khi dịch mới vào, những địa phương có điều kiện như Hà Nội, Quảng Ninh anh em tôi vẫn bảo nhau không có gì ghê gớm lắm, nhưng tới giờ phút này, quỹ dự phòng đã chi hết sạch, bắt đầu phải cân não xem lấy nguồn ở đâu để chi tiền hỗ trợ!”.
Tương tự, ông Nguyễn Minh Quang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên cho biết, nguồn kinh phí hỗ trợ của tỉnh đã cạn kiệt. “Nguồn kinh phí dự phòng của tỉnh chỉ có 180 tỷ đồng trong khi số thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi tới thời điểm hiện tại đã lên tới 600 tỷ đồng”, ông Quang thông tin.
Cách nào giảm thiệt hại mức thấp nhất?
Ông Đặng Huy Hậu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho rằng có rất nhiều khâu trong phòng chống dịch tả lợn châu Phi phải xem xét lại. “Bộ NN&PTNT phải chỉ đạo khẩn trương điều chỉnh phương thức chăn nuôi tại các địa phương. Nếu cứ giữ mô hình hộ nhỏ lẻ đan xen trong khu dân cư thì dịch vẫn tiếp tục xảy ra, lúc nào chúng ta cũng phải chạy theo chống dịch”, ông Hậu nói và nhấn mạnh: “Vấn đề giết mổ cũng cần phải kiểm soát mạnh hơn, nếu không, cho dù khâu chăn nuôi đảm bảo vệ sinh thì nguồn lây lan dịch vẫn hiển hiện. Ngoài ra, cần kiểm tra lại khâu chôn lấp xử lý dịch bệnh. Chẳng hạn như Hà Nam, địa hình thấp hơn mặt nước biển mà lại đem chôn thì dịch cứ thế mà loang ra theo nguồn nước. Không chỉ cần lực lượng chuyên trách xử lý lợn dịch mà còn cần vật dụng và phương tiện chuyên trách. Không thể nay dùng xe chở lợn bệnh đi chôn mai lại dùng để chở hàng hóa khác”.
Đồng tình với nhận định trên, ông Nguyễn Minh Quang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên cho rằng, thời gian tới, ngoại trừ những cơ sở bảo đảm an toàn sinh học, các địa phương không nên để phát sinh chăn nuôi mới hoặc tái đàn trong các khu dân cư. Ngoài ra, Bộ NN&PTNT cũng cần có hình thức xử lý các hộ chăn nuôi quy mô lớn không đảm bảo điều kiện vệ sinh.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nhận định: “Chưa có dịch nào gây ra tác hại lớn, gây khó khăn vất vả trong quá trình ứng phó như dịch bệnh này. Chúng ta cố gắng rất nhiều, nhưng điều kiện ở nhiều nơi có lúc chưa đảm bảo. Có những tỉnh thiệt hại nhiều đến mức toàn bộ ngân sách dự trữ cũng không đáp ứng được một phần; có những việc không lường trước được…”.
Ông Cường cho rằng: “Con số thiệt hại rất lớn, khoảng 10% tổng đàn lợn. Chúng ta phải xác định sống chung với dịch không còn đường nào khác, để tính nước tiếp tục phát triển. Để đảm bảo hạn chế mức độ thiệt hại thấp nhất, cần phải thực hiện biện pháp an toàn sinh học ở mức cao nhất ở cả hộ chăn nuôi nhỏ lẻ lẫn quy mô lớn. Thực tiễn chứng minh nếu làm tốt an toàn sinh học thì virus không thể thâm nhập vào cơ thể lợn. Ngoài ra cũng phải thực hiện các nhóm giải pháp căn cơ khác như nhanh chóng cho ra vaccine, sử dụng các chế phẩm sinh học tăng cường công tác phòng dịch…”.
Tuyết Trịnh
Theo Baogiaothong
Dịch tả lợn châu Phi lan rộng, các bộ, ngành họp khẩn
Ngày 14-3, Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức họp khẩn nhằm chỉ đạo các đơn vị chức năng và các địa phương vào cuộc mạnh mẽ để khống chế và ngăn chặn sự lây lan dịch tả lợn châu Phi.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường yêu cầu tăng cường tuyên truyền cho người dân hiểu về chính sách hỗ trợ, ngăn chặn tình trạng bán tháo lợn bệnh. Ảnh: CTV
Theo thông tin từ Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), tại cuộc họp khẩn do Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường chủ trì, từ ngày 1-2 đến nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 221 xã, phường trực thuộc 52 quận, huyện của 17 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hải Phòng, Thái Bình, Thái Nguyên, Hòa Bình, Điện Biên, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Sơn La, Nghệ An. Tổng cộng có 23.442 con lợn mắc bệnh buộc phải tiêu hủy.
Cục trưởng Cục Thú y Phạm Văn Đông cho biết thêm, thời gian qua, bệnh dịch tả lợn châu Phi chủ yếu xuất hiện tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, điều kiện vệ sinh môi trường và an toàn sinh học không tốt. Hiện nay, chưa phát hiện bệnh này tại các trang trại chăn nuôi tập trung, quy mô lớn. Điều tra tại 44 ổ bệnh tại một số tỉnh, thành phố cho thấy, nguyên nhân dẫn đến bệnh Dịch tả lợn châu Phi lây lan chủ yếu là do việc vận chuyển lợn và các sản phẩm từ lợn, sử dụng thức ăn thừa và không thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng...
Theo nhận định của Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, thời gian tới, bệnh dịch tả lợn châu Phi có nguy lây lan rất cao do hoạt động chăn nuôi nhỏ lẻ, con đường lan truyền còn rất phức tạp, khó kiểm soát triệt để, thời tiết tiếp tục có diễn biến thuận lợi cho loại vi rút này phát triển... Nếu không kiểm soát tốt, bệnh sẽ lây lan rộng ra các vùng khác của cả nước.
"Hiện dịch đã xuất hiện tại 17 tỉnh thành phố khu vực phía Bắc, nếu không kiểm soát tốt để lây lan vào phía Nam thì rất nguy hiểm, bởi khu vực này có các tỉnh trọng điểm về chăn nuôi như Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh. Do đó, cần kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển trên Quốc lộ 1, Đường Hồ Chí Minh" - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị các tỉnh, thành phố, trên cơ sở chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ NN&PTNT, rà soát kế hoạch, phương án ứng phó bệnh dịch phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường yêu cầu các địa phương cần lưu ý kiểm soát chặt chẽ hoạt động chăn nuôi của các hộ nhỏ lẻ; xử lý môi trường tại tất cả hộ chăn nuôi bằng vôi bột; xử lý thức ăn bằng nhiệt; xử lý sinh học ngay chính người chăn nuôi... Các tỉnh, thành phố tập trung quán triệt cho các hộ chăn nuôi lớn cảnh giác cao độ trong phòng, chống bệnh dịch; linh hoạt trong cơ chế hỗ trợ nhân dân có lợn bị bệnh buộc phải tiêu hủy.
Tại cuộc họp do Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh chủ trì, Tổng Cục thị trường cho rằng, nguyên nhân bùng phát dịch tả lợn châu Phi do tình trạng buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ thịt lợn nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc tăng tại các tỉnh biên giới phía Bắc vào dịp cuối năm và Tết Nguyên đán. Không loại trừ khả năng, cư dân biên giới giữa Việt Nam và các nước có nhiều hoạt động giao thương, qua lại giữa Việt Nam và các nước mang theo mầm bệnh dịch tả lợn châu Phi vào Việt Nam.
Đàn lợn nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi bắt buộc phải tiêu hủy hoàn toàn. Ảnh: Phạm Tăng
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đề nghị lãnh đạo Bộ, Tổng cục Quản lý thị trường thực hiện nghiêm việc xử lý dịch bệnh, sớm xây dựng kế hoạch, cô lập vùng có dịch bệnh, tránh lây lan sang các vùng khác, đồng thời tổ chức ngay đoàn công tác đi kiểm tra, đánh giá về việc tổ chức triển khai nhiệm vụ và phối hợp tại các địa phương đang có dịch bệnh, nguy cơ lây lan và đường biên giới ngay trong tháng 3 này.
Theo Baobienphong
17 tỉnh, thành phố xuất hiện dịch tả lợn châu Phi Chiều 14/3, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã có cuộc họp khẩn với 17 tỉnh, thành phố để tìm giải pháp khống chế và ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP). Bộ trưởng Bộ NN&PTNT phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp chiều ngày 14/3. Thống kê của Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết, từ ngày 1/2-14/3/2019, dịch...