Dịch sốt xuất huyết ở Hải Dương năm nay đến sớm và tăng nhanh
Dịch sốt xuất huyết năm nay đến sớm và tăng nhanh. Toàn tỉnh Hải Dương đang có 6 ổ dịch sốt xuất huyết tại Cẩm Giàng, Ninh Giang, Tứ Kỳ và Thanh Hà.
Lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh và cán bộ y tế truyền thông tư vấn cho người dân về biện pháp loại trừ lăng quăng
Ngày 10/8, đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết dịch sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh năm nay đến sớm và tăng nhanh vào cuối tháng 7 và đầu tháng 8.
Trong 2 tuần cuối tháng 7 và tuần đầu tháng 8, mỗi tuần ghi nhận trên 30 ca mắc, chủ yếu mang yếu tố mầm bệnh nội địa. Một số ổ dịch cũ từ năm 2023 nay bắt đầu ghi nhận những ca mắc. Hầu hết bệnh nhân sức khỏe ổn định, đã được xuất viện.
Toàn tỉnh có 6 ổ dịch đang hoạt động tại thôn Cao Xá, Cao An (Cẩm Giàng); thôn Đô Chàng, Hồng Dụ (Ninh Giang); thôn Bích Cẩm, Quang Phục (Tứ Kỳ); khu I thị trấn Thanh Hà; thôn Phù Tinh, Thanh Quang và thôn Tráng Liệt, Thanh Sơn (cùng ở Thanh Hà). Một số ổ dịch xuất hiện các chùm ca bệnh có từ 2 người mắc trong cùng gia đình ở xã Thanh Sơn; xã Thanh Quang và khu I thị trấn Thanh Hà; Quang Phục (Tứ Kỳ)…
Video đang HOT
Tại các ổ dịch đang hoạt động phần lớn ở nơi có cây cối rậm rạp, vườn rộng, một số nhà dân có nhiều vật dụng chứa nước đọng có lăng quăng…
Bệnh nhân mắc sốt xuất huyết đang được điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Hà
Qua ghi nhận tại các cơ sở y tế, nhiều bệnh nhân đã tự ý mua thuốc điều trị nhiều ngày tại nhà không hạ sốt mới đến cơ sở y tế. Việc tự ý điều trị tại nhà vô tình dẫn tới bệnh tiến triển nặng, thậm chí gây biến chứng. Đồng thời việc không xét nghiệm phát hiện bệnh của những bệnh nhân này dễ dẫn đến là nguồn lây truyền cho người khác…
Tháng 8, 9 thường là mùa của bệnh sốt xuất huyết. “Không có bọ gậy, không có sốt xuất huyết” đó là thông điệp của ngành y tế khuyến cáo tất cả người dân hãy chung tay mỗi tuần dành 10 phút để diệt lăng quăng/bọ gậy.
Từ ngày 1/1-10/8, toàn tỉnh Hải Dương ghi nhận 192 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 68 trường hợp so với cùng kỳ năm trước. Riêng trong tháng 7 và tháng 8 đã ghi nhận hàng trăm ca mắc.
Không thể chủ quan với dịch bệnh
Ngày 8/8, Thanh Hóa xác định có thêm 2 ca mắc bạch hầu tại một ổ dịch ở thị trấn Mường Lát.
Như vậy, tính tới nay, trên phạm vi cả nước đã ghi nhận 8 trường hợp mắc bạch hầu (trong đó có 1 ca tử vong). Trong khi đó, dịch sốt xuất huyết tiếp tục diễn biến phức tạp và nguy hiểm. Ngày 8/8 một bệnh nhân mắc sốt xuất huyết ở Hải Phòng đã tử vong. Nhưng thật đáng lo ngại là trong xã hội lại xuất hiện sự chủ quan với dịch bệnh.
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), số ca mắc bạch hầu vài năm trở lại đây có sự biến động liên tục, tăng rồi giảm, sau đó lại tăng. Từ đầu năm 2024 đến nay, trên cả nước ghi nhận 8 ca mắc bạch hầu tại Hà Giang (3 ca); Nghệ An (1 ca, người bệnh đã tử vong), Bắc Giang (1 ca) và Thanh Hóa (3 ca).
Tính từ đầu năm 2024 đến nay, kể từ khi 1 ca mắc bệnh bạch hầu được phát hiện (và tử vong) tại tỉnh Nghệ An hồi cuối tháng 6, tới nay đã có thêm 3 tỉnh phát hiện bệnh nhân bệnh bạch hầu, dù rằng đó là những ca bệnh lẻ tẻ.
Theo các chuyên gia y tế, nguy cơ lây nhiễm của bạch hầu thấp hơn so với Covid-19, do đó khả năng gây đại dịch thấp nhưng đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: nguy cơ tử vong ở người mắc bệnh là 10 - 20%, cao hơn Covid-19, nhất là những người chưa được tiêm chủng.
Trong khi đó, diễn biến của dịch sốt xuất huyết (SXH) vẫn tiếp tục phức tạp tại nhiều địa phương trong cả nước. Với riêng Hà Nội, các ổ dịch vẫn chưa được loại trừ và số ca nhập viện vẫn ở mức cao. Trong tuần gần đây, Hà Nội ghi nhận thêm 171 ca bệnh (tăng 46 ca so với tuần trước đó) và 8 ổ dịch SXH mới. Từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã ghi nhận hơn 1.600 ca mắc SXH. Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới thì các ca SXH xảy ra sớm và nặng hơn mọi năm. Có bệnh nhân nhập viện trong tình trạng suy gan nặng, tiểu cầu tụt nhanh, máu cô đặc. Ông Cường cũng cho rằng, người mắc SXH cao tuổi, trẻ em, người có bệnh nền hoặc suy giảm hệ miễn dịch nếu không phát hiện và điều trị sớm thì có thể dẫn đến nguy cơ tử vong.
Đại diện khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện đa khoa Đống Đa) cho biết, trong tháng 5 và tháng 6/2024 không có ca bệnh SXH nào. Thế nhưng từ tháng 7 đến nay bệnh viện đã tiếp nhận gần 60 ca. Dự báo số ca mắc SXH có nguy cơ tăng cao trong tháng 8 này và cả tháng 9 tới. Trong khi đó, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần đầu tháng 8 cả thành phố có khoảng 170 ca và có khoảng 20 ổ dịch đang hoạt động (35 ổ dịch đã được loại bỏ).
Do nhiều yếu tố, dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp. Không chỉ là dịch bệnh mới mà kể cả những loại dịch bệnh tưởng chừng như đã được khống chế hoàn toàn ở nước ta thì nay cũng có dấu hiệu trở lại. Cơ quan Y tế liên tục đưa ra cảnh báo, hướng dẫn nhưng đáng lo ngại là việc chủ động phòng chống dịch cho bản thân, người thân cũng như cộng đồng ở nhiều người dân lại đang cho thấy rất lơ là. Trong khi đó, cùng với việc tiêm chủng thì ý thức phòng chống dịch của mỗi người sẽ mang tính chất quyết định để hạn chế sự lây lan trong cộng đồng.
Với bệnh bạch cầu và dịch SXH, đều cùng nguy hiểm, nhưng nhiều người dân khi có triệu chứng đã tự mua thuốc điều trị mà không đến bệnh viện. Các cơ sở y tế cho biết, nhiều trường hợp khi nhập viện thì bệnh đã phát triển rất nặng, cơ thể người bệnh suy nhược nên việc điều trị, phục hồi càng thêm khó khăn và kéo dài.
Chắc hẳn trong chúng ta không ai quên được những ngày gian nan trong đại dịch Covid-19, kéo dài suốt từ đầu năm 2020 cho đến giữa năm 2023. Cả xã hội phải gồng mình cũng chỉ vì một số cá nhân lơ là đã khiến cho dịch lây lan rộng và bùng phát mạnh. Đó phải được coi là bài học đắt giá nếu vẫn chủ quan với bất cứ dịch bệnh nào.
Không chỉ người dân chủ động phòng chống dịch, mà cơ quan Y tế và chính quyền địa phương cũng rất cần mạnh tay hơn với dịch bệnh. Không để đến lúc dịch bệnh lan rộng mới rút kinh nghiệm, kể cả "rút kinh nghiệm sâu sắc" đi chăng nữa vì điều đó cũng không đẩy lùi được dịch bệnh, không trả lại được sự yên bình cho cộng đồng.
Phát hiện, ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ dịch bệnh là việc không thể lơ là. Không thể phó mặc cho ngành Y tế mà tự mỗi người dân, chính quyền địa phương, các cơ quan đơn vị đều không thể chủ quan nếu như không muốn phải trả giá đắt.
Không xem nhẹ dịch sốt xuất huyết Thời tiết mưa nắng thất thường đã tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh sốt xuất huyết gia tăng. Cơ quan chuyên môn CDC Hà Nội liên tục cảnh báo bệnh sốt xuất huyết lây truyền qua trung gian là muỗi vằn chỉ sống ở những nơi nước đọng. Bà Đỗ Thị Nhã (xã Liên Hiệp, huyện Phúc Thọ) vừa bị mắc...