Dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp
Sợ lây nhiễm của COVID-19, nhiều người bị sốt xuất huyết không đến bệnh viện khám bệnh mà tự điều trị, dẫn tới bệnh diễn biến nặng, nguy hiểm, thậm chí tử vong.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: BV
Gần đây Bệnh viện Bạch Mai đã ghi nhận số ca sốt xuất huyết gia tăng; đặc biệt nhiều ca có các triệu chứng của bệnh như: Sốt, đau mỏi người.. nhưng không dám tới bệnh viện để thăm khám và điều trị hoặc chỉ đi khám sàng lọc COVID-19, dẫn tới khi bệnh nặng mới được chẩn đoán, nên có nhiều biến chứng nguy hiểm.
Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai mới đây đã tiếp nhận một trường hợp mắc sốt xuất huyết (27 tuổi, ở Thanh Xuân, Hà Nội). Ngày 16/8, bệnh nhân xuất hiện sốt cao liên tục, 39 – 40 độ, đau mỏi người, không ho, không khó thở. Bệnh nhân có yếu tố dịch tễ là đi công tác Đà Nẵng từ ngày 30/7- 7/8 nên ban đầu cả bệnh nhân và bác sĩ đều nghĩ ngay đến khả năng mắc COVID-19.
Tuy nhiên khi bệnh nhân được làm xét nghiệm PCR đã cho kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2; trong khi đó, xét nghiệm công thức máu cho thấy tiểu cầu hạ, kèm da xung huyết đỏ, lúc này bệnh nhân được làm xét nghiệm và được chẩn đoán mắc sốt xuất huyết. Bệnh nhân đã được điều trị kịp thời theo phác đồ sốt xuất huyết như: Truyền dịch, hạ sốt… Hiện sau 4 ngày điều trị, tình trạng của bệnh nhân đã ổn định.
PGS.TS. Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Từ đầu năm 2020 đến nay, riêng Trung tâm Bệnh nhiệt đới đã tiếp nhận và điều trị hàng trăm trường hợp sốt xuất huyết phải nhập viện, trong đó một số trường hợp nặng trên các cơ địa đặc biệt như phụ nữ có thai, bệnh nhân suy tim, suy thận, bệnh phổi mạn tính…
Video đang HOT
Tại Hà Nội, từ đầu hè tới nay các ca sốt xuất huyết ban đầu chủ yếu ở khu vực ngoại thành như: Hoài Đức, Đan Phượng, Thường Tín… nhưng hiện đã lan dần vào cac khu vực trung tâm như: Nam Từ Liêm, Thanh Xuân, Hoàng Mai… Trong tình hình dịch sốt xuất huyết đang có nguy cơ lan rộng cùng với dịch COVID-19, sai lầm đáng tiếc mà người dân và nhân viên y tế hay mắc phải là dễ chẩn đoán nhầm giữa bệnh sốt xuất huyết và mắc COVID-19″.
Theo đó, sốt xuất huyết và COVID-19 đều là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra với các biểu hiện ban đầu giống nhau, có thể gây nhầm lẫn như: Sốt, đau đầu, đau mỏi người… Tuy nhiên, đây là hai bệnh có yếu tố dịch tễ và đường lây truyền cũng như bệnh cảnh hoàn toàn khác nhau, cần biết cách phân biệt để điều trị kịp thời.
Theo đó, COVID-19 lây qua đường hô hấp do tiếp xúc giọt bắn, còn sốt xuất huyết lây qua đường máu do muỗi truyền. Sốt xuất huyết có biểu hiện đặc trăng là da xung huyết, mặt và củng mạc mắt đỏ, nặng hơn có biểu hiện xuất huyết hoặc dẫn đến sốc do máu bị cô đặc. Còn đối với bệnh nhân mắc COVID-19 thì ngoài yếu tố dịch tễ có tiếp xúc với người người mắc bệnh, còn có biểu hiện viêm đường hô hấp như: Ho, khó thở, ngạt mũi… nặng sẽ có biểu hiện viêm phổi và suy hô hấp.
Các chuyên gia khuyến cáo, người dân cần nhận biết các triệu chứng của sốt xuất huyết để điều trị kịp thời. Cụ thể, bệnh thường có biểu hiện là sốt cao liên tục, kéo dài 5-7 ngày, kèm theo đau đầu, đau người, có thể nổi hạch, phát ban, trên người nổi da xung huyết đỏ, đau bụng vùng gan, buồn nôn…
Nặng hơn có thể xuất huyết dưới da, ra máu cam, ra máu chân răng; ở nữ giới có thể có hiện tượng rong kinh, rong huyết, nặng hơn có biểu hiện xuất huyết nội tạng như xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não, tổn thương gan, rối loạn đông máu… Khi có một trong những biểu hiện trên, người dân cần đến các cơ sở y tế để được xét nghiệm chẩn đoán và điều trị, tuyệt đối không được tự ý theo dõi và truyền dịch tại nhà.
Đa số bệnh nhân sốt xuất huyết thường tự khỏi trong vòng 7 ngày, tuy nhiên khoảng 5% bệnh nhân sẽ có biểu hiện nặng như xuất huyết hoặc thoát huyết tương gây sốc do giảm thể tích, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời se co nguy cơ gây tử vong.
“Đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 đang lan rộng thì các triệu chứng của sốt xuất huyết cần hết sức lưu ý vì có một số triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với COVID-19. Do đó nhân viên y tế cần khai thác yếu tố dịch tễ rất cẩn thận và kỹ càng, tránh bỏ sót hoặc nhầm lẫn, gây ra các hậu quả đáng tiếc”, PGS.TS Đỗ Duy Cường khuyến cáo.
Những loại thuốc cấm kỵ khi bị sốt xuất huyết bởi 'uống là chết'
Không có một loại thuốc hay phương pháp điều trị nào là đặc hiệu, dành riêng cho bệnh sốt xuất huyết, tuy nhiên các bác sĩ khuyến cáo, do sốt xuất huyết có những triệu chứng dễ nhầm lẫn với các bệnh sốt khác nên nếu tự động dùng các loại thuốc sau đây có thể gặp nguy hiểm, thậm chí tử vong.
Ảnh minh họa: Internet
Theo bác sĩ Lê Anh, sốt xuất huyết (SXH) là bệnh lý nhiễm trùng cấp tính do virus Dengue gây ra, lây truyền qua trung gian muỗi vằn, hút máu người mắc bệnh rồi truyền sang cho người lành.
Bệnh thường bùng phát thành dịch vào mùa mưa, thời tiết thất thường (có tính chất lan truyền nhanh, nhiều người mắc cùng lúc, trong cùng một khu vực). SXH diễn biến khá thất thường và dấu hiệu bệnh dễ nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh khác. Trẻ em, người cao tuổi và phụ nữ mang thai là những đối tượng dễ bị tổn thương do SXH. Trong mùa hè, nhiều loại bệnh do virus cũng dễ xảy ra như sởi, sốt phát ban. Để bảo vệ sức khỏe, mọi người cần có kiến thức để phân biệt dấu hiệu các bệnh nhằm ứng phó và chăm sóc phù hợp.
Người mắc SHX căn cứ vào các triệu chứng như
Sốt: Bệnh nhân có biểu hiện sốt cao đột ngột từ 39-400C, liên tục trong 2-7 ngày. Biểu hiện sốt không thuyên giảm khi dùng thuốc hạ sốt.
Xuất huyết: Khi sốt bắt đầu giảm thì bệnh nhân chuyển sang biểu hiện phát ban xuất huyết, khoảng từ ngày thứ 3-4 kể từ khi có sốt. Các nốt ban dạng chấm đỏ hoặc bầm máu ở da, có khi xuất huyết ở các vùng niêm mạc như ra máu chân răng, ra máu cam, mắt đỏ kèm theo đau bụng, nôn ói.
Có khoảng 30% số ca mắc SXH trở nặng vào ngày thứ 3-7 sau khi khởi phát bệnh. Lưu ý những trường hợp bệnh nhi béo phì hoặc dưới 12 tháng tuổi, nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, bệnh có nguy cơ gây ra biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa đến tính mạng của trẻ.
Những loại thuốc hạ sốt cấm kỵ không được dùng khi bị sốt xuất huyết
Không nên dùng các loại thuốc hạ sốt khác như Aspirin hoặc Ibuprofen (hay các thuốc kháng viêm khác cùng nhóm) để giảm sốt và đau nhức do sốt xuất huyết gây ra.
Aspirin
Aspirin là thuốc hạ sốt, giảm đau mức độ vừa và nhẹ nhưng không được dùng trong bệnh sốt xuất huyết. Aspirin còn là thuốc chống kết tập tiểu cầu, ngăn cản hình thành cục máu đông và được dùng trong dự phòng và điều trị một số bệnh lý tim mạch. Việc dùng thuốc làm tăng nguy cơ ra máu và có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác trong bệnh sốt xuất huyết như xuất huyết tiêu hóa, nôn ra máu, xuất huyết dưới da ...).
Aspirin cũng không nên dùng để hạ sốt, giảm đau cho trẻ dưới 18 tuổi, đặc biệt là trẻ mắc phải hoặc đang hồi phục khỏi các bệnh do virus gây ra như thủy đậu, cúm mùa ... Các bệnh này cũng có các triệu chứng tương tư như sốt xuất huyết (sốt cao, mệt mỏi, đau nhức cơ thể ...) và có thể gây nhầm lẫn. Dùng Aspirin không đúng chỉ định có thể khiến trẻ mắc hội chứng Reye là bệnh lý não gan, gây phù não và suy gan có thể dẫn đến tử vong và để lại di chứng tổn thương não không hồi phục.
Ibuprofen và các thuốc giảm đau kháng viêm không Steroids khác
Tương tư Aspirin, Ibuprofen cũng là một thuốc không nên dùng trong bệnh sốt xuất huyết do tăng nguy cơ ra máu và các biến chứng khác của bệnh sốt xuất huyết. Các thuốc khác cùng nhóm với ibuprofen (các thuốc giảm đau, kháng viêm không Steroids - NSAIDs) như diclofenac, meloxicam ... cũng không được dùng do các thuốc trong nhóm này đều có tác dụng làm ức chế kết tập tiểu cầu, gây nguy cơ ra máu, biến chứng ở mức độ khác nhau trong bệnh sốt xuất huyết.
Sốt xuất huyết vào mùa, đừng chủ quan khi sốt, mệt mỏi Năm nay không phải là chu kỳ hằng năm của dịch sốt xuất huyết nhưng thời tiết nắng mưa thất thường là điều kiện thuận lợi cho các bệnh truyền nhiễm phát triển Sốt xuất huyết (SXH) Dengue là một loại bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây ra, được phát tán thông qua trung gian truyền bệnh là muỗi vằn. SXH là...