Dịch sốt xuất huyết bùng phát ở Hà Nội: Hầu hết các ca t.ử v.ong đều trẻ và không có bệnh nền

Theo dõi VGT trên

Số người mắc sốt xuất huyết nhập viện ngày càng tăng. Đã có 6 ca t.ử v.ong do bệnh diễn biến quá nhanh.

Đáng lưu ý khi đa số ở t.uổi thanh niên và không có bệnh nền.

Dịch sốt xuất huyết bùng phát ở Hà Nội: Hầu hết các ca t.ử v.ong đều trẻ và không có bệnh nền - Hình 1

PGS.TS. Đỗ Duy Cường – Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới ( Bệnh viện Bạch Mai) – khám cho bệnh nhân sốt xuất huyết

Những ngày này, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) rất đông bệnh nhân sốt xuất huyết (SXH) nhập viện. Ngày nào ở tâm dịch này cũng có bệnh nhân SXH ở mức độ cảnh báo nhập viện: Ngày 2/10, có 23 người, ngày 3/10, có 12 người, ngày 4/10 có 17 người. Đã vào đây, đều là bệnh nhân nặng, nhiều người ngấp nghé “cửa tử”.

Các phòng điều trị chật cứng người nằm, các giường đều phải nằm ghép 2, thậm chí ghép 3. Bệnh nhân SXH hiện chiếm 1/3 tổng số bệnh nhân của Trung tâm. Riêng ngày 2/10, đã có 2 bệnh nhân nặng xin về và t.ử v.ong tại nhà.

Trước diễn biến phức tạp của dịch SXH, VietTimes đã có cuộc trao đổi với PGS.TS. Đỗ Duy Cường – Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) – một trong các chuyên gia hàng đầu về điều trị bệnh truyền nhiễm.

Với kinh nghiệm của một chuyên gia truyền nhiễm, ông có thể cho biết dịch SXH năm nay có gì khác với mọi năm không, thưa ông?

PGS.TS. Đỗ Duy Cường: Mọi năm, dịch SXH thường diễn ra vào tháng 8-9-10, thì năm nay, ngay từ đầu tháng 5, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân SXH với số lượng càng ngày càng tăng. Hiện mỗi ngày có 20 -30 bệnh nhân nặng nhập viện, trong đó nhiều người phải hồi sức do c.hảy m.áu, sốc, suy đa tạng…

Năm nay, số bệnh nhân nặng tăng, số ca t.ử v.ong cũng tăng. Hiện tại không thấy có bằng chứng nói rằng virus tăng độc tính hay có týp bất thường. Tuy nhiên, năm ngoái Hà Nội đã xảy ra dịch, năm nay lại tiếp tục bùng dịch SXH, không theo chu kỳ khoảng 5 năm/lần như trước, lại là điều hiếm gặp, cho thấy công tác phòng, chống dịch cần phải chủ động và tăng cường hơn.

Số lượng bệnh nhân đang điều trị ở Trung tâm chủ yếu sống ở Hà Nội, nhưng đang có xu hướng lan rộng ra các tỉnh lân cận như Bắc Ninh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hà Nam… Các quận nội thành như Hoàng Mai, Đống Đa, Hai Bà Trưng,.. và các huyện ngoại thành Hoài Đức, Thạch Thất, Thường Tín, Đan Phượng, Thanh Oai,… cũng là điểm nóng với nhiều ổ dịch.

Các khu vực đông đúc dân cư, khu trọ ở Hà Nội, nhất là từ tháng 9, khi sinh viên nhập học, là những nơi bệnh lây lan nhanh, do điều kiện vệ sinh không đảm bảo, nhiều ao hồ, nước đọng,.. tạo điều kiện cho muỗi, bọ gậy phát triển…

Dịch sốt xuất huyết bùng phát ở Hà Nội: Hầu hết các ca t.ử v.ong đều trẻ và không có bệnh nền - Hình 2
PGS.TS. Đỗ Duy Cường – Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) – chỉ đạo các bác sĩ phân loại bệnh nhân SXH tại Trung tâm

Ông có thể cho biết thêm về đặc điểm của các ca t.ử v.ong do SXH năm nay?

Video đang HOT

PGS.TS. Đỗ Duy Cường: Chỉ riêng Trung tâm đã có 6 ca t.ử v.ong do SXH, đều nhập viện ở tình trạng nặng: Sốc, suy đa nội tạng, c.hảy m.áu và diễn biến bệnh rất nhanh. Đáng lưu ý, những trường hợp t.ử v.ong do SXH phần lớn là người trẻ tầm 30-35 t.uổi, có bệnh nhân mới 22 t.uổi và không có bệnh nền.

Các bệnh nhân đều đến BV quá muộn, với những triệu chứng kinh điển là sốt, đau đầu, chán ăn, đau mỏi cơ khớp, da xung huyết, mệt mỏi và c.hảy m.áu,… Nhiều bệnh nhân bị sốc, dù được cấp cứu trong điều kiện kỹ thuật hiện đại: lọc m.áu, thở máy… nhưng chúng tôi vẫn phải bất lực.

Do đó, để giảm tỷ lệ t.ử v.ong do SXH ở người trẻ và những người không có bệnh nền, phải tăng cường phát hiện sớm và điều trị theo phác đồ mà Bộ Y tế hướng dẫn.

Từ thực tế điều trị bệnh nhân SXH, ông lưu ý gì với người dân?

PGS.TS. Đỗ Duy Cường: Tại thời điểm này, khi bị sốt, người dân cần nghĩ ngay đến SXH, vì nhiều trường hợp sốt nhưng không xuất huyết trong những ngày đầu, nên chủ quan.

Theo diễn biến, SXH chia làm 3 giai đoạn: Từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 3 (còn gọi là giai đoạn sốt), bệnh thường không nặng, có thể điều trị tại nhà với sự giám sát của nhân viên y tế. Người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được làm xét nghiệm khẳng định và làm xét nghiệm công thức m.áu để biết số lượng tiểu cầu và độ cô đặc m.áu (hematocrit).

Giai đoạn 2 là giai đoạn nguy hiểm (từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7): Sốt giảm dần, có thể hết sốt vào ngày thứ 5, tuy nhiên tiểu cầu giảm dần và có thể có tình trạng xuất huyết (dưới da niêm mạc, c.hảy m.áu cam, chân răng, bầm tím nơi tiêm truyền, rong kinh, rong huyết, có thể nôn ra m.áu, đi ngoài, đi tiểu ra m.áu,..).

Ngoài ra, cần phải chú ý tình trạng thoát huyết tương ra khỏi lòng mạch dẫn đến cô đặc m.áu và tụt huyết áp, g.ây s.ốc. Đây là sốc giảm thể tích rất nguy hiểm, có thể không đi kèm với xuất huyết khiến nhiều người đến bệnh viện muộn và lúc này cấp cứu hết sức khó khăn.

Do vậy, người dân cũng cần nhận biết những dấu hiệu cảnh báo ở giai đoạn này cũng như đi khám để phát hiện sớm tình trạng m.áu bị cô đặc hoặc xuất huyết để nhập viện theo dõi và điều trị.

Giai đoạn 3 (từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 10) là giai đoạn hồi phục. Bệnh nhân sẽ hết sốt, tiểu cầu tăng trở lại, hết xuất huyết, bệnh nhân ăn ngon miệng trở lại,… và khỏi bệnh.

Ngay trong những ngày đầu phát bệnh, nên làm các xét nghiệm khẳng định sốt xuất huyết bằng test Dengue NS1Ag hoặc IgM. Trong xét nghiệm công thức m.áu, cần lưu ý 2 chỉ số quan trọng: Số lượng tiểu cầu (bình thường là 150-450 G/L) và chỉ số Hematocrit (bình thường 0.40 – 0,45), cần theo dõi hàng ngày.

Chỉ số này nói về khối lượng thể tích các thành phần hữu hình trong m.áu, bao gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. Nếu thể tích này tăng, tức là có hiện tượng huyết tương bị thoát ra lòng mạch và m.áu bị cô đặc cần phải truyền dịch, uống nhiều nước, nếu không sẽ dẫn đến tụt huyết áp, người bệnh sẽ bị rơi vào tình trạng sốc giảm thể tích.

Không phải cứ SXH là cần truyền m.áu hay truyền tiểu cầu. Tiểu cầu là 1 trong những chỉ số để tiên lượng, nhưng không phải yếu tố quyết định tình trạng bệnh nặng hay nhẹ. Nhiều người bệnh có chỉ số tiểu cầu dưới 20 nhưng không xuất huyết, thì cũng không cần truyền tiểu cầu.

Theo hướng dẫn mới của Bộ Y tế, người bệnh có chỉ số tiểu cầu dưới 5 G/L hoặc tiểu cầu dưới 10 G/L kèm theo xuất huyết thì mới cần truyền tiểu cầu. Nhiều người bệnh chỉ để ý đến tình trạng sốt và xuất huyết (như tên gọi của bệnh) mà không để ý đến tình trạng thoát huyết tương, khi đến viện với bệnh cảnh sốc do cô đặc m.áu, rối loạn đông m.áu, suy đa tạng, khiến việc điều trị khó hơn và tỷ lệ t.ử v.ong cao hơn những người hạ tiểu cầu đơn thuần.

Dịch sốt xuất huyết bùng phát ở Hà Nội: Hầu hết các ca t.ử v.ong đều trẻ và không có bệnh nền - Hình 3
Bệnh nhân mắc SXH nhập viện gia tăng

Còn với các cơ sở y tế, ông có khuyến cáo gì?

PGS.TS. Đỗ Duy Cường: Với tình hình bệnh nhân nhập viện gia tăng trong thời gian tới, đặc biệt là bệnh nhân nặng có dấu hiệu cảnh báo, các cơ sở y tế cần tăng cường khám sàng lọc, phát hiện sớm dấu hiệu và phân loại tình trạng bệnh.

Về vấn đề phân tuyến: Bệnh nhân nhẹ có thể được điều trị và theo dõi tại nhà, bệnh nhân nặng (có dấu hiệu cảnh báo) cần được đưa đến cơ sở y tế để các bác sĩ chuyên khoa điều trị kịp thời.

Trên thực tế, chúng tôi tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh chuyển nặng do các tuyến dưới chẩn đoán và điều trị sai, phát hiện muộn. Do đó, các bác sĩ ở các tuyến cần cập nhật việc chẩn đoán, điều trị theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế vừa ban hành, trong đó cập nhật chi tiết về chẩn đoán, phân loại lâm sàng, phác đồ điều trị, các thể bệnh, cho người lớn, t.rẻ e.m, phụ nữ mang thai,….

Không phải tất cả các ca SXH đều có thể chuyển nặng, nhưng chỉ cần 10% trong số các ca bệnh có biểu hiện nặng, thì việc phải chuẩn bị tốt các các điều kiện để sẵn sàng tiếp nhận và điều trị, hạn chế t.ử v.ong, là cần thiết. Trong vài ngày đầu bệnh nhân có thể sốt cao nhưng đây không phải là dấu hiệu đáng lo, chỉ cần uống thuốc hạ sốt, uống oresol, nước hoa quả,.. và nghỉ ngơi. Ngày thứ 5, bệnh nhân có thể hết sốt, chuyển sang giai đoạn thoát huyết tương, cô đặc m.áu, tuy nhiên nhiều người lầm tưởng rằng hết sốt là đã khỏi bệnh.

SXH khi có dấu hiệu cảnh báo có thể diễn biến rất nhanh, nên cần bác sĩ có chuyên môn, kinh nghiệm, nhất là về điều trị hồi sức tích cực. Bệnh nhân nên được đưa đến các cơ sở y tế chuyên khoa có sẵn vật tư, thiết bị máy móc, thuốc men,.. để được hồi sức mới có thể qua khỏi.

Hiện nay, số lượng bệnh nhân tăng nhanh, các cơ sở y tế cần mở rộng phạm vi điều trị. Có một thực tế đang diễn ra là bệnh nhân đến bệnh viện phải xếp hàng, chờ đợi xét nghiệm, trả kết quả… trong khi diễn biến bệnh có thể chuyển nặng chỉ từ sáng đến chiều. Việc bệnh nhân phải chờ đợi nhập viện sẽ không thể phát hiện sớm những biểu hiện nặng.

Cùng với đó, nên hạn chế việc nằm ghép, tránh lây nhiễm chéo, cần tăng cường thăm khám, theo dõi các dấu hiệu lâm sàng, phát hiện dấu hiệu cảnh báo.

Khi có dấu hiệu cảnh báo là cần phải theo dõi sát, hạn chế t.ử v.ong, đồng thời, phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ.

Năm nay, do nhiều nơi không phun muỗi phòng bệnh ngay từ đầu dịch, nên khó trừ hết các ổ dịch. Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý khi thời tiết năm nay thay đổi bất thường, rất nóng, mưa nhiều. Dự kiến đỉnh dịch có thể vào tháng 10-11.

Do vậy, phải quan tâm đến công tác phòng dịch, chủ động phun muỗi, diệt bọ gậy,.. từ sớm. Ngoài ra, cần có nghiên cứu, tổng kết, đ.ánh giá, đào tạo tập huấn, mở rộng hợp tác quốc tế, phát huy làm việc nhóm đa ngành- đa chuyên khoa vì sốt xuất huyết không chỉ là vấn đề riêng của chuyên ngành truyền nhiễm.

Hiện, ở Việt Nam vẫn quen gọi “bệnh SXH”. Tuy nhiên, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO, tên bệnh “SXH Dengue” (Dengue Hemorrhagic Fever) đã đổi thành ” bệnh Dengue” (Dengue disease) hoặc “sốt Dengue” (Dengue Fever) mà bỏ đi chữ “xuất huyết” (hemorrhagic).

Bởi theo cơ chế bệnh sinh, bệnh Dengue khởi đầu bằng triệu chứng sốt, còn 2 hiện tượng “xuất huyết” (là hậu quả của quá trình giảm tiểu cầu), và “cô đặc m.áu” (là hậu quả của quá trình thoát huyết tương), thường xảy ra sau sốt từ ngày thứ 4, thứ 5 trở đi. Hơn nữa nhiều trường hợp chỉ có sốc mà không có xuất huyết và ngược lại.

Ngoài ra gọi như vậy để người ta không quá chỉ tập trung vào vấn đề chạy chữa xuất huyết do giảm tiểu cầu mà quên đi phát hiện và điều trị thoát huyết tương do cô đặc m.áu – đây mới là nguyên nhân chính dẫn tới t.ử v.ong.

Do vậy, chúng tôi kêu gọi các nhà chuyên môn ở Việt Nam lên tiếng để có thể thay đổi dần cách gọi này, trước hết là các nhà khoa học, các giới chức y tế, sau đó là người dân và toàn xã hội để quen dần với tên bệnh mới này, đây cũng là cách để cập nhật và hội nhập y học Việt Nam với thế giới.

Dịch sốt xuất huyết bùng phát ở Hà Nội: Hầu hết các ca t.ử v.ong đều trẻ và không có bệnh nền - Hình 4
Các giường bệnh đều phải nằm ghép vì quá tải bệnh nhân SXH

Có một thực tế là việc thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế đang diễn ra ở nhiều bệnh viện. Điều này liệu có ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch không, thưa ông?

PGS.TS. Đỗ Duy Cường: Về mặt điều trị, đúng là có lo ngại vì nhiều cơ sở y tế có thể thiếu thuốc, vật tư, dịch truyền, dung dịch cao phân tử, các chế phẩm của m.áu như hồng cầu, tiểu cầu, hoặc không đủ thiết bị hồi sức, kít xét nghiệm…

Cùng với đó, nguồn nhân lực cũng cần được quan tâm. Vì sau 2 năm chống dịch dịch COVID-19, nhân lực cho chuyên ngành truyền nhiễm còn rất mỏng, nên cần được bổ sung, tập huấn, nâng cao chất lượng đội ngũ thầy thuốc chống dịch cả về đời sống vật chất và tinh thần.

Một vấn đề nữa đó là việc phun thuốc muỗi ngay từ đầu mùa. Một số nơi, do vướng mắc thủ tục hành chính, chỉ đạo, đấu thầu thuốc diệt muỗi,… kèm tâm lý đùn đẩy do sợ làm sai trong bối cảnh hiện nay cũng tác động đến việc phòng, chống dịch.

Hiện nay, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới cũng đang có những khó khăn khi thiếu giường bệnh, thiếu m.áu, tiểu cầu. Bệnh nhân tăng nhiều, tình trạng nằm ghép không tránh khỏi, khi chỉ có gần 100 giường nhưng luôn phải điều trị cho khoảng 140 người. Trong khi đó, nhân lực không tăng, liên tục phải chống dịch trong nhiều năm, khiến các nhân viên y tế cũng có tâm lý mệt mỏi. Mà, các bệnh truyền nhiễm mới nổi đang ngày càng nhiều. Hy vọng, các phòng ban chức năng và các đơn vị khác trong Bệnh viện sẽ hỗ trợ Trung tâm để có thể chống dịch một cách hiệu quả nhất.

SXH chưa có vắc xin phòng bệnh nhưng không phải bệnh mới mà là vấn đề y tế toàn cầu đã có hàng chục năm nay. Do vậy, cần phải chuẩn bị, đầu tư cho công tác phòng dịch và chuẩn bị cả tâm lý để dịch diễn ra không bị động từ việc phòng, chống, đến điều trị.

Xin cám ơn ông đã trao đổi!

Số ca mắc sốt xuất huyết tại Bình Định tăng gấp 3 lần năm ngoái

Bình Định ghi nhận hơn 4.300 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng hơn 3.200 ca so với cùng kỳ năm 2021, trong đó 2 huyện nhiều ca nhất là Tây Sơn và Hoài Ân.

Tại tỉnh Bình Định đang tồn tại cả 2 loài véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết là Ae.aegypti và Aedes albopictus, làm tăng khả năng lây truyền bệnh. Dự báo, số ca mắc sốt xuất huyết sẽ tăng cao vào đạt đỉnh trong 2 tháng 11 và 12 năm nay.

Từ đầu năm đến nay, ngành Y tế tỉnh Bình Định đã cung cấp gần 1.900 lít hóa chất diệt muỗi và hơn 1.800 lọ hóa chất diệt bọ gậy Abate để phục vụ phòng, chống dịch. Do dịch bệnh diễn biến phức tạp, xuất hiện nhiều ổ dịch, nhiều điểm nguy cơ nên đến nay hóa chất diệt muỗi và diệt bọ gậy đã hết, trong khi việc đấu thầu mua hóa chất đang rất khó khăn.

Số ca mắc sốt xuất huyết tại Bình Định tăng gấp 3 lần năm ngoái - Hình 1

Ngành Y tế Bình Định phun hóa chất diệt muỗi tại các ổ dịch.

Ông Lê Quang Hùng, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Định cho biết: "Một trong những giải pháp kiểm soát sốt xuất huyết theo phương châm là không có bọ gậy, không có loăng quăng, không có muỗi vằn thì chúng ta sẽ kiểm soát được sốt xuất huyết. Các địa phương huy động các lực lượng tổ chức các chiến dịch diệt bọ gậy, loăng quăng, diệt muỗi tại nhà, tại vườn, tại cộng đồng. Chúng tôi tiến hành phun hóa chất chủ động hoặc phun hóa chất ở các điểm bùng phát dịch, giám sát để phát hiện xử lý các ổ dịch trong thời gian sớm nhất".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Độ t.uổi bệnh nhân bị ung thư vú đang trẻ hóa
17:32:52 27/06/2024
Loại rau có tác dụng 'thần kỳ' có giá 'rẻ bèo' bạn nên biết
11:09:01 27/06/2024
5 thói quen ăn uống giúp giữ dáng cho người ít vận động
09:13:13 27/06/2024
10 vitamin và khoáng chất dễ bị thiếu ở phụ nữ
12:19:12 28/06/2024
3 lối sống lành mạnh giúp bạn sống tới 100 t.uổi
10:31:36 28/06/2024
Giảm mỡ m.áu, huyết áp nhờ pha thêm thứ này vào sữa, cà phê
16:57:26 27/06/2024
Đi bộ có thể giúp giảm đau lưng?
10:52:54 27/06/2024
8 thực phẩm ngăn tóc bạc sớm có thể bạn chưa biết
06:40:58 28/06/2024

Tin đang nóng

Puka đăng đàn "phốt" shop của Hòa Minzy, chuyện gì đây?
17:39:03 28/06/2024
Thông tin chính thức về nghi vấn Thúy Ngân đã âm thầm sinh con đầu lòng
19:32:08 28/06/2024
Thảm đỏ thất vọng nhất hôm nay: Lưu Diệc Phi bị 1 sao nữ lấn át hoàn toàn, Đường Yên lộ dáng gầy g.ây s.ốc
19:27:32 28/06/2024
2 quý tử nhà Jeon Ji Hyun lần đầu lộ diện, visual ra sao mà gây bão mạng?
20:51:26 28/06/2024
Sao nữ gen Z bị tố là "tiểu tam", thản nhiên cùng chồng mỹ nhân Câu Chuyện Hoa Hồng vào khách sạn
19:37:07 28/06/2024
Lý Hào Nam về nhà sau 6 tháng biệt tăm, từng điều trị tâm thần, bị đồn qua đời
21:34:01 28/06/2024
Tuấn Việt: "Chồng" 6 múi của Thúy Diễm khiến fan điêu đứng vì nhan sắc nổi bật
17:48:53 28/06/2024
Hai nam nghệ sĩ đưa t.iền cho vợ giữ: Người mất trắng, người giàu có, dinh thự trải từ Việt Nam sang Mỹ
22:55:25 28/06/2024

Tin mới nhất

Đắk Lắk ghi nhận trên 400 trường hợp mắc sốt xuất huyết Dengue

12:41:03 28/06/2024
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, tính đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 408 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH) tại 15 huyện, thị xã, thành phố.

6 lý do khiến bạn phải lấy cao răng

12:38:41 28/06/2024
Theo khuyến cáo nên thực hiện lấy cao răng định kỳ 2 lần/năm để chăm sóc sức khỏe răng miệng hiệu quả đồng thời phòng ngừa các bệnh lý liên quan.

4 bệnh lý tổn thương thận do nắng nóng và cách phòng tránh

12:15:47 28/06/2024
Mỗi ngày, con người bài tiết dưới một lít nước qua nước tiểu, nửa lít qua mồ hôi và nửa lít khác qua hơi thở. Vào những ngày nắng nóng và khi gắng sức nhiều, chúng ta càng đổ mồ hôi nhiều hơn.

Được ví như 'vua rau xanh', rau chân vịt lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu ăn quá

10:39:53 28/06/2024
Một số người có thể bị dị ứng với rau chân vịt, dẫn đến các triệu chứng như ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, sưng tấy, thậm chí khó thở. Nếu bạn nghi ngờ mình bị dị ứng với rau chân vịt, hãy ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức.

Trẻ nhập viện hàng loạt do biến chứng ho gà

10:36:23 28/06/2024
Đây là bệnh gây biến chứng nguy hiểm, đe dọa t.ử v.ong cao với các trẻ dưới 3 tháng t.uổi. Đa phần các trẻ mắc đều chưa tiêm vắc-xin hoặc tiêm chưa đủ liều, nhiều trẻ mắc ho gà dưới 2 tháng t.uổi.

Tiêm vaccine đúng lịch để bảo vệ trẻ trước bệnh ho gà

10:25:43 28/06/2024
Không giống như cảm lạnh, ho gà có biểu hiện một loạt các cơn ho liên tục trong nhiều tuần. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị, bệnh trở nên nặng hơn, gây ho nặng hơn, xuất hiện nhiều đờm dãi.

Gia tăng trẻ mắc đái tháo đường type 1

10:23:01 28/06/2024
Theo các chuyên gia của Bệnh viện Nội tiết trung ương, khác với ĐTĐ type 2 có thể phòng ngừa được bằng lối sống lành mạnh, ĐTĐ type 1 gần như không thể ngăn ngừa được.

Nỗ lực loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con

10:20:29 28/06/2024
Chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (PLTMC) đang được triển khai tại 100% xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh.

Biện pháp khắc phục chứng buồn ngủ ban ngày

10:10:36 28/06/2024
Nếu quá trình chuyển hóa nói trên bị rối loạn, tân dịch sẽ không sinh được khí huyết mà sinh ra đàm. Đàm khi kết hợp với nhiệt tà sẽ hóa thành đàm nhiệt.

Điều trị bệnh Alkapton niệu

10:07:45 28/06/2024
Trong một số nghiên cứu hiện tại cho thấy liệu pháp gen có thể là một phương pháp điều trị hữu ích cho Alkapton niệu. Tuy nhiên phương pháp này cũng chưa được triển khai rộng rãi do tính khả thi cũng như chi phí điều trị.

Đẩy lùi tắc nghẽn động mạch nhờ 4 thảo dược cực nhiều ở Việt Nam

10:01:41 28/06/2024
Tắc nghẽn động mạch là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý tim mạch nguy hiểm như đột quỵ, nhồi m.áu cơ tim.

Khống chế ổ dịch viêm màng não mô cầu ở Bắc Kạn

07:17:11 28/06/2024
Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn, ổ dịch viêm màng não do khuẩn não mô cầu tại xã Yến Dương, huyện Ba Bể đã cơ bản được khống chế khi không phát sinh ca nhiễm mới trong 10 ngày qua.

Có thể bạn quan tâm

Khai quật ngôi mộ cổ bí ẩn tìm thấy 'kho báu' chứa đầy vàng

Lạ vui

23:18:26 28/06/2024
Một nhóm khảo cổ học người Ba Lan và Armenia đã phát hiện ra một ngôi mộ cổ chứa đầy vàng trong quá trình khai quật ở Metsamor, Armenia.

Review The Secret Of Us tập 2: Earn xin lỗi bác sĩ, tình địch xuất hiện

Phim châu á

23:14:13 28/06/2024
Đoạn đối thoại giữa bà Russamee Thananusak và Earn là nút thắt kịch tính bởi tạo thêm tình huống để diễn viên thể hiện tâm lý nhân vật. Khi hay tin Fahlada đang hẹn hò, Earn rơi vào trạng thái băn khoăn, ngờ vực.

Chông gai đầu tiên của các "Anh tài": Dài cổ chờ 2 tiếng chưa thấy MV đâu!

Tv show

23:12:59 28/06/2024
Vào tầm lúc 19h30, fanpage chương trình đã đưa ra thông báo MV hoãn giờ công chiếu nhưng không nói cụ thể cột mốc thời gian mới, chỉ khẳng định vẫn sẽ lên sóng trong tối 28/6.

MC Minh Trang thời sự 19h ngoài đời khác hẳn trên sóng VTV, Võ Hoài Nam suy tư

Sao việt

23:09:43 28/06/2024
MC Minh Trang - gương mặt quen thuộc của bản tin Thời sự 19h của VTV cuốn hút khi đăng ảnh ngoài đời. Vua bãi rác Võ Hoài Nam triết lý về hạnh phúc.

Valverde bùng nổ trong ngày Uruguay thắng đậm

Sao thể thao

22:46:57 28/06/2024
T.iền vệ 25 t.uổi đóng góp 1 bàn trong chiến thắng tưng bừng 5-0 của Uruguay trước Bolivia ở lượt trận thứ hai bảng C, VCK Copa America 2024.

3 món ngon dễ làm lại cực kỳ đưa cơm từ loại quả mùa hè thanh mát, giải nhiệt

Ẩm thực

22:37:56 28/06/2024
Đang vào mùa sấu, bạn có thể tranh thủ làm 3 món ngon từ loại quả mùa hè này. Quả sấu thanh mát, giải nhiệt dùng để chế biến món ăn ngon cực kỳ đưa cơm dưới đây.

Em Chè ĐTCL livestream giải đề thi THPT quốc gia, điểm số khiến người xem phải giật mình bất ngờ

Netizen

22:25:32 28/06/2024
Là một trong những nhân tố đầy triển vọng trong bộ mônĐấu Trường Chân Lý,Em Chèluôn biết cách thu hút người xem bằng những content đầy sáng tạo và thậm chí, không kém phần độc lạ ở thời điểm hiện tại.

Sốc: Jisoo (BLACKPINK) xuất hiện trong hồ sơ tội phạm ở phim tài liệu

Hậu trường phim

22:14:51 28/06/2024
Trong 1 phân cảnh, ekip Detective Brooks Stories g.ây s.ốc khi sử dụng hình ảnh Jisoo (BLACKPINK) để minh họa cho phần hồ sơ của... 1 nữ tội phạm.

Cosplay sát thủ Akali, người đẹp khoe lưng trần nuột hơn AI

Cosplay

22:14:02 28/06/2024
Trong LMHT,Akalilà vị tướng nữ được rất nhiều người yêu thích và sử dụng. Không những có tạo hình mạnh mẽ, xinh đẹp và đầy cá tính, nữ ninja còn sở hữu cho mình bộ kỹ năng rất mạnh.

Dàn sao trẻ sáng bừng màn ảnh trong bom tấn phòng vé dịp hè 'Lốc xoáy tử thần'

Phim âu mỹ

21:54:09 28/06/2024
Mùa hè năm nay, điện ảnh Hollywood sẽ mang trở lại màn ảnh một tác phẩm hứa hẹn của thể loại phim thảm họa, với quy mô và kinh phí đầu tư khủng.

5 bộ đôi màu sắc giúp bạn ghi điểm thanh lịch, trẻ trung khi diện quần âu đen

Thời trang

21:50:44 28/06/2024
Quần âu đen là trang phục thiết yếu trong tủ đồ của mọi cô nàng công sở, không chỉ vì tính ứng dụng cao mà còn bởi vẻ đẹp thanh lịch, sang trọng mà nó mang lại.