Dịch sốt rét có nguy cơ lây lan tại Việt Nam?
Gần đây TP.HCM và Hà Nội liên tục ghi nhận các trường hợp sốt rét nhập cảnh từ châu Phi, vậy căn bệnh này có nguy cơ lan rộng?
Theo PGS Đỗ Duy Cường – Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới – BV Bạch Mai, gần đây Trung tâm ghi nhận hai trường hợp bệnh nhân mắc sốt rét. Nhiều năm nay Hà Nội và các tỉnh phía Bắc hầu như không còn bệnh nhân sốt rét. Vì vậy việc phát hiện, chẩn đoán, điều trị kịp thời các ca bệnh sốt rét từ nước ngoài trở về ở nhiều cơ sở y tế tuyến dưới còn khó khăn và dễ bị bỏ sót.
Bác sĩ Đỗ Duy Cường cho biết sau khi khai thác yếu tố dịch tễ, cả hai bệnh nhân đều có đi Angola (châu Phi) về. Khi kết hợp xét nghiệm máu, các bác sĩ phát hiện ra ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum trong máu. Những bệnh nhân sốt rét do đi từ châu Phi về nên được gọi là sốt rét “nhập khẩu”.
“Cả hai bệnh nhân đang điều trị tại trung tâm bị sốt ngay sau khi về Việt Nam, nhưng y tế ở địa phương không phát hiện ra, không để ý yếu tố dịch tễ là đi từ châu Phi về nên dễ bỏ sót. Do các triệu chứng sốt rét không điển hình rầm rộ, dễ gây nhầm với các bệnh khác như cảm cúm, COVID-19, sốt xuất huyết hay nhiễm trùng tiết niệu…”, PGS-TS Cường cho biết.
PGS Đỗ Duy Cường thăm khám cho bệnh nhân sốt rét.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM cũng đang điều trị hai bệnh nhân nhập cảnh từ châu Phi (một nữ, 24 tuổi, du học sinh, sống tại quận Bình Thạnh, trở về từ Cameroon và một nam, 63 tuổi, quốc tịch Trung Quốc, nhập cảnh từ Bờ Biển Ngà) bị sốt rét ác tính.
TS Hồ Đặng Trung Nghĩa – trưởng khoa nhiễm Việt – Anh, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới – cho biết kết quả xét nghiệm cho thấy mật độ ký sinh trùng sốt rét ở hai bệnh nhân đều rất cao. Các bệnh nhân được điều trị tích cực với thuốc đặc trị sốt rét và phối hợp nhiều phương tiện điều trị hỗ trợ.
Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, đến hết năm 2021 cả nước có 36 tỉnh thành được công nhận loại trừ bệnh sốt rét. Theo kế hoạch, Việt Nam đang phấn đấu để đạt loại trừ sốt rét vào năm 2030.
Riêng tại TP.HCM, từ năm 2011 đến nay không phát hiện ca bệnh sốt rét nội tại, đã được công nhận loại trừ sốt rét từ năm 2020. TP đang trong giai đoạn phòng ngừa sốt rét quay trở lại sau loại trừ.
Bệnh sốt rét có nguy cơ lây lan rộng?
Video đang HOT
Bác sĩ Trần Thanh Long, Trưởng khối điều trị phòng khám bệnh chuyên khoa ký sinh trùng Viện Sốt rét – ký sinh trùng – côn trùng TP.HCM, cho biết “thủ phạm” gây bệnh sốt rét là muỗi Anopheles.
Điều kiện để lây truyền bệnh này là phải có muỗi Anopheles, trong khi hiện TP.HCM đã loại trừ bệnh này nên nguy cơ bệnh sốt rét “hiện diện” tại TP.HCM là không có.
Bác sĩ Long cho biết thêm, từ lâu nước ta từng ghi nhận nhiều ca sốt rét, còn hiện nay rất ít. Tuy nhiên, nếu những ai đi vào rừng sâu đang lưu hành bệnh sốt rét thì vẫn có khả năng bị sốt rét khi có muỗi Anopheles đốt như một số địa phương như Bù Gia Mập, Đắk Ơ, Đắk Nhau tỉnh Bình Phước
“Người dân không có gì quá lo lắng. Hai ca sốt rét vừa phát hiện ở TP.HCM đều nhập cảnh từ châu Phi, trong khi đó chỉ bị sốt rét khi tồn tại vật trung gian truyền bệnh (muỗi Anopheles).
Nếu nghi ngờ và không biết bản thân bị muỗi thông thường hay Anopheles đốt, cần xem lại mình có đi qua vùng bệnh lưu hành không và nhanh đến cơ sở y tế thăm khám để có hướng điều trị thích hợp”, bác sĩ Long nói.
Ký sinh trùng sốt rét Plasmodium.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cũng cho biết do TP.HCM là nơi có biến động dân cư rất lớn, cũng là nơi tập trung nhiều bệnh viện tuyến cuối nên hằng năm vẫn ghi nhận một số trường hợp sốt rét đến từ vùng đang có dịch sốt rét lưu hành trong và ngoài nước.
Kết quả giám sát trung gian truyền bệnh sốt rét tại TP.HCM hiện nay không phát hiện muỗi truyền bệnh. Vì vậy nguy cơ lây lan bệnh sốt rét tại TP là rất thấp.
Trên cả nước đã tổ chức các đợt giám sát vectơ (vật trung gian truyền bệnh – PV) sốt rét tại 14 tỉnh thành và giám sát vectơ sốt xuất huyết tại 5 tỉnh thành để kiểm soát, khống chế và phòng ngừa bệnh do các loài côn trùng gây ra.
Theo PGS-TS Đỗ Duy Cường, ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum là loại gây bệnh chủ yếu, chiếm khoảng 70 – 80% số ca mắc sốt rét tại Việt Nam. Ký sinh trùng sốt rét này hầu như chỉ sinh trưởng tốt tại vùng khí hậu nóng ẩm.
Theo đó, quá trình truyền bệnh bắt đầu khi muỗi cái Anopheles hút phải máu có chứa bào tử từ một người bị sốt rét. Các giao tử bên trong muỗi bắt đầu sinh sản và tạo ra các thoa trùng sau khoảng 1 – 2 tuần.
Thời gian ủ bệnh kể từ khi bị muỗi nhiễm ký sinh trùng sốt rét đốt đến khi có các biểu hiện lâm sàng tùy thuộc loại ký sinh trùng, thông thường từ 9 – 20 ngày. Nhiễm sốt rét do truyền máu thì thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào số lượng ký sinh trùng trong máu truyền vào nhưng nói chung thời gian ủ bệnh ngắn vài ba ngày.
“Chúng tôi đã gặp nhiều trường hợp sốt rét trở thành ác tính với triệu chứng sốt cao liên tục, có thể đi vào hôn mê sau 3 – 5 ngày, nguy hiểm đến tính mạng. Kèm theo hôn mê là suy đa phủ tạng (gan, thận, phổi…) hoặc thiếu máu, co giật, hạ đường huyết.
Tuy nhiên nếu được điều trị kịp thời, đúng thuốc và thuốc tốt thì các chức năng sẽ dần hồi phục. Các thuốc sốt rét hiện nay có sẵn (Artesunate, Arterakin) được Bộ Y tế cung cấp theo chương trình”, PGS-TS Đỗ Duy Cường thông tin.
Cảnh báo nguy cơ 'nhập khẩu' sốt rét từ châu Phi
Liên tiếp 2 trường hợp từ Angola về Việt Nam được điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai do sốt rét. Bác sĩ cảnh báo nguy cơ "nhập khẩu' sốt rét với người từ châu Phi về nước.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai - Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Theo thông tin từ Trung tâm bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Bạch Mai, hiện trung tâm đang điều trị cho 2 bệnh nhân sốt rét sau khi trở về nước từ Angola.
Anh Nguyễn Đình Th. (38 tuổi, trú tại Hà Tĩnh) từ Angola về nước được 1 tuần. Trước đó, bệnh nhân làm việc và sinh sống tại Angola đã được 12 năm. Trước khi nhập viện 5 ngày, anh Th. xuất hiện sốt cao, rét run, kèm đau đầu nhiều khi sốt. Tình trạng sốt tập trung chủ yếu vào buổi chiều, ngày thường có 2 cơn sốt, kèm tiểu buốt, đại tiện phân lỏng.
Anh Th. đi khám tại cơ sở y tế gần nhà nhưng không phát hiện bệnh, sau đó được chuyển tới Trung tâm bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Bạch Mai. Sau khi khai thác yếu tố dịch tễ bệnh nhân có đi Angola về kết hợp xét nghiệm máu thì các bác sĩ phát hiện ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum trong máu.
Trường hợp thứ 2 là chị H. (32 tuổi, trú tại Hà Nội) mang thai tháng thứ 6. Chị H. đi lao động tại Angola được 8 năm và từng bị sốt rét vào năm 2021, chị mới trở về từ Angola được 1 tuần.
Trước khi vào viện 3 ngày chị xuất hiện sốt cao, rét run thành cơn, chủ yếu sốt về chiều tối. Sau cơn sốt vã mồ hôi nhiều, kèm nôn, buồn nôn, đau đầu nhiều.
Chị đi khám phòng khám tư, sau đó được đưa vào Viện Sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng trung ương làm xét nghiệm và được chẩn đoán là sốt rét. Sau đó, chị được chuyển đến Trung tâm bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai theo dõi và điều trị
Chia sẻ về bệnh sốt rét, PGS.TS Đỗ Duy Cường - giám đốc Trung tâm bệnh nhiệt đới - cho biết: "Thời gian gần đây chúng tôi tiếp nhận một số bệnh nhân sốt rét đi từ châu Phi về, nên được gọi là sốt rét "nhập khẩu".
Nguyên nhân là do giao thương, đi lại nhiều, sau một thời gian dịch bệnh, việc khôi phục các đường bay cho người Việt Nam đi lao động, công tác tại châu Phi, đặc biệt là Angola trở về nước gia tăng".
TS Cường khuyến cáo người dân trở về nước từ vùng dịch tễ có sốt rét cần được khám sàng lọc, điều tra dịch tễ và xét nghiệm ngay xem trong máu có ký sinh trùng sốt rét hay không và cần khai báo y tế với cơ quan chức năng.
Khi có biểu hiện sốt cần đi khám ngay để tránh nhầm lẫn và bỏ sót. "Cả 2 bệnh nhân hiện đang điều trị tại trung tâm bị sốt ngay sau khi về Việt Nam nhưng y tế ở địa phương không phát hiện, không để ý yếu tố dịch tễ là đi từ châu Phi về nên dễ bỏ sót.
Do các triệu chứng sốt rét không điển hình rầm rộ, dễ gây nhầm với các bệnh khác như cảm cúm, COVID-19, sốt xuất huyết, hay nhiễm trùng tiết niệu,...", ông Cường nhấn mạnh.
Trong những năm qua đã có nhiều cảnh báo về những trường hợp sốt rét đi từ châu Phi về, đặc biệt là các trường hợp công nhân, người lao động làm việc tại Angola về thì phải lưu ý yếu tố dịch tễ, cần khai báo với cơ quan y tế hoặc đi xét nghiệm bởi sốt rét có thể trở thành sốt rét ác tính và nguy hiểm đến tính mạng.
"Chúng tôi đã gặp nhiều trường hợp sốt rét trở thành ác tính với triệu chứng sốt cao liên tục, có thể đi vào hôn mê sau 3-5 ngày, nguy hiểm đến tính mạng. Kèm theo hôn mê là suy đa phủ tạng (gan, thận, phổi...) hoặc thiếu máu, co giật, hạ đường huyết.
Tuy nhiên nếu được điều trị kịp thời, đúng thuốc và thuốc tốt thì các chức năng sẽ dần hồi phục. Các thuốc sốt rét hiện nay có sẵn (Artesunate, Arterakin) được Bộ Y tế cung cấp theo chương trình", ông Cường nhấn mạnh.
TP.HCM: Chưa phát hiện muỗi truyền bệnh sốt rét Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), hiện kết quả giám sát côn trùng cho thấy không phát hiện muỗi truyền bệnh sốt rét, nguy cơ lây lan bệnh sốt rét tại thành phố là rất thấp. Theo HCDC, TP.HCM đã được công nhận loại trừ bệnh sốt rét từ năm 2020. Các ca bệnh ghi nhận tại thành phố đều...