Dịch sởi và những biến chứng khó lường
Sởi là một bệnh truyền nhiễm rất thường gặp ở trẻ em do virus gây ra. Bệnh sởi dù lành tính nhưng nếu không được tiêm chủng đầy đủ, khi mắc bệnh không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ gây nhiều biến chứng. Ở Việt Nam, trong các ca tử vong ở trẻ em thì tỉ lệ mắc bệnh sởi tử vong cao hàng đầu. Bệnh sởi có nguy cơ lây lan trên diện rộng và bùng phát thành dịch nếu chúng ta lơ là, chủ quan.
Cha mẹ cần theo dõi để nhận biết sớm dấu hiệu của bệnh sởi
Hãy nghĩ đến bệnh sởi nếu trẻ gặp dấu hiệu này
Bà Trần Thị Minh Lý, Trạm trưởng Trạm Y tế phường Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội cho biết: Không khó để nhận biết trẻ có nguy cơ mắc sởi dựa vào những dấu hiệu dễ nhận biết. Trong ngày đầu trẻ sốt rất cao từ 39 – 40 độ rồi xuất hiện ban đỏ trên da. Ngày thứ 2 thứ 3, trẻ bắt đầu có hiện tượng nổi ban sần, mịn như nhung ở da.
Mới đầu xuất hiện ở tai rồi lan dần ra mặt, xuống cổ, xuống lưng… Khoảng thời gian này bệnh nhân có thêm triệu chứng viêm kết mạc, mắt đỏ có rỉ, ho khan, hắt hơi, sổ mũi ( viêm hô hấp) và có những đốm trắng bên trong má. Ngày thứ 4 – 6, ban mới lan xuống tay, chân. Quá trình phát ban xuất hiện từ 5 – 6 ngày rồi dần mất đi.
Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo, để chủ động phòng bệnh sởi, các gia đình cần chủ động đưa trẻ từ 9 – 18 tháng tuổi tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi tại các trạm y tế xã, phường. Khi phát hiện dấu hiệu ho, sốt, chảy nước mũi, phát ban, gia đình cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để khám và điều trị phòng các biến chứng của bệnh sởi. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ và tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.
Cha mẹ cần để ý theo dõi và nhận biết sớm các dấu hiệu này nhất là từ ngày thứ 2 kể từ khi trẻ sốt để không bị nhầm với sốt phát ban do virus thông thường.
Sốt phát ban thông thường và sốt phát ban khi mắc sởi đều sốt cao nhưng sốt phát ban thông thường mọc ban toàn thân chứ không mọc lần lượt như bệnh sởi và không bị viêm kết mạc hay viêm đường hô hấp. Việc cha mẹ theo dõi để nhận biết sớm dấu hiệu của bệnh sởi và đưa đến cơ sở y tế khám và điều trị sẽ làm trẻ sớm bình phục, tránh biến chứng bệnh nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Những biến chứng thường gặp
Mặc dù là bệnh lành tính những nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách, sởi có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Tỉ lệ mắc sởi ở trẻ em là rất cao nếu không được tiêm phòng đầy đủ. Các biến chứng phổ biến hơn ở trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn trên 20 tuổi.
Đặc biệt ở trẻ suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A hoặc bị các bệnh miễn dịch như HIV, AIDS… mắc sởi thì nguy cơ biến chứng là rất cao. Biến chứng thường gặp nhất là viêm tai giữa cấp, viêm phổi nặng, tiêu chảy và ói mửa do sởi. Mờ hoặc loét giác mạc, có thể gây mù lòa hoặc viêm não do bệnh nhiễm trùng gây phù nề. Phụ nữ có thai nếu mắc bệnh sởi có thể gây sảy thai, đẻ non, nhẹ cân.
Các trạm y tế xã phường trên địa bàn Hà Nội đều bố trí lịch tiêm chủng hàng tuần đảm bảo cho trẻ trong độ tuổi tiêm chủng được tiêm theo đúng kế hoạch
Chăm sóc trẻ đúng cách để hạn chế lây lan
Video đang HOT
Bệnh sởi có thể lây lan qua đường nước bọt và dịch từ người bệnh. Nếu người bệnh phát tán virus ra ngoài môi trường ho, hắt hơi… thì người lành cũng có thể bị nhiễm virus nếu hít phải nước bọt trong không khí của người nhiễm bệnh.
Nếu trong bối cảnh dịch sởi bùng phát, số người mắc bệnh vào viện đông dẫn đến quá tải phải nằm ghép, nhiều ca sởi nặng và chuyển sang biến chứng thì việc lây chéo giữa các bệnh nhân với bệnh nhân, giữa bệnh nhân với những người đi chăm sóc càng cao, bệnh càng lâu khỏi.
Vì vậy, đối với trẻ mắc sởi được phát hiện kịp thời, qua thăm khám, đủ điều kiện được bác sĩ khuyến cáo chăm sóc và điều trị tại nhà cũng là một cách tốt để trẻ được cách ly với môi trường bệnh viện ô nhiễm và sớm bình phục hơn.
Tuy nhiên, cha mẹ khi chăm sóc con mắc sởi tại nhà phải tuyệt đối tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ về việc chăm sóc, cách ly và chế độ dinh dưỡng đảm bảo cho trẻ nhất là đối với trẻ mắc sởi có thể trạng kém, hay ốm yếu.
Theo bà Lý, trẻ mắc sởi cần nghỉ học, không gửi trẻ ở các cơ sở trông giữ ngay từ khi phát hiện hoặc trẻ có dấu hiệu mắc sởi cho đến khi đảm bảo trẻ khỏi bệnh hoàn toàn để tránh lây nhiễm cho những trẻ lành khác.
Việc cách ly này còn áp dụng tại nhà, không để trẻ mắc bệnh dùng chung các vật dụng cá nhân như cốc, chén, bát đũa, khăn mặt, bàn chải đánh răng… với các thành viên trong gia đình. Những đồ chơi, vật dụng mà trẻ mắc sởi tiếp xúc cần được thường xuyên tẩy rửa bằng xà phòng và các chất tẩy thông thường khác.
Khi chăm sóc trẻ mắc sởi cũng cần đặc biệt lưu ý rửa tay sạch sẽ trước và sau mỗi lần tiếp xúc để tránh lây nhiễm sang các thành viên khác trong gia đình.
Bố mẹ cũng lưu ý thường xuyên theo dõi nhiệt độ, nhỏ mắt, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý, vệ sinh thân thể cho trẻ bằng nước ấm, nhà cửa, chăn chiếu, phòng ngủ thông thoáng, sạch sẽ hàng ngày.
Cha mẹ không kiêng khem trong bữa ăn đối với trẻ mắc sởi, mà phải bù đắp, nâng cao thể trạng sức khỏe cho trẻ bằng chế độ ăn đủ dinh dưỡng, giàu vitamin A để bảo vệ mắt dễ bị tổn thương do sởi và nâng sức đề kháng cho trẻ.
Trong quá trình điều trị tại nhà cho trẻ mắc sởi thường xuyên có bác sĩ thăm khám, theo dõi. Khi trẻ có những dấu hiệu ban sởi lặn mà vẫn sốt, ho nhiều, tiêu chảy nhiều… cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để điều trị kịp thời.
Tường Vy
Theo giaoducthoidai.vn
Tới gặp bác sĩ ngay nếu bạn bị đau mắt kèm theo những triệu chứng này
Giống như bất cứ bộ phận nào khác trên cơ thể, đôi khi, mắt bạn có thể bắt đầu đau nhức mà chẳng vì lý do gì nhưng đau mắt cũng có khi là dấu hiệu cảnh báo bệnh rất nghiêm trọng.
Hãy tới gặp bác sĩ ngay nếu bạn bị đau mắt kèm theo những triệu chứng này.
1. Ngoài cảm giác đau mắt còn thoáng hiện sắc đỏ hoặc hồng trong mắt
Bị đau mắt kèm theo màu lạ có thể là dấu hiệu của một bệnh. Trước hết, trông mắt như nổi các tia máu có thể báo hiệu vật gì đó kẹt trong mắt bạn. Mặc dù bạn có thể thử một số mẹo để loại bỏ vật đó, như nháy mắt nhiều lần, lấy nước sạch xối qua cầu mắt, nhưng nếu cảm giác đau và tình trạng đỏ tia máu trong mắt vẫn còn, hãy đi gặp bác sĩ ngay. Hoặc nếu bạn đang phải đối phó với tình huống có thứ gì đó dính vào nhãn cầu, nên lập tức đến gặp bác sĩ hơn là tự mình cố gắng lấy nó ra khỏi mắt.
Còn có một số chứng bệnh khác gây đau và đỏ mắt. Ví dụ, nếu mắt bạn liên tục bị đỏ và gây khó chịu, có khả năng bạn bị khô mắt.
Trong trường hợp bạn chưa biết thì khô mắt là hiện tượng mắt không thể tự bôi trơn một cách phù hợp. Khô mắt thường xảy ra khi hoặc là khối lượng hoặc là chất lượng nước mắt không đủ để đảm bảo độ ẩm cần thiết cho mắt. Chứng bệnh này thường đi kèm với một loạt triệu chứng khó chịu ngoài đau và đỏ mắt, bao gồm ngứa, có cảm giác thứ gì ở trong mắt dù thực tế không hề có, cộm hoặc rát, tiết nước mắt quá nhiều thay thế các giai đoạn khô ngắn, tiết dịch, nhạy cảm với ánh sáng và thị lực giảm.
Nếu bạn gặp phải nhiều triệu chứng kể trên, hãy hỏi bác sĩ xem liệu khô mắt có phải là nguyên nhân gốc rễ không. Nếu đúng, bác sĩ có thể gợi ý bạn thử dùng nước mắt nhân tạo mua ở tiệm thuốc và theo dõi hiệu quả thế nào. Nếu khô mắt không thuyên giảm, bác sĩ có thể chỉ định những biện pháp điều trị mạnh hơn như thuốc kê đơn chẳng hạn.
Viêm kết mạc có thể là một nguyên nhân khác của "bộ đôi" đau và đỏ mắt - theo Anupama Anchala, trợ giảng chuyên ngành bác sĩ nhãn khoa tại Trường Y Freinberg, Đại học Northwestern. Viêm kết mạc xảy ra khi màng kết (lớp mô mỏng, trong suốt viền quanh mí mắt và lòng trắng mắt) bị viêm. Nguyên do thì có rất nhiều, bao gồm vi khuẩn, virus, tác nhân gây kích thích như chlrine và dị ứng. Bạn cũng có thể trải nghiệm những triệu chứng khác như nhạy cảm với ánh sáng, tiết quá nhiều nước mắt và dịch, có cảm giác như mắt bị vướng thứ gì đó mà thực sự không có gì trong mắt cả.
Biện pháp điều trị viêm kết mạc phụ thuộc vào loại mắt đỏ mà bạn mắc - ví dụ, kháng sinh sẽ không hiệu quả gì nếu bạn bị nhiễm trùng do virus. Đó là lý do tại sao tốt hơn hết nên tới gặp bác sĩ ngay.
2. Bạn thức dậy với mi mắt dính đầy gỉ mắt khô
Ở đây, một lần nữa, lại là hiện tượng mắt đỏ. Viêm kết mạc thực sự có thể gây ra "thảm cảnh" này, cũng như bệnh khô mắt và viêm mi mắt - tình trạng mi mắt bị viêm có thể dẫn tới tiết dịch mắt dầy và dính, mi mắt sưng đỏ và cảm giác bỏng rát trong nhãn cầu cùng một số triệu chứng khác. Nó cũng có thể gây đỏ mắt.
Bạn có thể bị viêm mi mắt vì một số lý do khác nhau, trong đó có mi mắt bị nhiễm trùng do vi khuẩn, phản ứng dị ứng với mỹ phẩm trang điểm hay bị tắc các tuyến bơm dầu vào màng nước mắt - màng mỏng phía trước giác mạc - để giữ cho mắt luôn ướt và đẹp.
Nếu bạn nghi bị viêm mi mắt, có thể làm dịu triệu chứng bằng cách áp miếng chườm ấm vào mắt để làm mềm các gỉ khô dính và giảm viêm. Nhưng ý tưởng tốt nhất vẫn là tới gặp bác sĩ ngay, đặc biệt khi bạn bị tiết nhiều dịch và rất đau. Bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc như dung dịch nhỏ mắt để chống lại tình trạng nhiễm trùng hay kiểm soát mức độ viêm.
Nếu bạn bị đau mắt kèm tiết dịch, chảy nước mắt quá nhiều, đỏ mắt và sưng ở gần góc phía trong mắt, có thể bạn bị tắc tuyến lệ. Hiện tượng này xảy ra do một vấn đề như nhiễm trùng hoặc chấn thương, thậm chí, do tình trạng hẹp bình thường trong tuyến lệ khi bạn nhiều tuổi lên. Có mốt số cách để điều trị tắc tuyến lệ, bao gồm kháng sinh để đối phó với tình trạng nhiễm trùng, mát-xa tuyến lệ bị tắc hay sử dụng thiết bị chuyên dụng (stent) đưa vào trong để hút dịch thừa. Tất cả đều cần tới kỹ thuật của bác sĩ.
3. Mắt bạn không thể chịu đựng được ánh sáng
Đau mắt đi kèm nhạy cảm với ánh sáng là dấu hiệu rõ ràng có thứ gì đó xảy ra với mắt bạn và cần phải được điều trị ngay. Dù nhiều bệnh có triệu chứng này, như khô mắt và viêm mi mắt, nhạy cảm với ánh sáng có thể là hậu quả của tình trạng trầy xước giác mạc (corneal abrasion).
Về cơ bản, đây là một vết xước trên giác mạc - lớp ngoài cùng có hình mái vòm, trong suốt của mắt. Nó có thể xảy ra vì những nguyên do như cát, bụi, chất bẩn, vỏ bào hay thậm chí kính áp tròng của bạn.
Phần lớn tình trạng trầy xước giác mạc tự lành sau 1-2 ngày. Nhưng nếu sau đó, bạn vẫn thấy đau hoặc trải nghiệm nhiều triệu chứng lạ lùng với mắt, cần đi kiểm tra ngay. Trầy xước giác mạc có thể dẫn tới loét giác mạc - đó là một tổn thương hở trên giác mạc. Nếu không được điều trị, loét giác mạc có thể gây tổn thương thị lực. Trường hợp bạn bị loét giác mạc, bác sĩ có thể muốn bạn nhỏ kháng sinh để ngừa nhiễm trùng, nhỏ thuốc steroid để giảm viêm hoặc một số dạng điều trị khác nhắm vào nguyên nhân chính xác của khối loét.
4. Nhãn cầu bỏng rát
Những bệnh như khô mắt, dị ứng và viêm mi mắt đều có thể khiến bạn có cảm giác nóng rát ở mắt. Nhưng những vấn đề như viêm giác mạc ánh nắng (photokeratitis) - là tổn thương do tia cực tím gây ra cho giác mạc mà về bản chất là hậu quả của tình trạng cháy nắng - cũng có thể dẫn tới cảm giác mắt như cầu lửa.
Vấn đề là viêm giác mạc ánh nắng có thể làm nảy sinh một số rắc rối khác như mắt chảy nước, sưng và nhạy cảm với ánh sáng.
Nếu bạn nghĩ mình bị bệnh trên, hãy dùng thuốc kháng viêm không chứa steroid hoặc chườm khăn lạnh lên mắt để giảm đau trong 48 giờ. Nhưng nếu bạn không chắc về nguyên nhân, cách tốt nhất vẫn là tới gặp bác sĩ.
5. Mắt mờ hoặc thị lực thay đổi theo cách dị thường
Mắt mờ có thể xảy ra do nhiều chứng bệnh về mắt, bao gồm nhiều loại đã đề cập tới ở trên. Nó có thể là dấu hiệu của viêm giác mạc (keratitis). Bệnh thường đi kèm với mắt đỏ, chảy nước mắt quá nhiều hoặc tiết dịch, nhạy cảm với ánh sáng, cảm giác như có thứ gì ở trong mắt.
Viêm giác mạc có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm chấn thương, xước giác mạc, vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng.
Nếu không điều trị viêm giác mạc, bạn có thể phải chịu tổn thương vĩnh viễn, gây ảnh hưởng tới thị lực. Trường hợp bác sĩ nghi bạn bị viêm giác mạc, họ có thể kê đơn thuốc nhỏ mắt để điều trị nguyên nhân cụ thể gây viêm.
Như vậy, bạn có thể thấy mẫu số chung của các trường hợp kể trên: Rất nhiều vấn đề về mắt khác nhau có thể gây ra các triệu chứng tương tự, khiến bạn bối rối, không biết "đường nào mà lần". Đó là lý do việc gặp bác ngay khi bị đau mắt là cực kỳ quan trọng. Bạn sẽ không còn chủ quan nữa khi phải đối mặt với các vấn đề về mắt nếu biết rằng: ngay cả bác sĩ cũng gặp khó khăn để xác định nguyên nhân gây bệnh cho mắt bạn nếu họ không tiến hành kiểm tra mắt một cách vô cùng kỹ lưỡng.
Nguồn: Self
Theo Helino
Bệnh đau mắt đỏ... mùa bơi Gần đây số bệnh nhân bị viêm kết mạc đến bệnh viện có xu hướng tăng, trong đó ghi nhận các trường hợp bị viêm kết mạc mắt sau khi đi bơi tại các bể bơi công cộng. Không dùng tay dụi mắt, đặc biệt khi tay vừa tiếp xúc với vật dùng chung - ẢNH: SHUTTERSTOCK Triệu chứng Tại Bệnh viện Mắt...