Dịch sởi diễn biến ngày càng phức tạp
Với những diễn biến khó lường như hiện nay, giới chuyên môn lo ngại số trẻ mắc và tử vong do dịch sởi sẽ còn tăng trong thời gian tới.
Trong khi các chuyên gia dịch tễ cảnh báo chủng virus gây bệnh sởi ở khu vực phía Nam là chủng mới xâm nhập thì căn cứ vào bệnh cảnh lâm sàng của bệnh nhân sởi, nhiều bác sĩ khẳng định diễn tiến bệnh có nhiều bất thường.
Xuất hiện chủng virus sởi mới
PGS-TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP HCM, cho biết đã xác định được virus gây dịch sởi tại khu vực phía Nam là chủng D8. Đây là chủng virus sởi mới lần đầu tiên xuất hiện tại phía Nam nhưng lại từng được phân lập nhiều tại Trung Quốc, Nhật, Malaysia… Cũng theo ông Lân, trong khi các ca bệnh sởi xảy ra trước đây tại khu vực phía Nam đều có nguyên nhân từ chủng virus sởi H1 thì kết quả điều tra dịch tễ mới đây đã phát hiện chủng virus gây bệnh chủ yếu là D8. Hiện đã có 19 tỉnh phía Nam xác nhận có ca bệnh, ổ dịch sởi. Số ca mắc đang tăng nhanh, chủ yếu ở TP HCM. Đáng lưu ý là trong đợt dịch sởinày có tới 43% trẻ mắc dưới 18 tháng tuổi, đặc biệt có 13% dưới 9 tháng. “Đây cũng là điểm mới vì các vụ dịch trước, năm 2009-2010, đối tượng mắc sởi chủ yếu là lứa tuổi thanh niên, học sinh và sinh viên” – ông Lân nhận xét.
Tuy chưa bùng phát đáng sợ như thời điểm năm 2010 nhưng theo nhận định của giới chuyên môn và nhiều bác sĩ điều trị, dịch sởi đang có những diễn biến khó lường. Ghi nhận tại các bệnh viện (BV), khoa điều trị bệnh nhi trên địa bàn Hà Nội cho thấy số bệnh nhân nhập viện do sởi tăng đột biến. PGS-TS Bùi Vũ Huy, Trưởng Khoa Nhi BV Bệnh nhiệt đới Trung ương (Hà Nội), cho biết bệnh sởi đang bùng phát thành dịch trên diện rộng. Tại thời điểm này, BV Nhi Trung ương đang điều trị cho hơn 70 bệnh nhân, trong số này có nhiều trẻ bị biến chứng viêm phổi, suy hô hấp phải thở máy. Đã có 5 trẻ tử vong do biến chứng của sởi.
Video đang HOT
Bệnh nhi bị sởi biến chứng viêm phổi đang được điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai
Bệnh nặng, dễ tử vong
Tại Khoa Nhi BV Bạch Mai và BV Bệnh nhiệt đới Trung ương, ngoài các ca mắc sởi thông thường, gần đây đã xuất hiện các ca sởi có biến chứng viêm phổi nhưng diễn biến bệnh rất nhanh dẫn đến suy hô hấp tiến triển và tử vong. Theo PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Khoa Nhi BV Bạch Mai, đã có 2 bệnh nhân sởi nhập viện với hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển, trong đó 1 trẻ đã tử vong, trường hợp còn lại đang phải thở máy trong tình trạng viêm phổi nặng. “Viêm phổi diễn biến nhanh, gây suy hô hấp cấp đe dọa tính mạng bệnh nhân sởi vốn không có bệnh mạn tính là hiện tượng khá bất thường” – PGS Dũng chia sẻ.
Theo TS Dũng, bệnh nhi 12 tháng tuổi ở Hà Nội tử vong ngày 15-2 là trường hợp điển hình của tình trạng suy hô hấp cấp tiến triển. Tại thời điểm nhập viện, bệnh nhân sốt, phát ban, viêm long đường hô hấp. Đáng lưu ý, viêm phổi trong trường hợp này tiến triển rất nhanh, chỉ sau vài giờ, phổi đã trắng xóa, tim to, gan to… Dù được đặt máy thở nhưng trẻ hầu như không có đáp ứng. Ở đây, ngoài việc chưa được tiêm phòng vắc-xin sởi thì trẻ không có tiền sử mắc bệnh nào khác. “Với những ca bệnh này, chúng tôi đang nghĩ đến khả năng virus tấn công ngay vào phổi chứ không phải như bình thường trẻ bị biến chứng viêm phổi do bội nhiễm vi khuẩn khác. Việc bệnh nhi bị virus tấn công vào phổi trực tiếp hầu như chưa từng gặp trên các bệnh nhân sởi. Đây là điểm rất cần lưu ý để có chỉ định điều trị. Bởi nếu viêm phổi do vi khuẩn thì dùng kháng sinh nhưng nếu do virus thì cần có các chỉ định phù hợp hơn. Đặc biệt, viêm phổi do virus nguy hiểm vì chúng gây bệnh cảnh nặng, diễn biến rất nhanh, nguy cơ tử vong cao” – PGS Dũng lo ngại.
Trước diễn biến dịch như hiện nay, giới chuyên môn nhận định số ca mắc bệnh sởi và tử vong sẽ còn tăng.
Trước tình trạng xuất hiện nhiều bệnh nhân nặng, các bác sĩ khoa nhi của BV Bạch Mai và Bệnh nhiệt đới Trung ương đã cùng hội chẩn để đánh giá lại diễn tiến lâm sàng và tốc độ phát triển của virus sởi đối với các ca bệnh nặng.
Ngừng bú mẹ sớm, trẻ dễ mắc sởi PGS Bùi Vũ Huy cho biết nguyên nhân chính khiến nhóm trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi là do người mẹ chưa có miễn dịch với bệnh này. Nghĩa là người mẹ chưa được tiêm phòng sởi, tiêm phòng không đầy đủ hoặc rất có thể trẻ không được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Theo PGS Huy, thông thường, trẻ sinh ra sẽ có kháng thể từ mẹ truyền qua nhau thai và qua sữa mẹ. Vì vậy, các trẻ được bú mẹ có khả năng miễn dịch tốt hơn.
Theo VNE
Dịch sởi diễn biến phức tạp
PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng Khoa Nhi, BV Bạch Mai cho biết, Khoa tiếp nhận rất nhiều ca nghi mắc sởi, trong đó có một số ca biến chứng viêm phổi, tiêu chảy... Trẻ tử vong do sởi thường do hai nguyên nhân chính là biến chứng phổi và viêm não.
Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay cả nước đã ghi nhận hàng trăm trường hợp mắc sởi, chủ yếu tập trung ở trẻ dưới 5 tuổi. Nhiều nhất là Yên Bái (253 ca), TP. HCM (138 ca), Lào Cai (120 ca)... Tại Hà Nội dịch cũng diễn biến rất phức tạp. Chỉ tính từ cuối tháng 12 đến nay, cả TP đã có tổng số 40 trường hợp dương tính với sởi và 180 trường hợp sốt phát ban nghi sởi.
Bệnh viện Nhi Trung ương cũng tiếp nhận gần trăm ca sởi và nghi ngờ mắc sởi..., trong đó rất nhiều trường hợp bị biến chứng rất nặng, đã có một số ca nặng bị tử vong. Số ca sởi và nghi ngờ mắc sởi cũng gia tăng đột biến tại Khoa Nhi, BV XanhPon. Đa số trẻ mắc sởi chưa được tiêm phòng sởi và tiêm không đầy đủ...
Cũng theo BS. Dũng, trẻ sơ sinh mắc sởi càng dễ tử vong hơn bởi sức đề khángcủa các bé rất yếu. Thực tế, BS. Dũng cho biết đã ghi nhận không ít trường hợp bà bầu đi sinh còn bị sởi do trước đây chưa được tiêm phòng nên rất dễ lây cho thai nhi.
Theo dự đoán của cơ quan chức năng, dịch bệnh sẽ còn bùng phát và diễn biến phức tạp hơn. Trước nguy cơ này, Bộ Y tế đã ra công văn khẩn đề nghị Sở Y tế chỉ đạo các địa phương trong công tác phòng, chống dịch đồng thời tổ chức tập huấn cho các cơ sở về công tác khám chữa bệnh để hạn chế thấp nhất các ca bệnh có biến chứng nặng và tử vong.
BS. Dũng cũng khuyến cáo, khi dịch xảy ra trên diện rộng và bùng phát mạnh, số ca nặng thường không nhiều, nhưng khi dịch lẻ tẻ, biến chứng của bệnh sẽ nặng hơn. Vì thế, người dân không nên chủ quan kể cả khi dịch đã tạm lắng, đồng thời chăm sóc tốt để trẻ giảm biến chứng và nhanh phục hồi sức khỏe.
Theo VNE
Lo ngại dịch chồng dịch Theo Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, lo ngại về dịch sởi hiện nay chỉ là một phần vì đáng ngại hơn là việc dịch chồng dịch khi cúm A(H7N9) từ Trung Quốc có thể xâm nhập và diễn biến phức tạp. Sáng 15/2, trước tình hình dịch sởi diễn biến phức tạp tại một số địa phương, Bộ Y tế tổ...