Dịch sởi có nguy cơ bùng phát vì COVID-19
Nhiều chuyên gia cảnh báo rằng dịch sởi có thể bùng phát trở lại do gián đoạn tiêm chủng trong đại dịch COVID-19.
Tiêm vaccine MMR bị gián đoạn tại một số quốc gia do dịch COVID-19. Ảnh: Reuters
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cho biết 117 triệu trẻ em tại 37 quốc gia có thể không được tiêm vaccine sởi đúng thời điểm.
Theo đài BBC (Anh), từng có đợt bùng phát lớn tại một số quốc gia châu Âu – nơi tỷ lệ tiêm vaccine MMR (quai bị, sởi và rubella) thấp. Năm 2019, Anh còn mất danh hiệu quốc gia không có bệnh sởi.
Các triệu chứng của sởi là ho, sốt và mẩn đỏ. Căn bệnh này có thể được phòng ngừa nhờ hai liều vaccine MMR.
Video đang HOT
Sởi là bệnh dễ lây nhiễm. Tình trạng giảm tiêm vaccine có thể khiến bệnh dễ lây lan hơn.
Có 24 quốc gia đang phải đối mặt với dịch sở bùng phát nhưng đã quyết định hoãn tiêm vaccine do COVID-19 như Bangladesh, Brazil, Ukraine, Uzbekistan…
UNICEF nhấn mạnh: “Nếu lựa chọn khó khăn là phải dừng tiêm vaccine do COVID-19 lây lan thì chúng tôi khuyến nghị các nhà lãnh đạo nên tăng cường nỗ lực tìm những em nhỏ chưa được tiêm vaccine để các em được tiêm sớm nhất có thể”.
Người phát ngôn của UNICEF, bà Joanna Rea nhấn mạnh: “Gián đoạn dịch vụ tiêm vaccine sẽ gia tăng nguy cơ trẻ em nhiễm căn bệnh này, tăng áp lực lên dịch vụ y tế quốc gia và gây nguy cơ xảy ra đại dịch truyền nhiễm thứ hai”.
Tính đến 15/4, trên toàn thế giới ghi nhận gần 2 triệu ca nhiễm và 126.725 trường tử vong vì COVID-19.
Hà Linh
WHO: Trên 140.000 người thiệt mạng vì bệnh sởi do không được tiêm vaccine
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các Trung tâm phòng và kiểm soát dịch bệnh (CDC) của Mỹ ngày 5/12 công bố các số liệu cho biết khoảng 142.300 người trên thế giới đã tử vong trong năm 2018 vì mắc bệnh sởi, hậu quả của việc các chiến dịch tiêm phòng vaccine sởi trên toàn cầu bị chững lại trong gần một thập kỷ.
Vaccine phòng sởi, quai bị và rubella tại Haverstraw, Rockland, New York, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo các số liệu trên, tổng cộng số ca mắc sởi trên toàn cầu trong năm 2018 là 9,7 triệu ca, tăng đáng kể so với 7,5 triệu ca mắc năm 2017. Số ca tử vong vì căn bệnh này trong năm 2018 cũng 15% so với con số 124.000 ca trong năm 2017.
Các nước nghèo hơn bị tác động mạnh hơn, với việc hầu hết các ca nhiễm sởi và tử vong xảy ra tại khu vực châu Phi cận Sahara. Tuy nhiên, các nước giàu hơn cũng đang vất vả chống chọi với các đợt dịch bùng phát. 4 quốc gia châu Âu đã để mất quy chế "miễn dịch" với căn bệnh chết người này từ năm 2018 là Albania, CH Séc, Hy Lạp và Vương quốc Anh.
5 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất là CHDC Congo, Liberia, Madagascar, Somalia và Ukraine, chiếm một nửa tổng số ca sởi trên thế giới. Nhưng Mỹ cũng đang phải đối phó với số ca mắc sởi cao nhất trong 25 năm qua, và đứng trước nguy cơ mất quy chế "miễn dịch" với căn bệnh này nếu dịch bệnh bùng phát liên tục trong hơn 1 năm.
Thực trạng trên xảy ra sau khi xuất hiện các thuyết âm mưu trên mạng Internet nhằm phản đối tiêm vaccine, dẫn đến hiểu lầm liên quan đến vaccine 3 trong một MMR (phòng sởi, quai bị, rubella) cho trẻ em.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreysus cho biết: "Việc trẻ em tử vong vì một căn bệnh hoàn toàn có thể tiêm phòng như sởi thực sự đáng lên án và là một lỗi của cộng đồng trong việc bảo vệ trẻ em - đối tượng dễ bị tổn thương nhất thế giới". Theo bà, để ngăn chặn các ca tử vong, cần đảm bảo rằng mọi người đều có thể được hưởng lợi từ vaccine, nói cách khác đầu tư cho miễn dịch và nâng cao chất lượng của cơ sở y tế là một quyền lợi của mọi người.
Theo các số liệu chính thức, hầu hết các ca tử vong là trẻ em dưới 5 tuổi. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đối mặt với nguy cơ nhiễm bệnh lớn nhất và có nguy cơ cao mắc các biến chứng bội nhiễm, trong đó có viêm phổi và phù não, dẫn tới các thương tật suốt đời như mất thị lực hoặc thính lực. WHO và Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) cho biết khoảng 86% trẻ em toàn cầu được tiêm phòng liều vaccine sởi đầu tiên trong năm 2018, song không đến 70% được tiêm liều thứ hai. Các con số này thấp hơn nhiều so với khuyến cáo tỷ lệ tiêm phòng cần đạt 95% với đủ 2 liều vaccine mới đủ để bảo vệ cộng đồng khỏi bệnh sởi.
Bích Liên
Theo TTXVN
Bệnh sởi tại TPHCM đang có dấu hiệu tăng Ngày 25/12, thông tin từ Sở Y tế TPHCM cho biết, bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng xảy ra trên địa bàn đang có xu hướng giảm thế nhưng bệnh sởi lại có dấu hiệu gia tăng trong những ngày cuối năm 2019. Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2. Ảnh T.D Cụ thể, tổng số...