Dịch sởi 2014: Viện Pastuer TP.HCM đã báo động từ cuối năm 2013
Dịch sởi hiện nay bắt nguồn từ tháng 9/2013, tăng dần trong 4 tháng cuối năm 2013 và hình thành 4 đỉnh dịch. Do đó đến cuối tháng 12/2013 viện Pastuer TP HCM đã báo động.
Viện Pastuer TP.HCM đã báo động dịch sởi từ trước
Sau tết Nguyên đán, TP.HCM có số ca sởi tăng đều, tình trạng nhập viện quá tải bắt đầu diễn ra ở các bệnh viện.
Chỉ có 30% trẻ trong diện chích ngừa được chích ngừa
Trước tình hình dịch sởi lan nhanh, trong buổi giao ban tháng 2, Sở Y tế TP.HCM nhận định là do chủng ngừa không đầy đủ (mới đạt khoảng 90% hàng năm) nên đã tham mưu tổ chức chiến dịch tiêm vét vaccine sởi cho trẻ dưới 3 tuổi với tổng cộng số liều vaccine được duyệt là 100.000 liều.
Ngày 7/3, ngày mở màn chiến dịch TP.HCM tin tưởng là trong một tháng sẽ hoàn thành đợt tiêm vét, dịch sởi sẽ lui….Tuy nhiên, thực tế tổng kết sau 5 tuần tiêm vét, ThS.BS Nguyễn Trí Dũng, GĐ Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM cho biết, toàn thành phố mới chỉ có gần 63% phường xã thực hiện tiêm bù vắc-xin sởi cho trẻ. Số mũi tiêm thực hiện được là hơn 23.000 mũi. Trong đó có hơn 8.600 mũi một và gần 14.500 mũi hai. Như vậy, mới chỉ có chưa đến 30% trẻ trong diện tiêm ngừa được tiêm vắc-xin sởi (so với dự kiến của ngành y tế TP.HCM đưa ra khi triển khai chiến dịch là 80.000-100.000 liều). TP.HCM vẫn đang nổ lực cho tiêm vét để hoàn thành được khoảng 95%, tuy nhiên cần phải kéo dài thêm thời gian 1-2 tuần nữa, tức là phải qua giữa tháng 5 thì mới hy vọng.
Video đang HOT
Nhưng trên thực tế, các trung tâm y tế dự phòng quận huyện lại có ý kiến khó có thể hoàn thành vì còn phải cùng lúc thực hiện nhiều chương trình khác. Trong khi chỉ có 75% số trạm y tế có 1 bác sĩ để lo tất tần tật các công việc khám chữa bệnh, khám sàng lọc chủng ngừa, quản lý các chương trình y tế khác nên không thể tổ chức vận động người dân đưa trẻ ra chích ngừa.
ThS.BS Đỗ Châu Việt, Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) nhận định, bệnh sởi đang ngày càng tăng cao và diễn biến phức tạp. Có khả năng bệnh đã lây lan trong cộng đồng. Hiện tại, bệnh viện tiếp nhận điều trị nội trú gấp 3-4 lần công suất của khoa, nên quá tải, nhiều bệnh nhi phải nằm ngoài hành lang.
Diễn biến bệnh bùng phát có bất thường?
Trả lời phóng viên về việc TP.HCM từ đầu năm đến nay TP.HCM có 90% trẻ dưới 10 tuổi mắc bệnh sởi, vậy đối tượng này có được hỗ trợ chủng ngừa trong trường học không, ThS.BS Trí Dũng cho biết Bộ Y tế chỉ cho tiêm vét trẻ dưới 2 tuổi, TP.HCM đã xin thêm cho trẻ dưới 3 tuổi. Vậy nên trẻ lớn hơn 3 tuổi và cả người lớn mà chưa từng bị mắc sởi, chưa tiêm ngừa thì người dân nên đi tiêm ngừa dịch vụ để phòng bệnh.
Các chuyên gia cho rằng, bệnh sởi có nhiều ca tử vong ở phía Bắc là một điều bất thường, Cục YTDP cần nghiên cứu chủng vi rút một cách khoa học chứ không thể tuyên bố chủ quan là không phát hiện biến chủng.
Khi nghe Cục trưởng Cục Y tế Dự Phòng báo cáo con số trẻ tử vong 108 ca ở Hà Nội, các chuyên gia trong lĩnh vực này ở TP.HCM chia sẻ là họ cảm thấy bất ngờ và cần phải xem lại quy trình chữa trị.
BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM chia sẻ, khi trẻ bị sởi phụ huynh không nên hoang mang lo lắng quá, mà hãy bình tĩnh quan sát, theo dõi. Nhẹ thì để ở nhà chăm sóc cho bé, vệ sinh sạch sẽ, không nên kiêng tắm, phòng ốc thoáng đãng, ăn uống thực phẩm dễ tiêu, sạch sẽ… Không nên thấy con bị bệnh là “ôm” ngay đến bệnh viện tuyến cuối vừa khổ cho bé lại vừa khiến cho bệnh nặng hơn. Nên vào bệnh viện địa phương vừa an toàn, vừa không bị quá tải, không phải chờ đợi lâu. Nếu bệnh nặng phải thật sự cần thở máy mà bệnh viện đó không có thì bệnh viện sẽ chuyển viện lên tuyến trên.
Ngoài ra, trẻ em đã tiêm đủ 2 mũi rồi thì không cần tiêm thêm nữa. Chỉ nên tiêm ngừa thêm một mũi 3 trong 1 để ngừa Sởi – quai bị – Rubella vào lúc khoảng 5 – 6 tuổi, trước khi vào lớp 1.
Theo Xahoi
Bệnh sởi bùng phát: Tính toán gì trên sinh mạng trẻ thơ?
Tôi chưa có được diễm phúc làm mẹ, nhưng tôi đã bật khóc khi nghe tin có hơn 100 em bé qua đời vì bệnh sởi - căn bệnh được coi là lành tính.
Bệnh sởi đang trở thành nỗi lo của nhiều gia đình có trẻ nhỏ (Ảnh minh họa)
Hơn 100 trẻ em chết rất nhanh vì bệnh sởi. 108 sinh mạng nhỏ bé, không đơn thuần chỉ là con số, mà Bộ Y tế có thể hạ xuống 25, hay làm dịu nhẹ đi bằng cách thêm vào cụm từ "tử vong do sởi và các biến chứng liên quan đến sởi". Đó là nỗi đau.
Mà ngay khi con số 25 đầy giả dối và dè dặt đó được công bố, người ta đã đặt vấn đề tại sao Bộ Y tế lại che giấu dịch sởi? Và chúng tôi, và các bậc cha mẹ đang hoang mang cho tính mạng của con cháu mình, chỉ biết được con số thực tế, tình hình thực tế thông qua Facebook - một trang mạng vốn đa phần chỉ dành cho những điều riêng tư, nhảm nhí và không được kiểm chứng của giới trẻ. Tại sao vậy?
Tại sao trong buổi họp báo gần nhất, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long có thể phát ngôn rằng: "Chưa ghi nhận biến đổi về hoạt lực ở virus gây sởi. Tuýp virus gây sởi vẫn là H1 ở miền Bắc và D8 ở miền Nam, chưa thay đổi về khả năng lây truyền". Để giờ đây, chúng tôi rùng mình khi nghĩ rằng, trong số hơn 100 em bé ra đi vĩnh viễn vì bệnh sởi kia, bao nhiêu em bị lây nhiễm chéo, bao nhiêu đứa trẻ đã bị nhiễm nặng hơn,... chỉ vì không ai nói cho cha mẹ của các em biết là đang bùng phát dịch.
Ai cũng biết nếu không công bố dịch sẽ không bao giờ dập tắt được dịch. Và chính Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trong buổi kiểm tra tình hình dịch sởi ở Viện Nhi Trung ương, đã ghi nhận tình trạng lây nhiễm chéo, trẻ đến bệnh viện để khám và chữa các bệnh khác nhưng bị lây sởi đang khá trầm trọng. Rõ ràng là sự tắc trách và chậm chạp trong việc công bố dịch đã gây ra hậu quả đau lòng như ngày hôm nay.
Chưa bao giờ bệnh sởi lại khiến trẻ chết nhanh và chết nhiều đến thế. Câu hỏi đặt ra là, tại sao tình hình đã nghiêm trọng như vậy, số trẻ tử vong và số ca nhiễm sởi tăng đột biến như vậy, mà Bộ trưởng y tế và thuộc cấp của bà vẫn "giấu dịch"?
Phải chăng vì cái cam kết mà thứ trưởng Nguyễn Thanh Long đã nói: "Đến năm 2017 Việt Nam mới cam kết với cộng đồng quốc tế về loại trừ bệnh sởi", nên "giấu dịch"?. Phải chăng vì Bộ Y tế đang đau đầu vì hết chuyện hàng loạt trẻ tử vong sau khi tiêm vắc xin, nay lại đến chuyện hàng loạt trẻ tử vong vì căn bệnh sởi... nên "giấu dịch"?. Phải chăng vì những con số luôn có tiếng nói riêng của nó, nên Bộ Y tế đã chỉ báo cáo rằng: "Các ca mắc sởi đã giảm xuống mức thấp, chỉ còn 25 ca/tuần"?.
Dù bất kì lý do gì thì 108 sinh mạng nhỏ bé tử vong kia là thật. 108 ca tử vong (đó là thống kê chưa đầy đủ), 108 bà mẹ chứng kiến cảnh núm ruột đứt lìa, 108 niềm hy vọng bị vụt tắt, tang thương vô cùng, đau đớn vô cùng...
Mà ai cũng biết một điều là, nếu không công bố dịch, thì không thể dập tắt được dịch. Câu hỏi đặt ra, người lớn đang toan tính gì trên sinh mạng trẻ thơ?
Theo Xahoi
Dịch Sởi: 8.521 ca mắc sốt nghi sởi, 112 ca tử vong Đã có 112 ca tử vong do sởi, đó là thông tin chính thức từ báo cáo hỏa tốc của Bộ Y tế gửi Thủ tướng Chính Phủ ngày 17/4. Trẻ mắc sởi trong mùa dịch năm nay Báo cáo hỏa tốc về tình hình bệnh sởi gửi Thủ tướng Chính Phủ của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến ngày...