Dịch quai bị, thủy đậu bùng phát trong trường học tại Lào Cai
Đến hết ngày 20/3, dịch bệnh cơ bản đã được khống chế, chỉ còn duy nhất 1 trường hợp học sinh bị thủy đậu đang cách ly điều trị tại nhà.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai, từ đầu tháng 3/2019, dịch quai bị và thủy đậu đã bùng phát tại một số trường học trên địa bàn huyện Bảo Thắng.
Dịch quai bị, thủy đậu bùng phát tại Lào Cai. Ảnh minh họa: KT
Cụ thể, có tất cả 33 ca quai bị và 32 ca thủy đậu, tập trung tại 4 trường mầm non và tiểu học của thị trấn Tằng Loỏng và các xã Xuân Giao, Gia Phú của huyện Bảo Thắng.
Ngay sau khi ghi nhận dịch bệnh bùng phát, Trung tâm Y tế huyện Bảo Thắng đã tích cực triển khai công tác cách ly, giám sát các ca bệnh; tập trung phòng chống, khử khuẩn; tuyên truyền kiến thức phòng dịch cho các nhà trường…
Đến hết ngày 20/3, dịch bệnh cơ bản đã được khống chế, chỉ còn duy nhất 1 trường hợp học sinh bị thủy đậu đang cách ly điều trị tại nhà./.
Video đang HOT
Theo vov
"Gậy ông đập lưng ông": Chính trị gia kiêm nhân vật cốt cán phong trào phản đối vắc-xin nhập viện vì bị thuỷ đậu
Massimiliano Fedriga, người Ý, đang bị dân tình "móc máy" rần rần trên Twitter sau sự cố mắc thuỷ đậu phải vào viện. Ông là người phản đối nghị định bắt buộc tiêm vắc-xin cho học sinh.
Từ bao nhiêu năm nay, tiêm vắc-xin được coi là phương pháp phòng bệnh hữu hiệu, cứu sống biết bao con người trên thế giới thì vẫn còn tồn tại một bộ phận những người vẫn cố tình phủ nhận điều này (nhóm anti vắc-xin). Không chỉ bản thân không tiêm vắc-xin, những thành phần này còn rao giảng tác hại của vắc-xin và đưa ra những con số một chiều để lôi kéo người khác nghe theo. Thậm chí, không ít người còn từ chối tiêm chủng cho ngay cả chính con cái hay người thân của mình.
Thế nhưng, không tiêm vắc-xin, liệu lý thuyết của những con người "nói không với vắc-xin" này có tránh được bệnh không? Câu trả lời là "không". Bằng chứng là mới đây, Massimiliano Fedriga, Massimiliano Fedriga, người đứng đầu khu vực Friuli-Venezuela và là thành viên của đảng Liên minh phương Bắc cánh hữu, đang bị dân tình "móc máy" rần rần trên Twitter sau sự cố mắc thuỷ đậu phải vào viện. Được biết, ông là người phản đối nghị định bắt buộc tiêm vắc-xin cho học sinh.
Massimiliano Fedriga đã phải nhập viện vì bệnh thủy đậu
Thông tin "bị ốm" được chính ông Fedriga tiết lộ trên trang Twitter cá nhân. Thành viên của đảng cánh hữu Northern League từng phản đối nghị định Lorenzin vào năm 2017. Nghị định này buộc trẻ em phải tiêm vắc-xin trước khi đi học. Tại thời điểm đó, ông nói rằng, các con mình đã tiêm vắc-xin đầy đủ nhưng ông tin không nên ép buộc mọi người đều phải làm thế.
Ông Fedriga cũng khẳng định, bắt buộc tiêm 12 mũi vắc-xin, trong đó có vắc-xin ngừa bệnh sởi và thuỷ đậu, không phải biện pháp tốt nhất để thuyết phục những người chống vắc-xin (anti-vaccine).
Tuần vừa rồi, Fedriga đã nằm viện 4 ngày để điều trị bệnh thuỷ đậu. Sau khi xuất viện, ông thông báo trên mạng: "Tôi ổn rồi. Tôi đang ở nhà trong giai đoạn phục hồi. Và xin cảm ơn tất cả mọi người!".
Chuyên gia vi sinh vật học nổi tiếng Roberto Burioni là người chia sẻ thông tin về bệnh thuỷ đậu của Fedriga trên Twitter. Theo ông, sẽ có ích khi đề cập tới chủ đề tiêm vắc-xin cho người trưởng thành.
Trên trang web của mình, MedicalFacts, chuyên gia Burioni, viết: "Ông Fedriga, như nhiều người trưởng thành khác, không tiêm vắc-xin... Nếu được tiêm vắc-xin, ông ấy sẽ có sức khỏe tuyệt vời. Trường hợp Fedriga lây bệnh cho một phụ nữ mang thai, chúng ta có thể phải đối mặt với nguy cơ đứa trẻ bị dị dạng khi sinh ra hoặc sản phụ đó phải phá thai.
Cách duy nhất để tránh những bi kịch như vậy là tiêm vắc-xin cho tất cả chúng ta nhằm ngăn ngừa sự lan truyền của loại virus nguy hiểm này, vốn có thể gây hại nặng nề cho một người nằm trong nhóm có nguy cơ nhiễm bệnh cao".
Nhiều người dùng mạng xã hội sau đó đã mỉa mai Fedriga vì đã bị nhiễm căn bệnh có khả năng lây truyền cao, tiềm ẩn nguy cơ đe doạ tính mạng ở cả người lớn, sau khi phản đối nghị định bắt buộc tiêm vắc-xin.
Trở lại năm 2017, ông đã lập luận chống lại sắc lệnh Lorenzin - sắc lệnh bắt buộc tiêm chủng đối với trẻ em trước khi chúng đến tuổi đến trường.
Đáp trả lại những lời chỉ trích, ông Fedriga cho biết: "Tôi luôn nói rằng tôi ủng hộ vắc-xin và để đạt được kết quả tốt thì phải hình thành liên minh với các gia đình, chứ không phải là áp đặt quy định đối với họ. Những người chỉ trích thậm chí nói rằng, tôi bị lây thuỷ đậu từ các con tôi. Họ không nhận ra rằng, các con tôi đều đã được tiêm vắc-xin (như tôi đã khẳng định trong nhiều cuộc phỏng vấn)".
Nghị định Lorenzo do chính phủ Italia đề xuất sau đợt bùng nổ dịch sởi năm 2017 ở đất nước này. Theo đó, cha mẹ của những trẻ đến tuổi đi học mà không tiêm vắc-xin sẽ bị phạt 100-500 euros. Nghị định được đặt theo tên của người đề xuất - cựu Bộ trưởng Y tế Italia, Beatrice Lorenzin, cũng có nghĩa là trẻ dưới 6 tuổi có thể bị trường mẫu giáo gửi trả về nhà nếu chưa được tiêm vắc-xin.
Dữ liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tiết lộ rằng, Italia chưa đáp ứng được tỷ lệ tiêm vắc-xin khuyến nghị 95%, với 165 trường hợp mắc sởi được ghi nhận trong tháng 1 năm nay.
Hồi tháng 2, một bệnh nhi 8 tuổi qua khỏi bệnh ugn thư đứng trước nguy cơ mắc bệnh do những bạn không tiêm vắc-xin học cùng trường ở thành phố Rome.
Theo DailyMail
Cẩn trọng với bệnh trẻ em Cuối tháng 2, đầu tháng 3, một số bệnh trẻ em bắt đầu vào mùa. Nhiều bệnh trẻ em đến hẹn lại lên, bắt đầu vào giai đoạn cao điểm theo chu kỳ hằng năm trong thời điểm cuối tháng 2 và tháng 3 sắp tới: thủy đậu, quai bị, tay chân miệng..., trong khi dịch sởi vẫn chưa hết hẳn và sốt...