Dịch quai bị khiến tàu chiến Mỹ lòng vòng 2 tháng ngoài khơi Vịnh Ba Tư không thể cập cảng
Tàu đổ bộ của Mỹ USS Fort McHenry với tổng cộng 703 thủy thủ đang làm nhiệm vụ tại Vịnh Ba Tư, hơn tháng nay chưa thể cập cảng vì bùng nổ dịch quai bị trên tàu.
Tàu đổ bộ Fort McHenry. Ảnh: Hải quân Mỹ
Kênh CNN dẫn tuyên bố của Hạm đội 5 Hải quân Mỹ cho biết con tàu này bị cách ly trên biển sau khi 25 thủy thủ trên tàu được chẩn đoán mắc bệnh quai bị, trong đó trường hợp mới nhất phát hiện vào ngày 9/3.
“Không một trường hợp bệnh nhân nào bị đe dọa tính mạng và tất cả đều được chẩn đoán sẽ hồi phục hoàn toàn”, tuyên bố của Hạm đội 5 khẳng định. 24 trong tổng số 25 bệnh nhân phát bệnh hôm 22/12/2018 đã quay trở lại làm nhiệm vụ.
Toàn bộ 703 quân nhân trên tàu đổ bộ Fort McHenry đã được tiêm phòng vắc xin MMR (vắc xin 3 trong 1 phòng chống sởi-quai bị-rubella). Các nhân viên quân y cũng đang đánh giá thời điểm tàu chiến đủ an toàn để cập cảng.
Theo quy định phòng dịch, “khi một bệnh dịch bùng phát, sẽ có một lệnh cấm cập cảng có hiệu lực 30 ngày kể từ ca mắc bệnh cuối cùng được ghi nhận”.
Hạm đội 5 thông báo tàu đổ bộ USS Fort McHenry sẽ phải điều chỉnh lịch trình huấn luyện để xử lý hậu quả bệnh dịch bùng phát.
Theo Bảo Hà/Báo Tin tức
Video đang HOT
Tham vọng Nga "vẫy vùng" châu Phi : Bước ngoặt bồi thêm lo lắng với Mỹ?
Nhiều động thái của Moscow tại châu Phi tiết lộ tham vọng của Tổng thống Nga Vladimir Putin tăng cường vị thế siêu cường của Nga trong khu vực này.
Nga gia tăng ảnh hưởng tại châu Phi
Moscow liên tục gia tăng ảnh hưởng tại châu Âu, Trung Đông, kiểm soát vũ khí và không gian mạng. Điều này không ngạc nhiên rằng các hoạt động mở rộng tiếp theo của Nga tại châu Phi sẽ tiếp tục được chú ý. Điều đó nên thay đổi.
Tham vọng Nga tại châu Phi. Ảnh: Reuters
Nhiều động thái của Moscow tại châu Phi phản ánh chính sách ngoại giao của Nga dưới thời Tổng thống Nga Vladimir Putin và mong muốn đưa nước Nga trở lại vị thế siêu cường lớn mạnh như thời Liên xô.
Đầu tiên là bài toàn chính trị toàn cầu. Châu Phi chiếm khoảng 25% diện tích của thế giới. Nga chắc chắn sẽ không phải là quốc gia đầu tiên muốn tăng cường vị thế chính trị tại khu vực này. Trung Quốc cũng đang thúc đẩy nhiều nỗ lực tại đây.
Cạnh trạnh từ phía Đông, bao gồm Trung Quốc và Ấn Độ; phía Tây có Mỹ và châu Âu, Nga đang trở thành một nhân vật chơi chính trị quyền lực trong một châu lục chiến lược và rộng lớn.
Tuy nhiên, đây không phải là chính trị.
Là một nhân vật chủ chốt toàn cầu, Nga luôn thúc đẩy tìm kiếm lợi ích kinh tế trong các vấn đề năng lượng. Đối với Nga, các nhà sản xuất năng lượng châu Phi là những người cạnh tranh về dầu và khí đốt tự nhiên và là các đối tác tiềm năng trong việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân.
Điều đó là sự thật đối với các mặt hàng quan trọng như kim cương đang được sản xuất nhiều tại châu Phi.
Trong các khía cạnh chính trị và kinh tế, các nhà ngoại giao Mỹ có thể thúc đẩy cạnh tranh tốt với các đối tác của Nga tại châu Phi. Tuy nhiên, từ triển vọng Mỹ tìm kiếm lợi ích quốc gia thì an ninh của Nga tại châu lục đang gặp vấn đề.
Tất nhiên, Nga cũng thúc đẩy bán vũ khí và tham gia quá trình huấn luyện tại các quốc gia châu Phi trong nhiều năm, có lẽ sẽ tập trung ở Cộng hòa Trung Phi. Điều này có nghĩa là sẽ có lực lượng gìn giữ hòa bình tại châu Phi nhưng không đề cập đến các lợi ích trong cuộc chiến chống khủng bố. Đầu tháng 2/2018, Nga đã gửi tới CAR 9 máy bay cùng hàng chục nhà thầu quân sự để huấn luyện binh sĩ nước này sử dụng và triển khai các dự án khai thác mỏ, đánh dấu sự khởi đầu cho nỗ lực mở rộng ảnh hưởng ở khu vực của Moscow
Tuy nhiên, điều này không phải là tất cả.
Điều gia tăng lo lắng cho Mỹ?
Nga có thể đang trên lộ trình thiết lập căn cứ hải quân tại Sudan dọc phía Tây biển Đỏ.Trở lại vào tháng 11/2017, Tổng thống Sudan Omar al-Bashir liên tục nói chuyện với Tổng thống Putin về việc thúc đẩy mối quan hệ quân sự, bảo vệ các thách thức từ Mỹ và nói về căn cứ Nga tại Sudan.
Tháng 11/2017, Sudan trở thành quốc gia Arập đầu tiên nhận được máy bay chiến đấu SU-24 thế hệ 4 của Nga trong khuôn khổ thỏa thuận nâng cấp thiết bị và đào tạo trị giá khoảng 1 tỷ USD. Sudan đóng vai trò là mắt xích quan trọng trong chiến lược của Moscow nhằm kiềm chế chủ nghĩa cực đoan gia tăng tại những quốc gia như Ai Cập, Libya và trong chừng mực nào đó tại Syria, đồng thời nước này còn là thị trường nhập khẩu thực phẩm và thiết bị quân sự của Nga.
Đối với điều này, Nga đang chờ đợi việc thiết lập căn cứ cơ sở hậu cần tại Eritrea, bên bờ biển Đỏ, phía nam Sudan và gần eo biển Bab El-Mandeb.
Trong khi các quan chức Nga và Eritrean chưa từng nói nhiều về mục đích của căn cứ này nằm ngoài thương mại và phát triển thì các cơ sở quân sự dường như chưa nghe về Eritrea. Asmara đã cho phép các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất thành lập căn cứ hải quân và không quân ở đó.
Cũng bàn về lợi ích của Nga tại Libya, một quốc gia từng bị cuốn vào nội chiến. Trong khi các vấn đề năng lượng của Libyan là có lợi cho Moscow, có nhiều lo lắng rằng Nga có thể hứng thú với các căn cứ quân sự ở Libya tập trung tại Bắc Phi dọc Biển Địa Trung Hải.
Câu hỏi đặt ra là lý do tại sao?
Thông qua thỏa thuận ngoại giao, người Nga có giảm đi các căn cứ, thậm chí là các khu quân sự và dân sự tại Sudan, Eritrea và Libya.
Các căn cứ ở Sudan và Eritrea sẽ cho phép Moscow thu thập các thông tin tình báo. Nơi đây cũng bao gồm các tàu chiến Mỹ dọc theo vịnh Ba Tư và Ấn Độ Dương.
Tại Libya, đây sẽ là tiềm năng cho phép Nga thực hiện dự án hải quân và không quân tại Địa Trung Hải. Tất nhiên, không phải tất cả các thỏa thuận mà các chính trị gia đề xuất đều được ký kết hoặc đưa ra kết quả do nhiều lý do khác nhau từ tài chính đến văn hóa. Thực tế không bao giờ có một căn cứ quân sự của Nga ở Sudan và Eritrea, hay Libya.
Tuy nhiên, xét về tiềm năng chiến lược Địa Trung Hải và Biển Đỏ luôn nằm trong lợi ích của Mỹ, các đồng minh và đối tác.
Nga hiện đang khiến Mỹ nhiều lo lắng trong nhiều khía cạnh. Hiện tại, việc gia tăng ảnh hưởng tại châu Phi khiến Washington gia tăng căng thẳng nhiều hơn đối với Moscow.
Hồng Nhung
Theo BaoTổ Quốc
Nga nổi đóa vì Mỹ ra sức thúc đẩy thành lập NATO Ả Rập Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã mạnh mẽ bày tỏ quan ngại về nỗ lực của Mỹ để thúc đẩy việc thành lập một liên minh quân sự Ả Rập mạnh mẽ tương tự như NATO. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov Theo Press TV, Ngoại trưởng Nga đang nhắc đến Liên minh chiến lược Trung Đông (MESA) với cáo buộc chính quyền Tổng...