Dịch lan rộng, Bộ Y tế đưa lực lượng lớn chưa từng có tiền lệ đến Đà Nẵng
Quyền Bộ trưởng Y tế cho biết với ổ dịch Đà Nẵng, Bộ đã “tung” lực lượng tinh nhuệ và lớn chưa từng có tiền lệ tới hỗ trợ chống dịch.
Sáng 2/8, tại Bộ Y tế, GS TS Nguyễn Thanh Long – Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế đã chủ trì buổi giao ban trực tuyến với lãnh đạo Sở Y tế 63 tỉnh, thành phố trong cả nước và 2 bệnh viện: Bệnh viện Đà Nẵng và Bệnh viện C Đà Nẵng.
Lực lượng chưa từng có
Ông Long cho biết, hiện có khoảng 1,4 triệu người từng đến Đà Nẵng trong tháng 7. Riêng với khu vực 3 bệnh viện thì có tới 800.000 lượt người đến. Đây là mức độ được đánh giá cần phải hết sức quan tâm.
GS.TS Nguyễn Thanh Long – Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế.
Để ứng phó nhanh nhất tình hình dịch ở Đà Nẵng, Bộ Y tế đã “tung” lực lượng rất lớn chưa từng có trong tiền lệ. Ngay khi phát hiện ca bệnh đầu tiên, Bộ Y tế cử những đoàn tinh nhuệ nhất, có kinh nghiệm chuyên môn cao nhất trên nhiều lĩnh vực từ điều trị, xét nghiệm, truy vết, điều tra dịch tễ, truyền nhiễm… vào Đà Nẵng.
Đồng thời Bộ chỉ đạo các bệnh viện cử liên tục cán bộ có chuyên môn, kinh nghiệm ở Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Pasteur TP.HCM, Đại học Y Hà Nội… tăng cường cho Đà Nẵng, Quảng Nam.
“Bệnh viện Bạch Mai đưa gần 40 chuyên gia, giáo sư của các lĩnh vực vào hỗ trợ Đà Nẵng và Quảng Nam. Bởi các chuyên gia đánh giá nguy cơ ở Quảng Nam cao, thực tế là ở tỉnh này ngày càng phát hiện ra nhiều ca nhiễm.
Bộ Y tế cũng gửi một loạt công điện, chỉ đạo gửi các địa phương làm sao tăng tốc truy vết tất cả những người đã đi đến Đà Nẵng, xét nghiệm những người đến những điểm đã khuyến cáo, đồng thời phải giám sát chặt chẽ”, ông Long nhấn mạnh.
Theo ông Long, Hà Nội, TP.HCM và một số địa phương thưc hiện khá nghiêm túc và khẩn trương. Nhưn đợt dịch lần này tốc độ lây nhiễm cao hơn lần trước. Đó là lý do Bộ Y tế hành động quyết liệt như vậy.
Do đó, người đứng đầu Bộ Y tế đề nghị các địa phương phải tăng tốc hơn, mạnh mẽ hơn, quyết liệt và nhanh hơn nữa trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Mọi cơ sở đều xét nghiệm COVID-19
Theo GS.TS Nguyễn Thanh Long, mới đây, Bộ Y tế phối hợp BHXH ban hành hướng dẫn về mặt xét nghiệm. Đây là động thái Bộ mong muốn mở rộng xét nghiệm cho các cơ sở khám chữa bệnh có hợp đồng BHXH, BHYT. Hiện cả nước có khoảng 2.500 đơn vị.
“Chúng tôi mong xét nghiệm được thực hiện ở mọi cơ sở y tế, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân. Khi người dân có yếu tố nguy cơ đến các cơ sở này sẽ được xét nghiệm và BHYT chi trả cho người đó”, ông Long nói.
Để công tác phòng, chống dịch hiệu quả hơn nữa, ông Long đề nghị các địa phương, dù có thể chưa có ca nghi nhiễm, ca nhiễm nhưng phải chuẩn bị đồng bộ, kỹ lưỡng, sẵn sàng triển khai các biện pháp phòng chống dịch, làm sao khi có ca bệnh thì sẽ triển khai ứng phó một cách nhanh nhất, không bị lúng túng.
Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu các địa phương đẩy mạnh hơn nữa công tác xét nghiệm COVID-19. (Ảnh: Bộ Y tế).
Theo ông Long, chỉ nôm qua 1/8, số lượng xét nghiệm cao hơn cả thời gian cao điểm nhất trong tháng 4, tuy nhiên vẫn phải đẩy nhanh hơn nữa tốc độ này. Vì vậy, các cơ sở y tế, đặc biệt Sở Y tế phải tập huấn ngay cho các cơ sở y tế trên địa bàn về cách thưc lấy mẫu, cách phòng lây nhiễm trong cơ sở y tế và các cơ sở khác.
Bên cạnh đó, các cơ sở y tế có ký hợp BHYT đều phải thực hiện việc xét nghiệm dưới nhiều hình thức (lấy mẫu, gửi về cơ sở có đủ điều kiện…), cơ sở này có thể là nhà nước, tư nhân, khối Y tế dự phòng, quân đội, thú y… Phải mở rộng cơ sở được làm xét nghiệm. “Phát hiện ổ dịch sớm chừng nào thì khống chế kiểm soát tốt chừng đó”, ông Long nhấn mạnh.
Không để dân đợi 3, 4 ngày
Tại buổi giao ban, đại diện Sở Y tế TP.HCM cho biết, thành phố còn 8 bệnh nhân đang điều trị, trong đó bệnh nhân số 510 biểu hiện mệt, có đờm. Chiều qua, 90/162 trường hợp có triệu chứng viêm đường hô hấp đang được cách ly theo dõi đã có kết quả âm tính. Công suất xét nghiệm tối đa của tất cả các đơn vị trên địa bàn trong một ngày là 8.000-9.000 mẫu.
Xác định là nơi có nguy cơ cao, lãnh đạo Bộ Y tế đề nghị TP.HCM lập danh sách tất cả các bệnh viện được đón tiếp bệnh nhân, các đơn vị làm được xét nghiệm SARS-CoV-2 đến thời điểm này. Cùng với đó, Sở cũng cần xây dựng kế hoạch chi tiết, khuyến khích các cơ sở khám chữa bệnh làm xét nghiệm này.
“Nơi nào có đủ máy móc, trang thiết bị thì có thể triển khai làm. Trường hợp phát hiện dương tính sẽ chuyển mẫu đến Viện Pasteur TP.HCM để khẳng định. Thành phố không được để tình trạng tình trạng người dân gọi điện đến cơ sở A, cơ sở B để được xét nghiệm nhưng phải đợi 3-4 ngày”, ông Long nói.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh cũng cho rằng việc nâng cao năng lực xét nghiệm là chiến lược cực kỳ quan trọng trong giai đoạn hiện nay để phát hiện sớm các ca bệnh. Các ca bệnh hiện nay được phát hiện chủ yếu trong bệnh viện. Nếu không phát hiện sớm ca mắc thì sẽ phải tiến hành cách ly toàn bộ bệnh viện.
Video: Người dân cần làm gì khi COVID-19 quay trở lại?
Đà Nẵng - tình người gửi vào 'tiền tuyến' chống dịch
"Đà Nẵng tình người" - đó là tên bài hát nổi tiếng của tác giả Đình Thậm và trong cuộc chiến chống dịch COVID-19, tình người Đà Nẵng lại thêm gắn bó, tình yêu thương lại càng thêm lan toả và như cơn gió mát làm dịu đi sức nóng của dịch bệnh đang hoành hành tại đây.
Hàng hoá do người dân ủng hộ trước khu phong toả Bệnh viện C Đà Nẵng. Ảnh: VGP/Minh Trang
Đêm cuối tháng 7, dưới cơn mưa tầm tã, ngay trước hàng rào phong toả của Bệnh viện C, những bóng lưng ướt sũng của đoàn thanh niên và lực lượng vũ trang trắng đêm vận chuyển những chuyến hàng nhu yếu phẩm vào viện trợ cho đội ngũ y bác sỹ phía trong.
Vừa bốc hàng, bạn Lê Dương, thuộc lực lượng đoàn thanh niên hỗ trợ, vừa tâm sự: "Mình rất vui vì được góp sức gửi những tấm lòng của người dân đến lực lượng tuyến đầu trong bệnh viện. Hàng hoá nhu yếu phẩm do người dân đóng góp rất nhiều, tụi mình phải làm việc cả đêm mới kịp chuyển hết hàng hôm nay vào trong, nếu không sẽ bị ùn tắc. Chỉ mong rằng các bác, các anh chị trong ấy thật khoẻ mạnh và vững vàng để chiến thắng cuộc chiến này".
Những ngày qua, để tiếp sức cho lực lượng tuyến đầu chống dịch tại các Bệnh viện của Thành phố, rất nhiều đoàn thiện nguyện, đơn vị tổ chức, cá nhân trên địa bàn Thành phố đồng loạt kêu gọi mọi người cùng đóng góp nhu yếu phẩm, đồ bảo hộ, lương thực, thực phẩm, khẩu trang, nước sát khuẩn...
Đoàn viên thanh niên và lực lượng vũ trang thức trắng đêm để vận chuyển hàng vào Bệnh viện. Ảnh: Thành đoàn Đà Nẵng
Người có ít thì đóng góp ít, có khi chỉ là 1 lốc nước hay gói bánh trao vội cho anh dân quân đang đứng trực cho đỡ mệt nhọc. Những chuyến hàng liên tục được chở đến, nối đuôi nhau xếp dãy dài ngay trước khu vực phong toả để được vận chuyển vào trong hỗ trợ cho lực lượng "chiến binh áo trắng" cũng như lực lượng vũ trang, dân quân đang ngày đêm chống giặc dịch.
Đồng hành trong công cuộc tiếp sức ấy, Cộng đồng F&B Tử tế- Đà Nẵng Kitchen được phát động từ ngay chiều 31/7 đã huy động được gần 150 thành viên là các đội thiện nguyện và các nhà hảo tâm cùng tham gia. Đây là tập hợp các đơn vị chuyên cung cấp và phân phối thức ăn trên toàn TP. Đà Nẵng, được cơ quan chức năng cho phép về tiêu chuẩn chất lượng, với mục tiêu sẽ cung cấp bữa ăn hằng ngày cho các đơn vị đang làm nhiệm vụ chống dịch bệnh.
Cô Nguyễn Trúc Chi, người sáng lập Đà Nẵng Kitchen, cho biết: "Đến hiện giờ, cộng đồng đã nhận được hơn 65 triệu tiền hỗ trợ và sự hưởng ứng nhiệt tình từ rất nhiều đơn vị. Rất nhiều chủ vườn rau sạch an toàn tại Hoà Vang, Đà Lạt xung phong hỗ trợ rau củ cho chương trình, các công ty đầu tư máy móc hiện đại để đảm bảo phần ăn giữ được chất lượng tốt... cung cấp cho đội ngũ trong các khu cách ly."
Cộng đồng Đà Nẵng Kitchen chuẩn bị các suất ăn cho bệnh nhân tại các khu cách ly. Ảnh: Nhân vật cung cấp
"Sáng nay từ 4h sáng, đội ngũ đã chuẩn bị và giao 300 suất ăn sáng cho các bệnh nhân thận cách ly tại các khách sạn. Trong hôm nay dự kiến sẽ giao 1.500 suất ăn. Nhóm đang cố gắng cân đối để cân bằng nhu cầu và nguồn cung từ các nhóm thiện nguyện khác để phân bố cho hợp lý, không để dồn hết về một số điểm nóng gây quá tải. Mình hi vọng những cánh tay thiện nguyện sẽ cùng hợp lực nhau làm việc chuyên nghiệp và an toàn, lại mang giá trị cao nhất, cùng góp sức hỗ trợ chống giặc dịch", cô Nguyễn Trúc Chi chia sẻ.
Đón nhận những tấm lòng sẻ chia từ vùng tâm dịch, ThS.BS Đặng Văn Trí, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ-Phó Trưởng khoa Nội A (Bệnh viện C) chia sẻ cảm xúc: "Nơi tuyến đầu, chúng tôi luôn được sống và làm việc trong sự sẻ chia, đùm bọc của cả cộng đồng. Từ cụ bà đã 81 tuổi đem theo 2 bao gạo ủng hộ các bác sĩ "Ăn đỡ đói để chống dịch", đến những lời động viên chân tình "Cố lên nghe mi" hay những tin nhắn vội vàng "Ở trong nớ cần bất cứ thứ chi thì mi cứ nhắn", cứ thế và cứ thế cuồn cuộn lên những dòng người và xe hối hả vận động thiện nguyện để chi viện cho "tuyến đầu chống dịch". Mỗi ngày hàng chục hàng chục tấn hàng nhu yếu phẩm, thuốc men, phương tiện bảo hộ chống dịch được chuyển về khu vực bị phong toả. Tình người trong khó khăn kể làm sao xiết!"
Thành đoàn Đà Nẵng và các đơn vị trao hàng hỗ trợ của người dân cho Khu cách ly tập trung. Ảnh: VGP/Minh Trang
Con người Đà Nẵng, trước nay đã quá quen với bão giông, sau những cơn bão, những chuyến hàng thiện nguyện lại lũ lượt đến những vùng khó khăn. Giờ đây, những chuyến hàng mang theo tấm lòng của con người Đà Nẵng lại được gửi gắm vào những điểm nóng đang căng mình chống dịch!
Bác sĩ Đà Nẵng hít đất, tập thể dục trong bệnh viện cách ly Tháo đồ bảo hộ, đeo chiếc khẩu trang mới, bác sĩ Huy cùng đồng nghiệp đi bộ ra hành lang Bệnh viện Đà Nẵng tập thể dục. "Tập luyện sau giờ làm việc vừa nâng cao sức khỏe chống 'covid', vừa vui vẻ cùng đồng nghiệp để thời gian cách ly đỡ nhàm chán. Chúng tôi gọi đây là một kỷ niệm đáng...