Dịch lan ra cộng đồng, có thể không tìm được F0
Ngày 2.4, Bộ Y tế công bố thêm 9 ca bệnh Covid-19 mới, nâng tổng số bệnh nhân Covid-19 tại VN lên 227 người. Chuyên gia nhận định, dịch Covid-19 lan ra cộng đồng.
Ổ dịch tại Bệnh viện Bạch Mai đến nay không tìm ra nguồn lây nhiễm đầu tiênẢnh: Trần Cường
3 bệnh nhân mới liên quan tới ổ dịch tại Bệnh viện Bạch Mai
Trong số 9 bệnh nhân (BN) mới (từ BN thứ 219 đến 227) được công bố, có 3 BN lây nhiễm trong cộng đồng, liên quan tới ổ dịch tại Bệnh viện (BV) Bạch Mai. Cụ thể, BN 219 (nữ, 59 tuổi) là con dâu của BN 161 (88 tuổi, là người bệnh tại Khoa Thần kinh BV Bạch Mai, được công bố nhiễm bệnh vào 27.3). Tới thời điểm hiện tại, đã có 4 người trong gia đình BN 161 nhiễm Covid-19, ngoài BN 161 còn có BN 162 (con dâu), BN 163 (cháu gái BN), BN 219 (con dâu). Ngoài ra, BN 227 cũng liên quan tới BN 161. Cụ thể, BN 227 là con của BN 209 (nhân viên Công ty xăng dầu khu vực I, Q.Long Biên, Hà Nội) mà BN này được cho là bị lây bệnh từ BN 163 (cháu gái BN 161 nói trên).
Vai trò của người dân là rất quan trọng để chống dịch thành công, mỗi người cần ý thức tự giác. Đồng thời, ý thức trách nhiệm trong chỉ đạo đôn đốc của chính quyền, kể cả là những vấn đề cần xử phạt mạnh tay các vi phạm để chúng ta dập dịch được
Ông Trần Đắc Phu, người phát ngôn của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19
Ngay sau khi BN 219 được công bố vào trưa qua, tỉnh Hưng Yên đã quyết định khoanh vùng cách ly thôn Chí Trung (là nơi cư trú của gia đình BN 219) với diện tích 2,5 ha và 1.404 người để làm xét nghiệm cho các trường hợp F1, F2.
Một BN khác cũng liên quan tới ổ dịch BV Bạch Mai là BN 223. BN 223 (29 tuổi, quê Nam Định), là người nhà chăm sóc BN tại Khoa Phục hồi chức năng BV Bạch Mai từ 11.3, thường xuyên đi ăn uống và mua đồ tạp hóa ở căn tin, có tiếp xúc với đội cung cấp nước sôi của Công ty Trường Sinh. Ngoài ra, các BN còn lại đều là các trường hợp từ nước ngoài trở về, được sàng lọc và cách ly ngay sau khi nhập cảnh, do đó không có nguy cơ lây lan trong cộng đồng.
Video đang HOT
Không để dịch thành đám lửa lớn
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, dịch Covid-19 nếu giai đoạn đầu 70% các ca bệnh là mầm bệnh xâm nhập và từ nước ngoài về thì hiện tại các ca mắc trong nước đang tăng lên. Để chống lây lan, lúc này y tế cơ sở là rất quan trọng. Cần lập các tổ công tác tại địa phương “rà từng ngõ, gõ từng nhà”; lập danh sách, cách ly, theo dõi sức khỏe những người có nguy cơ.
Con gái của nữ điều dưỡng BV Bạch Mai và 11 bệnh nhân khác khỏi bệnh
Cũng theo Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, trong ngày 2.4 đã có thêm 12 BN nhiễm Covid-19 được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số BN khỏi bệnh lên 75 người. Trong số này có 11 người VN và 1 người Pháp. Cụ thể, đó là các BN thứ: 20, 63, 73, 76, 78, 107, 129, 131, 132, 138, 179, 198. Trong đó, BN 20 là tài xế riêng của BN thứ 17 (26 tuổi – BN đầu tiên của giai đoạn 2 của dịch Covid-19 tại VN); BN 107 là con gái của nữ điều dưỡng BV Bạch Mai (BN 86); BN 198 là nhân viên Công ty Trường Sinh, được công bố nhiễm bệnh vào 30.3; BN 73 là bé trai 11 tuổi, quốc tịch Anh, được điều trị tại Trung tâm y tế H.Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. 12 người này sẽ được theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo.
Phân tích chi tiết hơn về diễn biến dịch, ông Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, người phát ngôn của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19, cho rằng: “Giai đoạn đầu chúng ta có thể biết được nguyên nhân là ca nào, ổ dịch nào, nguyên nhân do đâu, là phát hiện được ca đầu tiên. Nhưng hiện nay chúng ta không phát hiện được ca đầu tiên nữa. Ví dụ, như ổ dịch ở Bạch Mai, chúng ta cũng không biết ca đầu tiên nhiễm ở đâu”, ông Phu đánh giá và nhìn nhận: “Bất kỳ một nước nào rồi cũng đến giai đoạn như vậy chứ không phải chỉ VN. Chúng ta kéo dài được giai đoạn 1 và 2 đến nay là rất tốt rồi. Nhưng giai đoạn này là giai đoạn phải quyết liệt hơn. Và quyết liệt hơn không chỉ là các giải pháp về y tế mà các giải pháp tổng thể. Ví dụ như, chúng ta tiếp tục duy trì việc phát hiện sớm, cách ly và tiến tới sẽ xét nghiệm nhiều hơn để phát hiện được nhiều hơn tại cộng đồng. Và từng chỗ nào có ổ dịch chúng ta phải khoanh vùng. Chúng ta có thể có nhiều các đốm lửa nhưng không thể để thành đám lửa lớn, vì như vậy sẽ vỡ trận về điều trị như một số nước”.
Thực hiện nghiêm cách ly xã hội
Ông Phu phân tích thêm, nếu trước đây, chống dịch chỉ là đưa những người nghi nhiễm vào cách ly như toàn bộ những người nhập cảnh, người nghi ngờ nhiễm thì bây giờ phải giải quyết các việc phòng bệnh, bằng cách rất cụ thể, trong đó thực hiện cách ly xã hội. Thực hiện các giải pháp không cho người bị nhiễm tiếp xúc với người lành và người lành không tiếp xúc với người bị nhiễm để tránh lây. Vì dịch này lây truyền qua giọt bắn, qua tiếp xúc gần, qua việc đụng vào các vật dụng đã bị người mang vi rút ho, hắt hơi, nói… thải ra. Việc phòng bệnh này, cần áp dụng rất nhiều các biện pháp mà Thủ tướng đã chỉ đạo rất quyết liệt.
“Quan trọng nhất trong lúc này là ngành y tế cần tiếp tục phát hiện, cách ly, khoanh vùng, chặn dịch và người dân cần ý thức thực hiện. Mỗi người cần hạn chế đi lại, hạn chế giao tiếp, hạn chế tụ tập đông người… một cách triệt để hơn. Làm sao người dân càng ít tiếp xúc với nhau càng tốt. Chỉ có như thế, chúng ta mới dập dịch được”, ông Phu nói và đặc biệt lưu ý: “Vai trò của người dân là rất quan trọng để chống dịch thành công, mỗi người cần ý thức tự giác. Đồng thời, ý thức trách nhiệm trong chỉ đạo đôn đốc của chính quyền, kể cả là những vấn đề cần xử phạt mạnh tay các vi phạm để chúng ta dập dịch được, trong vòng 15 ngày cách ly xã hội, chúng ta phải thực hiện thật nghiêm túc các vấn đề đó”.
Còn theo ông Đỗ Xuân Tuyên, từ nay đến 15.4 đang là thời điểm vàng chống dịch, nếu thực hiện đầy đủ các biện pháp đã được Đảng, Chính phủ chỉ đạo, người dân vào cuộc, thực hiện tốt khuyến cáo của cơ quan chuyên môn, chắc chắn dịch sẽ được kiểm soát, tiến tới kết quả phòng chống dịch sẽ tốt hơn nữa. Thống kê của Bộ Y tế cho thấy những ngày gần đây, các ca bệnh mới phát hiện trung bình 9 – 12 BN/ngày, có xu hướng giảm và đi ngang, so với giai đoạn của 10 ngày trước (có thời điểm lên đến 19 BN mới/ngày). Ông Tuyên cho biết Ban Chỉ đạo quốc gia chống dịch Covid-19 sẽ sớm có hội nghị riêng để đánh giá về diễn biến dịch.
Liên Châu
Việt Nam thứ 88 về số ca COVID-19, 3/4 bệnh nhân nặng đã 3 lần âm tính
Với 227 bệnh nhân COVID-19, Việt Nam hiện xếp thứ 88 trong số các quốc gia, vùng lãnh thổ có bệnh nhân. 75 người đã khỏi bệnh, 3/4 bệnh nhân nặng đã có 3 lần xét nghiệm kết quả âm tính.
Đoàn của Bộ Y tế đến kiểm tra tình trạng bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Theo đó, Bộ Y tế cho biết 3 bệnh nhân nặng có 3 xét nghiệm âm tính với virus gồm bệnh nhân 19 (bác ruột của bệnh nhân 17) có xét nghiệm âm tính vào các ngày 26, 27 và 29-3.
Hai bệnh nhân người Anh có xét nghiệm âm tính vào các ngày 23, 26, 28-3 và 26, 27, 29-3.
Đây là 3 trong số 4 bệnh nhân nặng nhất kể từ đầu vụ dịch đến nay ở Việt Nam. Ngoại trừ bệnh nhân nữ đang được xem xét "cai" ECMO và máy thở, 3 người còn lại (bao gồm cả bệnh nhân số 50 người Việt Nam) đều đã được cai máy thở, chỉ cần thở oxy và đã chắc chắn qua giai đoạn nguy hiểm.
Về số lượng bệnh nhân, đến chiều 2-4 Việt Nam ghi nhận 227 bệnh nhân COVID-19, 75 người đã khỏi bệnh (1/3 tổng số bệnh nhân), số còn lại đang được điều trị tại 23 cơ sở y tế. Việt Nam đứng thứ 88 thế giới về số mắc (cách đây 1 tuần Việt Nam xếp thứ 79 về số mắc).
Theo GS.TS Nguyễn Gia Bình - nguyên trưởng Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai, qua các nghiên cứu trên thế giới trong vụ dịch COVID-19 này, cứ 1.000 bệnh nhân có 200 người biến chuyển nặng.
Trong đó có 50 người phải hỗ trợ thở oxy, 100 người cần hỗ trợ thở không xâm nhập (tức là oxy dòng cao) và 50 người còn lại là rất nặng, có khả năng phải thở máy hoặc sử dụng ECMO (hệ thống tim phổi ngoài cơ thể).
Như Việt Nam hiện nay có 227 ca bệnh, đã có 4 ca rất nặng phải thở máy, 1 trong 4 ca này phải sử dụng ECMO, một số phải hỗ trợ thở oxy.
Về loại máy thở cần sử dụng cho bệnh nhân nặng, ông Bình cho biết có hai loại là xâm nhập và không xâm nhập (đặt nội khí quản); đã có nhiều hãng sản xuất loại tích hợp 2 trong 1, sử dụng được trong cả 2 tình huống của bệnh nhân là hỗ trợ thở không xâm nhập và có xâm nhập.
Hiện tại Việt Nam có gần 4.000 máy thở loại xâm nhập, riêng tại Hà Nội, chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung cho biết có khoảng 300 máy (chưa tính máy thở của các bệnh viện trung ương).
Từ nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân chống dịch COVID-19, Bộ Y tế đang dự trù mua sắm thêm nhưng giá thiết bị này rất đắt đỏ.
Trước thông tin về nguồn 2.000 máy trợ thở (sản phẩm được Nhật Bản chuyển giao công nghệ), ông Bình cho biết loại máy này và máy thở Việt Nam đang dùng là 2 loại khác nhau.
Bản thân ông chưa sử dụng loại máy trợ thở này cho bệnh nhân hồi sức tích cực, nhưng có sử dụng sản phẩm trợ thở dành cho trẻ sơ sinh cùng hãng sản xuất.
L.ANH
Thêm 7 ca bệnh COVID-19, Bộ Y tế khuyến cáo về việc đi ra ngoài đường Sáng sớm 26-3, Bộ Y tế công bố thêm 7 ca bệnh COVID-19 mới, nâng tổng số bệnh nhân lên 148 ca. Bộ Y tế đồng thời khuyến cáo người dân không ra đường nếu không thực sự cần thiết. Đo nhiệt độ khách vào Bệnh viện Bạch Mai, cơ sở đã có 3 người bệnh và đang phải dừng nhiều hoạt động,...