Dịch lan nhanh, Campuchia đóng cửa cơ quan nhà nước 1 tuần
Thủ tướng Campuchia Hun Sen yêu cầu cán bộ viên chức ở nhà làm việc 1 tuần kể từ ngày 9-3 trong nỗ lực kiểm soát dịch bệnh. Số ca mắc COVID-19 tại Campuchia đã tăng nhanh từ cuối tuần trước và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Cảnh sát Campuchia bắt giữ bảo vệ một trung tâm cách ly COVID-19 ngày 8-3, cáo buộc người này nhận tiền của một phụ nữ Trung Quốc để bà này rời khỏi khu cách ly, làm bùng phát đợt dịch thứ ba ở Campuchia – Ảnh chụp màn hình
Theo báo Khmer Times ngày 9-3, lệnh làm việc từ xa được Thủ tướng Hun Sen đưa ra ngay trong đêm 8-3, sau khi Campuchia ghi nhận 50 ca mắc COVID-19 ở thủ đô Phnom Penh và một số vùng phụ cận.
Theo đó, cán bộ viên chức các cơ quan công quyền Campuchia sẽ làm việc tại nhà trong vòng 7 ngày. “Trước mắt là vậy, sau 7 ngày này tôi sẽ thông báo tiếp”, ông Hun Sen lưu ý.
Nhà lãnh đạo Campuchia cũng trấn an người dân, nhấn mạnh vẫn còn khoảng 10% nhân sự có mặt tại các cơ quan nên không thể gọi đây là “đóng cửa toàn bộ”.
“Lệnh này chỉ áp dụng với các cơ quan hành chính dân sự. Lực lượng vũ trang và ngành y tế vẫn làm việc bình thường”, ông Hun Sen lưu ý.
Video đang HOT
Thủ tướng Campuchia kế đó kêu gọi các doanh nghiệp tư nhân giảm số nhân viên tại công sở, hoặc luân phiên có mặt tại nơi làm việc nhằm tránh nguy cơ lây nhiễm.
Để khống chế đợt bùng phát dịch thứ ba, Campuchia đã đóng cửa toàn bộ trường học, trung tâm thể thao, bảo tàng, rạp chiếu phim và trung tâm giải trí tại những tỉnh thành có người mắc COVID-19.
Nhà chức trách Campuchia cũng chuyển đổi khách sạn hạng sang Great Duke Phnom Penh thành bệnh viện gồm 500 phòng nhằm chuẩn bị trong trường hợp số ca mắc tăng vọt. Đất nước chùa tháp đang trải qua đợt bùng phát dịch thứ ba, liên quan đến cộng đồng người gốc Hoa và người Trung Quốc ở Campuchia.
Theo Khmer Times , lệnh bán phong tỏa được ban bố tại các tỉnh/thành phố quan trọng như Sihanoukviile và Siem Reap, trong bối cảnh số ca nhiễm mới tại những địa phương này đang tăng với tốc độ báo động.
Chỉ tính riêng trong ngày 9-3, Sihanoukviile ghi nhận 12 ca nhiễm mới, tất cả đều liên quan tới một ổ dịch trong cộng đồng người Trung Quốc, theo Bộ Y tế Campuchia. Thành phố cảng này hiện đang trong tình trạng “nội bất xuất ngoại bất nhập” tương tự Siem Reap.
Các chốt kiểm soát được thiết lập trên những tuyến đường nối Siem Reap với phần còn lại của Campuchia trong nỗ lực chặn đứng làn sóng lây nhiễm. Cảnh sát Campuchia đã bắt nhiều người Trung Quốc tìm cách trốn cách ly bắt buộc. Trong số này có một phụ nữ bị bắt khi tìm cách rời khỏi Sihanoukviile để về Phnom Penh.
Khmer Times cho biết người phụ nữ này sẽ bị đưa đi cách ly 14 ngày, trước khi trục xuất về Trung Quốc và bị cấm quay lại Campuchia vĩnh viễn.
Cát trở nên khan hiếm do nhu cầu thế giới tăng cao
Các nhà khoa học cảnh báo cát - nguyên liệu thô được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới, chỉ sau nước, một thành phần thiết yếu đối với cuộc sống hàng ngày của con người - đang dần cạn kiệt.
Cát đang dần trở nên khan hiếm do nhu cầu thế giới tăng cao. Ảnh: Getty Images
Theo hãng tin RT (Nga), các nhà khoa học dự đoán cát có thể trở thành một nguồn tài nguyên khan khiếm trong tương lai do nhu cầu tăng cao.
"Chúng ta nghĩ rằng cát có ở khắp mọi nơi. Chúng ta chưa bao giờ nghĩ thế giới sẽ cạn kiệt cát. Nhưng sự thiếu hụt đã xuất hiện ở một số nơi", ông Pascal Peduzzi, Giám đốc Cơ sở dữ liệu thông tin tài nguyên toàn cầu tại Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP), bình luận.
"Tình trạng thiếu hụt có thể xảy ra trong thập kỷ tới. Nếu không nhìn vào tương lai, chúng ta sẽ gặp phải những vấn đề lớn về nguồn cung cát và quy hoạch đất đai", ông nói thêm
Ông Peduzzi cho biết việc quản lý tài nguyên cát trên toàn cầu là một vấn đề quan trọng đang bị phớt lờ. Ông nói rằng đã đến lúc con người phải xem xét và thay đổi nhận thức về tài nguyên cát.
Cát có thể được tìm thấy ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, phủ trắng các sa mạc và đường bờ biển. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là tất cả cát đều sử dụng được. Các hạt cát sa mạc quá mịn và tròn để kết dính với nhau và không thể sử dụng cho mục đích xây dựng. Những loại cát có thể sử dụng thường từ đáy biển, đường bờ biển, mỏ đá và sông trên khắp thế giới.
Bà Louise Gallagher tại Global Sand Observatory Initiative của UNEP cũng nhận định các vấn đề liên quan đến cát là những vấn đề vô cùng phức tạp cần giải quyết.
"Cát được coi là rẻ, có sẵn và vô hạn. Nhưng chúng ta đã không tính đến các chi phí môi trường và xã hội", bà Gallagher nhấn mạnh. "Có vẻ như chúng ta tin rằng các vật liệu sẽ có giá trị sử dụng cao nhất sau khi được khai thác từ môi trường tự nhiên. Tuy nhiên, nếu được quản trị hợp lý, chúng có thể mang đến nhiều lợi ích khác như khả năng chống chịu khí hậu ở những vùng ven biển. Chúng ta không nên bỏ qua vấn đề này. Nó không còn vô hình như trước đây nữa", bà nói.
Tuy không thể giám sát chính xác việc sử dụng cát trên toàn cầu. Tuy nhiên, có thể đo lường lượng sử dụng gián tiếp thông qua mối tương quan chặt chẽ giữa việc sử dụng cát và xi măng.
Theo ước tính của Liên hợp quốc, 4,1 tỉ tấn xi măng được sản xuất mỗi năm, chủ yếu từ Trung Quốc. Con số này chiếm gần 60% sự bùng nổ xây dựng sử dụng nhiên liệu cát hiện nay.
Thống kê cho thấy để sản xuất ra 1 tấn xi măng phải cần đến 10 tấn cát. Điều này có nghĩa là hàng năm thế giới tiêu thụ khoảng 40 đến 50 tỉ tấn cát chỉ riêng trong lĩnh vực xây dựng. Số tiền này đủ để xây một bức tường cao 27 mét, rộng 27 mét bao quanh hành tinh mỗi năm.
Tỉ lệ sử dụng cát trên toàn cầu đã tăng gấp 3 lần trong hai thập kỷ qua, một phần do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Tỉ lệ này vượt xa tỉ lệ cát được tạo ra do quá trình phong hóa đá nhờ gió và nước.
Trước đây, UNEP đã cảnh báo về tình trạng "mafia cát" lộng hành. Cơ quan này cho biết các nhóm khai thác cát này chủ yếu gồm các nhà xây dựng, buôn bán và kinh doanh đang hoạt động ở các nước như Campuchia, Việt Nam, Kenya và Sierra Leone.
COVID-19 tại ASEAN hết 7/3: Toàn khối xấp xỉ 11.000 ca mắc mới; Nhiều nơi ở Campuchia nguy cơ bùng dịch Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 7/3, 8 quốc gia ASEAN ghi nhận 10.911 ca mắc COVID-19 và 166 ca tử vong, nâng tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch lên 2.519.817 ca, trong đó 54.303 người tử vong. Một điểm tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Banten, Indonesia, ngày 1/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN Bộ Y tế Indonesia thông báo...