Địch không lại với COVID-19, nghệ sĩ triệu phú Nhật Bản cũng phải đối mặt với phá sản
Nhắc đến nghệ sĩ Nhật Bản nổi tiếng Takashi Murakami, mọi người chắc chắn sẽ nghĩ ngay tới những tác tác phẩm nghệ thuật đầy màu sắc của ông.
Toàn bộ các tác phẩm mang tính đại diện của ông đều nhận được sự quan tâm và hâm mộ trên khắp thế giới, đặc biệt là trong ngành công nghiệp thời trang và mang xu hướng hiện đại.
Takashi Murakami
Mặc dù không không đại diện cho tất cả mọi thứ, nhưng trong nhiều trường hợp, nhan sắc có thể trở thành một lợi thế. Điều này càng quan trọng hơn trong làng giải trí, Quan Hiểu Đồng và chị gái là một ví dụ điển hình cho điều đó.
Thời gian gần đây, nhóm nghệ thuật của công còn hợp tác với Billie Eilish trên các sản phẩm Uniqlo UT. Nhưng vừa qua, Murakami đã khiến công chúng ngạc nhiên khi thông báo rằng nhóm nghệ thuật Kaikai Kiki của ông đang đứng trên bờ vực phá sản!
Video đang HOT
Thời gian trước, Takashi Murakami đã cùng hợp tác với thương hiệu Supreme cho ra mắt áo phông in Logo với các chủ đề “Flowers and Skulls” dùng để hỗ trợ dịch COVID- 19. Tuy nhiên, không ai ngờ được, cả đội nghệ thuật của ông cũng không địch lại được ảnh hưởng của dịch bệnh . Mới đây, trong một đoạn clip ngắn khoảng 15 phút được đăng tải trên Instargram cá nhân, Takashi Murakami đã nhắc đến phòng trưng bày nghệ thuật của mình và nhóm nghệ thuật Kaikai Kiki đã buộc phải đóng cửa và dừng hợp tác một vài dự án theo dự định trước đó vì dịch bệnh, thậm chí đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng phá sản.
Trong chín năm qua, Murakami và nhóm của mình cam đã dốc sức chuẩn bị cho tác phẩm khoa học viễn tưởng “Jellyfish Eyes”, đồng thời cũng đầu tư rất nhiều công sức và tiền bạc để phần đầu tiên được triển khai vào năm 2013, tiếp theo là “Jellyfish Eyes Part 2: Mahashankh” cũng có thời gian sản xuất và ngân sách khổng lồ. Dự án này đã mang lại áp lực không nhỏ cho hoạt động của công ty. Hiện tại Murakami buộc phải dừng dự án này do gặp nhiều khó khăn dưới ảnh hưởng chung của dịch bệnh toàn cầu. Đây là điều không mong muốn và nằm ngoài dự kiến của nhà nghệ thuật tài ba. Mặc dù chưa biết rằng tác phẩm của mình có thể vượt qua giai đoạn khó khăn này để tới với khán giả không, nhưng Takashi Murakami hi vọng rằng ít nhất dự án sẽ không bị sụp đổ toàn phần.
Nhiều thương hiệu thời trang bị tố đạo đức giả, phân biệt chủng tộc
Sau khi thể hiện sự ủng hộ đối với phong trào chống phân biệt chủng tộc, nhiều thương hiệu thời trang bị tố đạo đức giả, lừa dối khách hàng.
Trong khi ngành công nghiệp thời trang đồng loạt lên tiếng ủng hộ phong trào chống nạn phân biệt chủng tộc Black Lives Matters trên các phương tiện truyền thông, nhiều thương hiệu cao cấp bất ngờ nhận phải sự phản đối và buộc tội đạo đức giả từ những người trong cuộc, theo South China Morning Post.
Các cuộc biểu tình của Mỹ chống lại nạn phân biệt chủng tộc đang lan rộng trên toàn cầu, đồng thời chúng cũng hướng sự chú ý đến các nhãn hiệu thời trang, thúc đẩy những người trong cuộc vốn chịu nhiều bất công thiệt thòi từ trước đến nay lên tiếng.
Người mẫu, nữ diễn viên chuyển giới Munroe Bergdorf đã bình luận bài đăng với hashtag #BlackoutTuesday của L'Oreal, tố thương hiệu này giả tạo vì họ đã sa thải cô vào khoảng 3 năm trước, khi cô dùng ngôn ngữ địa phương và giữ quan điểm phản đối nạn phân biệt chủng tộc ở nội bộ công ty này.
Diễn viên Mỹ Tommy Dorfman, người xuất hiện trong các chiến dịch gần đây cho Salvatore Ferragamo, cũng lên tiếng chỉ trích thương hiệu này là "môi trường kỳ thị đồng tính và phân biệt chủng tộc" và cho rằng hãng đang lừa dối khách hàng khi tuyên bố "Không ai sinh ra có quyền ghét người khác vì màu da, hoặc xuất thân, tôn giáo của họ".
Nam diễn viên Tommy Dorfman từng lên tiếng cho rằng thương hiệu Salvatore Ferragamo là nơi kỳ thị người đồng tính và phân biệt chủng tộc.
Trên Instagram, nhãn hiệu Celine đăng tải: "Celine chống lại mọi hình thức phân biệt chủng tộc, kỳ thị và bạo lực. Không có thế giới ngày mai nếu không có bình đẳng cho tất cả. Mạng sống của người da đen cũng đáng giá". Ngay lập tức, stylist Jason Bolden gọi đây là trò giả dối, tố hãng từng từ chối làm việc với người nổi tiếng da đen, trừ khi thông qua stylist da trắng.
Bolden thường xuyên cảm thấy các thương hiệu lớn xa lánh anh. Anh từng chật vật khi tìm nhà thiết kế trang phục cho Taraji P. Henson khi phim Hidden Figures của cô được đề cử ba hạng mục ở Oscar 2017. "Các thương hiệu sẵn sàng thiết kế váy áo cho những cô gái da trắng kém nổi tiếng", anh nói.
Lindsay Peoples Wagner, tổng biên tập da màu của Teen Vogue, nói trên CNN: "Nhiều người như tôi mệt mỏi vì các thương hiệu lớn nói một đằng, làm một nẻo. Mọi người đã cố gắng bao năm nhưng không thay đổi được gì".
Nhiều thương hiệu thời trang toàn cầu đã đối mặt với những phản ứng dữ dội về thái độ phân biệt chủng tộc của họ trong quá khứ, đáng chú ý là chiếc áo len mô phỏng khuôn mặt người da màu của Gucci, chiếc túi nhỏ với nhân vật Little Black Sambo với nước da ngăm đen của Prada và những bình luận chống lại người châu Á của Dolce & Gabbana.
Tamu McPherson, nhà sáng tạo nội dung người Mỹ chuyên hợp tác với các thương hiệu high fashion, nói: "Mỗi người đều tiềm ẩn một ngọn lửa trong lòng. Những câu chuyện của họ đều xứng đáng được lắng nghe và xem trọng. Nếu ngành thời trang phớt lờ chúng, họ có thể bỏ qua một cơ hội đến gần hơn với trái tim khách hàng".
McPherson, từng làm việc với các thương hiệu nổi tiếng ở Milan, Paris và New York từ năm 2013, chia sẻ: "Suốt 7 năm trong nghề, tôi vẫn là một trong những người da màu duy nhất được mời vào những không gian đó. Điều này không thể chấp nhận được".
"Trước giờ, họ làm ngơ với mọi thứ và tỏ ý không muốn lắng nghe. Còn giờ đây, họ đang tận mắt chứng kiến khủng hoảng do dịch bệnh và các diễn biến của cuộc biểu tình trên khắp nước Mỹ, điều mà thế giới đều đang chú ý", cô nói thêm.
Nhờ vào cuộc đấu tranh dai dẳng chống phân biệt chủng tộc trong ngành công nghiệp thời trang, nhiều người mẫu chuyển giới, da màu từng chịu uất ức có cơ hội nói lên tiếng nói và khẳng định mình.
Siêu mẫu Naomi Campbell, người phụ nữ da đen đầu tiên xuất hiện trên trang bìa của tạp chí Vogue Pháp, đang công khai kêu gọi trả tiền công bằng cho các người mẫu màu sắc và đại diện hơn, trong khi ở quá khứ, cô đã chọn giải quyết vấn đề này một cách riêng tư và kín tiếng nhất có thể.
Bên cạnh đó, Bergdorf, người từng bị sa thải khi còn là người mẫu chuyển giới công khai đầu tiên của L'Oreal của Anh năm 2017 vì lên tiếng phản đối bạo lực chủng tộc của người da trắng, hiện đảm nhận vai trò cố vấn của Ủy ban Tư vấn Hòa nhập và Đa dạng của L'Oreal để góp phần định hướng thương hiệu.
Tuy vậy, để thay đổi vấn đề này, các chuyên gia cho biết chúng ta cần một quá trình dài bền bỉ, và bắt đầu đổi mới từ tần lớp tập trung quyền lực. Trong báo cáo về sự hòa nhập, đa dạng, Hội đồng các nhà thiết kế thời trang Mỹ CFDA cho rằng chỉ tập trung vào sự hiện diện của mẫu da màu trên đường băng, bìa tạp chí là chưa đủ.
Erica Lovett, giám đốc Conté Nast, nói: "Làng mốt phải công nhận, ưu tiên tuyển dụng đa sắc tộc: giám đốc tài chính, giám đốc điều hành, trưởng phòng thời trang, biên tập viên tạp chí, lãnh đạo doanh nghiệp. Tới khi các vị trí chủ chốt trở nên bình đẳng, mọi thứ mới trở nên tiến bộ". Theo nghiên cứu năm 2018 của McKinsey & Company, công ty đa dạng sắc tộc, văn hóa có cơ hội đạt doanh thu cao hơn 33% doanh nghiệp khác.
Tamu McPherson, người làm việc với các nhãn hiệu nổi tiếng, cho biết ngành công nghiệp thời trang có xu hướng phân biệt chủng tộc, chống đối người da màu và ban đặc quyền cho người da trắng.
10 người mẫu chuyển giới nổi tiếng trong làng thời trang Ngành công nghiệp thời trang nay cởi mở hơn, đón nhận sự xuất hiện của loạt người mẫu chuyển giới nổi tiếng sau hàng thập kỷ phủ nhận sự tồn tại của họ. Người chuyển giới có một lịch sử lâu đời và phức tạp trong giới thời trang. Từ những năm 1960, April Ashley vốn là một người mẫu đồ lót nổi...