Dịch Ebola: WHO tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu
WHO khuyến nghị các nước phải sẵn sàng các biện pháp giám sát các ca nhiễm Ebola, đặc biệt là tại sân bay.
Ngày 8/8, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố rằng đại dịch Ebola đang hoành hành ở khu vực Tây Phi là một “tình trạng y tế khẩn cấp ở mức độ quốc tế”. Các chuyên gia của tổ chức này đánh giá hậu quả mà đại dịch này gây ra có thể “đặc biệt nghiêm trọng” vì khả năng lan truyền nhanh của virus Ebola.
Tổng giám đốc WHO Margaret Chan cho rằng tuyên bố này là “một lời kêu gọi cả thế giới đoàn kết lại” mặc dù nhiều quốc gia trên thế giới sẽ không có bất cứ trường hợp nhiễm Ebola nào.
WHO tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu vì đại dịch Ebola
Bà Chan nói: “Các quốc gia có bệnh nhân nhiễm Ebola hiện nay không đủ khả năng để tự mình kiểm soát một đại dịch bùng nổ ở quy mô lớn và phức tạp đến vậy. Tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ khẩn cấp cho các quốc gia này đối phó với đại dịch”.
Sau tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu này, WHO khuyến nghị tất cả các quốc gia trên thế giới cần phải có những biện pháp sẵn sàng để phát hiện, giám sát, điều tra các trường hợp nhiễm Ebola, đặc biệt là tại các sân bay. Tuy nhiên tổ chức này khẳng định họ sẽ không ban hành lệnh cấm đi lại hoặc giao thương quốc tế vì đại dịch này.
Video đang HOT
WHO khuyến nghị các nước giám sát chặt chẽ các trường hợp nghi nhiễm Ebola
WHO cũng đã từng công bố tình trạng khẩn cấp tương tự trong đại dịch cúm gia cầm năm 2009 và bệnh bại liệt vào tháng Năm vừa rồi.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Mỹ trước đó đã nâng báo động đại dịch Ebola lên mức cao nhất và khuyến nghị người dân không nên đi tới khu vực Tây Phi.
Đại dịch Ebola lớn nhất và kéo dài nhất trong lịch sử đã cướp đi mạng sống của gần 1000 người ở Tây Phi và khiến hơn 1.700 người khác bị lây nhiễm. Hiện có 4 quốc gia đã xuất hiện dịch Ebola là Guinea, Liberia, Nigeria và Sierra Leone.
Theo Khampha
Bộ Y tế nâng cấp độ cảnh báo dịch Ebola gây chết người
Hơn 1.600 người mắc virus Ebola trong đó gần 900 người tử vong tại 4 quốc gia vùng Tây Phi. Lo ngại virus Ebola tràn vào Việt Nam, Bộ Y tế đã nâng cao mức cảnh báo.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh sốt xuất huyết do virus Ebola gây ra tại vùng Tây Phi, Bộ Y tế đề nghị Bộ Công an, Quốc phòng, Giao thông Vận tải và Ngoại giao phối hợp giám sát và áp dụng tờ khai về tình trạng sức khỏe đối với khách nhập cảnh tại các cửa khẩu quốc tế từ ngày 15/8.
Bộ Y tế cho biết, đối tượng thực hiện khai báo y tế gồm những hành khách đến từ vùng dịch trong vòng 21 ngày. Cụ thể: khách đến từ 4 nước Guinea, Liberia, Nigeria và Sierra Leone sẽ phải khai báo y tế.
Để chủ động phát hiện sớm, ngăn chặn kịp thời dịch bệnh nguy hiểm ngay từ cửa khẩu, Bộ Y tế đề nghị Bộ: Công an, Quốc phòng, Giao thông vận tải và Ngoại giao phối hợp và chỉ đạo việc thực hiện khai báo y tế tại các cửa khẩu quốc tế. Theo đó, đối tượng thực hiện khai báo y tế gồm những hành khách đến từ vùng dịch trong vòng 21 ngày.
Dịch Ebola đang bùng phát ở châu Phi khiến hơn 900 người thiệt mạng
Bộ Y tế yêu cầu, khi làm thủ tục nhập cảnh nếu phát hiện hành khách tới từ các quốc gia vùng dịch (chưa qua 21 ngày), cán bộ làm thủ tục xuất nhập cảnh chỉ dẫn hành khách tới bộ phận thực hiện kiểm dịch y tế dể khai Tờ khai y tế.
Tại đây, kiểm dịch y tế có trách nhiệm hướng dẫn hành khách khai báo và đống dấu xác nhận vào tờ khai y tế theo quy định. Khi phát hiện hành khách có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh Ebola, kiểm dịch viên y tế sẽ tiến hành cách ly triệt để và thực hiện các biện pháp xử lý y tế theo quy định.
Thời gian thực hiện áp dụng Tờ khai y tế từ 00 giờ ngày 15 tháng 8 năm 2014 tại tất cả các cửa khẩu quốc tế trong toàn quốc.
Bộ Y tế đề nghị Bộ Ngoại giao hạn chế cử cán bộ đi đến các quốc gia đang có dịch bệnh Ebola khi không cần thiết. Trường hợp phải đi đến các quốc gia đang có dịch bệnh, cần tổ chức phổ biến và tuyên truyền, hướng dẫn cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý về các biện pháp phòng chống dịch bệnh Ebola theo các khuyến cáo của Bộ Y tế để chủ động phòng lây nhiễm cho bản thân và cộng.
Chiều qua (6/8), Tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế nói: "Dịch Ebola tại Tây Phi đang tăng kinh khủng trong những ngày gần đây. Trước đây Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá nguy cơ lây theo đường du lịch là cực thấp, thời điểm này chuyển sang cảnh báo "chưa loại trừ lây sang đường hàng không".
Ông Phu chia sẻ: "Hiện chúng tôi nghiên cứu kỹ thông tin của WHO và CDC- Trung tâm kiểm soát bệnh tật Mỹ để đưa ra khuyến cáo phù hợp. WHO cho rằng virus không loại trừ quốc gia nào, tương tự với Việt Nam. Điều quan trọng là khống chế không cho lây lan ngay từ ca bệnh đầu tiên nếu có".
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, Bộ đã có báo cáo gửi Chính phủ và có kế hoạch phòng chống bệnh sốt xuất huyết do virus Ebola tại Việt Nam. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang xây dựng phác đồ hướng dẫn chẩn đoán điều trị Ebola. Bộ Y tế cũng yêu cầu các đơn vị tập trung giám sát tại cửa khẩu, bệnh viện, phát hiện sớm ca bệnh do virus Ebola.
Bệnh do virus Ebola là gì? Bệnh do virus Ebola, từng được biết đến là bệnh Sốt xuất huyết do virus Ebola là bệnh nguy hiểm dễ gây tử vong ở người. Tỷ lệ tử vong do Ebola virus disease (EVD) lên đến 90%. Dịch bệnh EVD được phát hiện lần đầu tại những bản làng xa xôi hẻo lánh tại khu vực Trung và Tây Phi, gần rừng nhiệt đới. Vi rút Ebola xuất hiện lần đầu tại Sudan và Cộng hòa Công Gô vào năm 1976. Tại Công Gô, vi rút được phát hiện ở một ngôi làng ven sông Ebola, vì vậy người ta đặt tên là vi rút Ebola. Virus Ebola lây nhiễm sang người như thế nào? Virus Ebola lây truyền từ động vật sang người khi tiếp xúc gần với máu, chất tiết của động vật bị nhiễm. Tại châu Phi, virus lây truyền khi người lành tiếp xúc với các động vật như tinh tinh, gôrila, dơi ăn quả, khỉ, linh dương và nhím ốm, chết hoặc các động vật trong rừng nhiệt đới. Virus Ebola lây truyền từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với máu, các chất tiết của cơ thể (phân,nước tiểu, nước bọt, tinh dịch) của người mắc bệnh, hoặc các vết xước trên da hay niêm mạc của người lành tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm với các chất tiết của người nhiễm virus (quần áo, ga trải giường nhiễm bẩn hay kim tiêm đã qua sử dụng). Cán bộ y tế rất có nguy cơ nhiễm virus Ebola khi chăm sóc bệnh nhân mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh này nếu không áp dụng các biện pháp phòng hộ thích hợp. Cán bộ y tế cần được trang bị kiến thức cơ bản về điểm của bệnh, đường lây truyền và tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống nhiễm khuẩn đã khuyến cáo. Triệu chứng mắc bệnh do virus Ebola Người mắc bệnh do virus Ebola thường xuất hiện các triệu chứng sau: sốt đột ngột, mệt mỏi kéo dài, đau cơ, đau đầu, đau họng. Tiếp theo là các triệu chứng nôn, ỉa chảy, phát ban, suy thận, suy gan. Một số trường hợp bị chảy máu trong nội tạng và chảy máu ngoài. Thời gian ủ bệnh là từ 2 đến 21 ngày. Bệnh nhân dễ lây truyền bệnh ngay khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng. Người dân nên đến ngay cơ sở y tế nếu sống trong khu vực có dịch bệnh do virus Ebola hay khi tiếp xúc với người nhiễm hay nghi ngờ nhiễm virus Ebola và xuất hiện các triệu chứng của bệnh. Bất kỳ trường hợp nghi ngờ mắc bệnh nào cũng cần được thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc, giảm nguy cơ tử vong. Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh do virus Ebola. Do đó, nâng cao nhận thức về các yếu tố nguy cơ của bệnh và các biện pháp phòng tránh cho người dân hiện là biện pháp duy nhất để giảm số ca mắc và tử vong do virus Ebola. (Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế)
Theo Khampha
Liberia ban bố tình trạng khẩn cấp vì đại dịch Ebola Trước số người chết quá lớn và nguy cơ lây lan tăng mạnh, các nước Tây Phi đang quyết liệt đối phó với Ebola. Ngày 6/8, tổng thống Liberia đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia sau khi Tổ chức Y tế Thế giới thông báo số người chết vì đại dịch Ebola ở Tây Phi đã tăng lên tới 932...