Dịch Ebola: “WHO tuyên bố tình trạng khẩn cấp quá muộn”
Tổ chức Bác sĩ không biên giới (MSF) mới đây cho biết sẽ phải mất tới 6 tháng mới có thể kiểm soát dịch bệnh Ebola.
Tuyên bố trên được bà Joanne Liu, Chủ tịch quốc tế Tổ chức Bác sĩ không biên giới (MSF) đưa ra sau chuyến thăm kéo dài 10 ngày tới Tây Phi.
Bà Joanne Liu khẳng định phải cần nhiều chuyên gia tới khu vực này hơn, đồng thời bà cũng chỉ trích việc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố tình trạng khấn cấp y tế trên toàn cầu quá muộn.
Phát biểu trong buổi họp báo tại Geneva, bà Liu cho biết: “Chúng ta cần những người có kỹ năng thực hành tốt để chống lại dịch bệnh này… Tôi cho rằng việc WHO tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên toàn cầu nhằm kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng là quá muộn… Chúng ta đã có sự hiểu biết chung về dịch bệnh này, tuy nhiên chúng ta phải tìm cách để biến sự hiểu biết này thành hành động cụ thể. Một tuyên bố chỉ có thể cứu được nhiều mạng sống nếu như chúng ta theo dõi sát sao tình hình.”
Các nhân viên của Tổ chức Bác sĩ không biên giới đang chuẩn bị trước khi vào khu vực cách ly tại một trung tâm điều trị Ebola ở Kailahun, Sierra Leone
Trước đó vào hôm thứ 5, WHO cho biết các nhân viên của họ tại Tây Phi khẳng định có bằng chứng cho thấy con số thống kê số người nhiễm bệnh và tử vong vì Ebola được đánh giá ở quy mô thấp, dẫn tới tình tình trạng coi nhẹ dịch bệnh. Hiện đã có 1.069 trường hợp tử vong trong số 1.975 ca nhiễm bệnh, phần lớn là ở Guinea, Sierra, Leone và Liberia, trong khi đó tại Nigeria có 4 người thiệt mạng.
Video đang HOT
Bà Liu khẳng định “Nếu chúng ta không ổn định tình hình tại Liberia, chúng ta sẽ không bao giờ ổn định được khu vực này. Sẽ phải mất tới 6 tháng chúng ta mới có thể kiểm soát được dịch bệnh này.”
Trước đó vào ngày 31/3, các chuyên gia đầu tiên của tổ chức nhân đạo Bác sĩ không biên giới đã tới Guinea, quốc gia có ca nhiễm Ebola đầu tiên. Hiện tổ chức này cũng đang điều hành nhiều trung tâm chữa trị Ebola ở Tây Phi. Tuy nhiên có quá nhiều người nhiễm bệnh đã khiến các bác sĩ của tổ chức này rơi vào tình trạng quá tải.
Theo Nguyễn Nhung (Khampha.vn)
WHO: Thế giới đã quá coi nhẹ đại dịch Ebola
WHO hối thúc chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế hành động quyết liệt hơn nữa để ngăn chặn Ebola.
Ngày 14/8, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố rằng họ có nhiều bằng chứng cho thấy thế giới hiện nay đang quá coi nhẹ quy mô của đại dịch Ebola đang hoành hành tại Tây Phi.
Theo thống kê của WHO, số nạn nhân thiệt mạng trong đại dịch Ebola tồi tệ nhất thế giới từ trước tới nay đã lên tới 1.069 người trong tổng số 1.975 người được xác định là nhiễm virus Ebola. Số người chết chủ yếu tập trung ở Guinea, Sierra Leone và Liberia, trong khi 4 trong tổng số 10 bệnh nhân nhiễm Ebola ở Nigeria cũng đã thiệt mạng.
WHO thừa nhận rằng tình hình đại dịch Ebola hiện nay tồi tệ hơn mọi người tưởng rất nhiều và chính phủ các nước cùng các tổ chức nhân đạo quốc tế cần phải có những biện pháp mạnh mẽ hơn nữa để đối phó với đại dịch này.
Đại dịch Ebola đã cướp đi sinh mạng của 1.69 người
Thông báo của WHO trên website của mình nhấn mạnh: "Các chuyên gia WHO làm việc tại vùng dịch có bằng chứng cho thấy con số người mắc bệnh và tử vong được báo chí đưa ra đã khiến mọi người coi nhẹ mức độ trầm trọng của đại dịch".
Cũng trong ngày 14/8, một quan chức cấp cao của Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết các tổ chức quốc tế đang tìm cách để thực hiện chiến dịch thả thực phẩm khẩn cấp bằng máy bay cho người dân đang thiếu đói trong các khu vực bị quân đội Liberia và Sierra Leone cách ly tuyệt đối để dập dịch.
Chính phủ Guinea cũng bắt đầu có những động thái quyết liệt khi tuyên bố tình trạng y tế khẩn cấp và điều động nhân viên y tế tới các vùng dịch ở biên giới, nơi 377 người đã thiệt mạng kể từ khi dịch Ebola bùng phát từ hồi tháng Ba.
Trước đó, Sierra Leone, Nigeria và Liberia cũng đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia trong đại dịch Ebola, đồng thời yêu cầu Mỹ cung cấp thuốc thử nghiệm ZMapp để điều trị cho các bác sĩ bị chẩn đoán mắc virus chết người này trong khi chăm sóc cho các bệnh nhân.
WHO cho rằng việc chính phủ các nước công bố những biện pháp khẩn cấp để ngăn ngừa dịch Ebola lây lan là cần thiết, nhưng họ cần phải tránh gây ra tâm lý hoảng loạn hay thiệt hại kinh tế không cần thiết vì đại dịch này.
Guinea triển khai cảnh sát chống bạo động phong tỏa một ngôi làng nhiễm Ebola
Ebola là một trong những virus gây chết người nhiều nhất trên thế giới, và hầu hết những người nhiễm virus này đều "vô phương cứu chữa". Không những thế, virus Ebola lại có thể lây lan nhanh chóng từ người này qua người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp, đặc biệt là ở những vùng nông thôn nghèo đói hoặc các khu ổ chuột đông đúc trong thành phố.
Không chỉ gây ra thiệt hại nặng nề về sinh mạng, đại dịch Ebola còn khiến nền kinh tế châu Phi chịu nhiều tổn thất. Hàng loạt dịch vụ vận tải hành khách bằng đường biển, đường không ở châu Phi đã bị đình trệ vì tâm lý sợ Ebola lây lan tại các quốc gia này, khiến hoạt động giao thương giảm sút rõ rệt.
Không những thế, nhiều quốc gia khác trên thế giới dù ở rất xa châu Phi cũng có những biện pháp đề phòng, chẳng hạn như hãng hàng không Korean Airlines của Hàn Quốc đã tuyên bố ngừng các chuyến bay tới Nairobi, Kenya từ ngày 20/8 tới đây để ngăn chặn virus Ebola phát tán.
Theo Bộ Giao thông Kenya, quyết định này của Korean Airlines có thể được đưa ra dựa trên tuyên bố của WHO rằng Kenya cần phải được xếp vào diện quốc gia có nguy cơ nhiễm Ebola cao vì các chuyến bay thẳng tới vùng đang xảy ra dịch. Bộ Giao thông Kenya cho rằng tuyên bố trên của WHO là "đáng tiếc" và "cần phải được rút lại". Hiện WHO chưa có bình luận gì về thông tin này.
Theo Khampha
Người tung tin đồn về Ebola sẽ bị xử lý thế nào? Những người tung tin đồn thất thiệt "dịch Ebola đến Hà Nội" đã để lại hậu quả nghiêm trọng đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự? Mới đây, cơ quan điều tra (Bộ Công an) và Công an TP. Hà Nội đã triệu tập, xử lý một số đối tượng tung tin đồn thất thiệt về "dịch Ebola đã xuất hiện tại...