Dịch Ebola tồi tệ nhất trong lịch sử: VN lại họp khẩn
Trước diễn biến rất phức tạp của dịch bệnh do virus Ebola, 8.376 trường hợp mắc trong đó 4.024 tử vong, Văn Phòng đáp ứng khẩn cấp (EOC) tiếp tục họp khẩn với Bộ Y tế.
Văn phòng đáp ứng khẩn cấp phòng chống dịch bệnh, virus Ebola vẫn tiếp tục tăng nhanh đặc biệt tại 3 quốc gia thuộc nhóm nước có dịch bệnh lan truyền rộng. Cụ thể: Guinea, Leberia, Sierra Leone (8.376 trường hợp mắc trong đó 4.024 tử vong).
Các chuyên gia nhận định dịch Ebola có thể xâm nhập Việt Nam.
Thế giới cũng đã ghi nhận 2 nhân viên y tế nhiễm virus Ebola tại Tây Ban Nha (ngày 06/10/2014) và tại Mỹ (ngày 12/10/2014). Đây là những trường hợp nhiễm bệnh do virus Ebola đầu tiên ngoài khu vực đang lưu hành dịch bệnh.
Tại cuộc họp khẩn diễn ra chiều 13/10, đại diện Văn phòng Đáp ứng Khẩn cấp cho rằng, chưa có bằng chứng khoa học để xác định việc thay đổi phương thức lây truyền từ người sang người cũng như từ người sang động vật theo đường không khí.
Theo đại diện Văn phòng Đáp ứng Khẩn cấp, nhân viên y tế tại Mỹ nhiễm virus Ebola khi chăm sóc bệnh nhân có thể là những sơ suất hoặc chưa tuân thủ đúng các biện pháp phòng hộ và đang tiếp tục nghiên cứu để xác định rõ nguyên nhân đối với trường hợp này.
Video đang HOT
Các chuyên gia nhận định dịch Ebola có thể xâm nhập Việt Nam do người lao động, hành khách nhập cảnh Việt Nam từ các nước vùng dịch.
Đại diện WHO đánh giá, với sự hỗ trợ của WHO, Nhật Bản, Việt Nam hoàn toàn có thể thực hiện xét nghiệm xác định Ebola trong nước. Tiếp tục thực hiện công tác truyền thông đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời, nhưng không làm nhân dân hoang mang trước tình hình dịch bệnh.
Các chuyên gia thống nhất, rà soát tất cả các quy trình, hướng đẫn liên quan đến dịch bệnh Ebola hiện có để bổ sung cập nhật theo thông tin của WHO, CDC.
Bộ Y tế tiếp tục giám sát chặt chẽ tại các cửa khẩu và cộng đồng đối với hành khách đi từ 6 quốc gia (Công Gô, Guinea, Leberia, Sierra Leone, Nigeria, Senegal), chưa thực hiện khai báo y tế đối với hành khách đi từ Mỹ và Tây Ban Nha.
Cục Y tế Dự phòng yêu cầu thực hiện tốt các biện pháp phòng hộ cá nhân trong các cơ sở điều trị, dự phòng; thẩm định các phòng xét nghiệm hiện có, xây dựng quy trình, củng cố công tác lấy mẫu, xét nghiệm tiến tới thực hiện xét nghiệm xác định virus Ebola tại Việt Nam.
Theo Khampha
Mỹ bắt đầu thử nghiệm vắc-xin điều trị Ebola trên người
Vắc-xin điều trị virus Ebola sẽ bắt đầu được thử nghiệm trên người vào tuần này tại Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH) trong bối cảnh gia tăng những quan ngại về loại virus chết người tại Tây Phi.
Sau khi Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ xem xét, các nhà nghiên cứu đã được bật đèn xanh để tiến hành thử nghiệm trên người. Loại vắc-xin thử nghiệm này được phát triển bởi Công ty dược phẩm GlaxoSmithKline và Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ (NIAID).
Những liều thuốc đầu tiên sẽ được thử nghiệm trên 3 tình nguyện viên khỏe mạnh để xem có bất kỳ phản ứng nào xảy ra không. Nếu như an toàn, loại thuốc này sẽ được đưa cho một nhóm tình nguyện viên khỏe mạnh có độ tuổi từ 18 đến 50, để xem xét nó có tạo ra phản ứng miễn dịch vớivirus Ebola không. Những tình nguyện viên tới từ các quốc gia như: Anh, Gambia và Mali. Các chuyên gia cho biết họ không thử nghiệm ở các quốc gia đang bị đại dịch Ebola hoành hành do cơ sở hạ tầng chăm sóc sức khỏe tại khu vực này không đủ điều kiện để hỗ trợ hoạt động nghiên cứu.
Mỹ sẽ thử nghiệm vắc-xin điều trị virus Ebola trên cơ thể người vào tuần này
Loại vắc-xin được thử nghiệm trong tuần này dựa trên một loại virus cảm lạnh có tên là an adenovirus. Trước đó, nó đã có những phản ứng tốt với tinh tinh. Tuy nhiên ông Fauci, giám đốc NIADI cho biết: "Đã có rất nhiều thứ bất ngờ xảy ra trong nhiều năm kinh nghiệm của tôi... bạn sẽ không thể đoán trước được điều gì sẽ xảy ra."
Kết quả cuối cùng của sẽ được công bố vào cuối năm nay, sau 48 tuần đánh giá. Nếu như loại vắc-xin này được chấp thuận, nó sẽ được ưu tiên cung cấp cho các nhân viên y tế, những người đang phải đấu tranh không biết mệt mỏi với virus Ebola, sau đó sẽ được phân phát cho người dân trong cộng đồng đang bùng phát dịch bệnh.
Công ty dược phẩm GlaxoSmithKline cho biết, công ty này sẽ sản xuất thêm 10.000 liều vắc-xin trong quá trình thử nghiệm lâm sàng.
Các quốc gia bùng phát đại dịch Ebola đang bị đe dọa bởi mất an ninh lương thực
Trước đó, loại thuốc nhận được nhiều sự chú ý nhất là Zmapp, mặc dù chưa được thử nghiệm chính thức trên cơ thể người, nhưng nó đã mang lại những kết quả khả quan, khi 5/7 người sử dụng đã hồi phục. Mặc dù vậy, các chuyên gia khẳng định vẫn còn quá ít dữ liệu để khẳng định loại thuốc này đóng vai trò quan trọng trong việc trị virus Ebola.
Dự kiến một loại vắc-xin khác của Cơ quan Y tế Công cộng Canada cũng sẽ được thử nghiệm trong tháng này.
Trong diễn biến liên quan, Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc ngày 2/9 cảnh báo tình trạng mất an ninh lương thực tại các quốc gia đang phải chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Ebola, do sự thiếu hụt lao động, hạn chế đi lại giữa vùng miền và các quốc gia khiến lương thực tại đây thiếu thốn, giá cả leo thang. FAO dự báo bất ổn lương thực có thể gia tăng trong vài tuần tới, thậm chí kéo dài trong nhiều tháng.
Theo Khampha
Hiện đã có 3069 ca mắc và 1552 trường hợp tử vong do Ebola Tính đến cuối tuần này, đã có 3.069 người nhiễm vi rút Ebola tại Liberia, Guinea, Sierra Leone, Nigeria, và mới đây là Senegal (với ca đầu tiên xuất hiện vào ngày 30.8). Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, đến nay sự bùng phát của vụ dịch Ebola vẫn chưa có dấu hiệu chững lại, theo thông tin cập nhật...