“Dịch Ebola đang tăng kinh khủng”
Dịch Ebola đã làm gần 900 người tử vong tại 4 nước Tây Phi và đang tăng kinh khủng từng ngày. Theo Bộ Y tế, bệnh dịch này “chưa loại trừ lây qua đường hàng không” vào Việt Nam.
Đây là khẳng định của tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) trong cuộc họp giao ban trực tuyến về dịch bệnh chiều 6/8.
Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, mặc dù Việt Nam chưa ghi nhận ca bệnh nào do virus Ebola nhưng bệnh đã xuất hiện tại 11 quốc gia, vùng trên thế giới với mức độ lây lan rất nhanh nên cần cảnh giác.
Thế giới đã ghi nhận hơn 1.600 trường hợp mắc Ebola, trong đó có 887 trường hợp tử vong tại 4 nước Tây Phi. Đặc biệt, có đến 100 cán bộ y tế lây nhiễm virus Ebola.
Ebola, virus được cho là có thể gây tỷ lệ tử vong lên tới 90%, đang hoành hành dữ dội tại Tây Phi và đe dọa lây lan ra nhiều nơi trên thế giới.
Bà Nguyễn Thị Phúc, đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, hầu hết các ca nhiễm bệnh Ebola đều do tiếp xúc trực tiếp với da, niêm mạc, chất dịch cơ thể người nhiễm bệnh. Đã tìm thấy động vật nhiễm bệnh Ebola chết trong rừng và bệnh có khả năng lây truyền từ người sang người.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhận định tình hình dịch bệnh năm nay diễn biến phức tạp hơn, dồn dập nhiều loại bệnh. Nếu không phòng chống tốt rất dễ bùng phát các ổ dịch.
Hiện, Việt Nam đối mặt với hàng loạt các dịch bệnh như virus Ebola, tiêu chảy cấp, viêm não Nhật Bản B…
Để phòng chống dịch bệnh này, WHO khuyến cáo các cơ quan chức năng cần phối hợp chặt chẽ làm tốt công tác giám sát liên ngành khách nhập cảnh qua các cửa khẩu vào Việt Nam đến từ vùng dịch, phát hiện kịp thời và cách ly hiệu quả, tránh lây lan. Xây dựng kế hoạch hành động, chủ động ứng phó kịp thời khi có dịch.
Video đang HOT
Tiến sĩ Trần Thanh Dương (Viện trưởng Viện Sốt rét, Ký sinh trùng, Côn trùng T.Ư) cho biết nguy cơ dịch Ebola bùng phát tại Việt Nam rất thấp do bệnh không lây qua đường hô hấp, tuy nhiên không vì thế mà người dân và cơ quan chức năng chủ quan.
Vẫn theo tiến sĩ Phu, hiện Bộ Y tế đang nghiên cứu kỹ thông tin của WHO và Trung tâm kiểm soát bệnh tật Mỹ để đưa ra khuyến cáo phù hợp. WHO cho rằng virus không loại trừ quốc gia nào, điều quan trọng là khống chế không cho lây lan ngay từ ca bệnh đầu tiên nếu có.
Nếu như trước WHO đánh giá nguy cơ lây theo đường du lịch là thấp thì thời điểm này đã chuyển sang cảnh báo “chưa loại trừ lây sang đường hàng không”.
Trước đó, ngày 4/8, Bộ Y tế có công văn khẩn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành về dịch Ebola với virus gây bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm có khả năng lây lan nhanh và tỷ lệ tử vong cao (tới 90% số ca bệnh) tại một số quốc gia Tây Phi.
Để ngăn chặn dịch lây lan vào Việt Nam, Bộ đề nghị sở y tế các tỉnh, thành phối hợp với cơ quan chức năng tại cửa khẩu giám sát chặt chẽ người nhập cảnh, đặc biệt đến từ quốc gia có dịch bệnh; thực hiện tốt việc giám sát tại cộng đồng và các cơ sở y tế. Khi phát hiện trường hợp nghi ngờ mắc bệnh do virus Ebola và có tiền sử đi về từ vùng dịch trong vòng 21 ngày, cơ quan liên quan cần thực hiện ngay các biện pháp cách ly và lấy mẫu bệnh phẩm gửi xét nghiệm.
Ngày 29/7, Nigeria thông báo trường hợp nhiễm virus đầu tiên của nước này. Người bệnh đã đi du lịch qua đường hàng không tới Lagos (Nigeria) từ Togo và Ghana. Các quốc gia Ghana, Nigeria, Togo đang phối hợp chặt chẽ với WHO để xác định các trường hợp tiếp xúc gần cũng như chuẩn bị kế hoạch ứng phó.
Theo bộ Y tế, virus Ebola gây thành dịch đầu tiên trên thế giới tại Sudan năm 1976 với hơn 600 người mắc. Từ đó đến nay, dịch đã xảy ra tại 11 quốc gia châu Phi.
Bệnh lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết, bộ phận cơ thể của người mắc bệnh, động vật bị bệnh hoặc tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm bởi dịch tiết của người, động vật mắc bệnh.
Người mắc bệnh do virus Ebola thường xuất hiện các triệu chứng sốt đột ngột, mệt mỏi kéo dài, đau cơ, đau đầu, đau họng; sau đó là nôn, ỉa chảy, phát ban, suy thận, suy gan. Một số trường hợp căn bệnh gây nên tình trạng phát ban đỏ, nấc cụt, chảy máu trong và ngoài.
Cục Y tế dự phòng khuyến cáo, để phòng bệnh, người dân cần thực hiện vệ sinh cá nhân (rửa tay bằng xà phòng, chất sát khuẩn…); tránh tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết của người, động vật nhiễm bệnh.
Mọi người không cầm, nắm các vật có thể đã tiếp xúc với máu, dịch tiết của người, động vật nhiễm bệnh trước đó. Ngoài ra, người dân đang ở vùng có dịch mà xuất hiện các triệu chứng (sốt, đau đầu, đau họng, ỉa chảy, nôn, đau dạ dày, phát ban, đỏ mắt) cần đến ngay cơ sở y tế để có biện pháp xử lý kịp thời.
WHO cũng khuyến cáo, người đi du lịch cần tránh mọi tiếp xúc với người mắc bệnh; cán bộ y tế đi làm việc tại các vùng bị ảnh hưởng cần tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn về phòng chống nhiễm khuẩn. Nhân viên chăm sóc y tế cho người du lịch trở về từ các vùng bị ảnh hưởng nếu thấy xuất hiện các triệu chứng tương tự cần cân nhắc khả năng có thể bị mắc bệnh do virus Ebola.
Theo Tri Thức Trẻ
TP.HCM phòng chống dịch Ebola xâm nhập từ cửa khẩu
Bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết thành phố đang theo dõi, cập nhật chặt chẽ thông tin diễn biến bệnh do vi rút Ebola trên thế giới, đồng thời sẽ tập trung giám sát để phát hiện ca bệnh ngay từ cửa khẩu hàng không Tân Sơn Nhất và các cảng quốc tế.
TP.HCM lên phương án chuẩn bị sẵn sàng phòng chống bệnh do vi rút Ebola - Ảnh: Thanh Tùng
Hôm qua (6.8), Sở Y tế TP.HCM đã họp giao ban với các quận, huyện về chống dịch bệnh.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, đã chỉ đạo các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch tăng cường giám sát để phát hiện, có biện pháp phòng ngừa và điều trị khi có ca bệnh do vi rút Ebola xuất hiện trên địa bàn thành phố. Đặc biệt là các quận, huyện có nhiều người nước ngoài nhập cư, du lịch hoặc di chuyển từ vùng nguy cơ cao đến như khu vực phường Phạm Ngũ Lão, quận 1.
Theo bác sĩ Hưng, thành phố đang theo dõi, cập nhật chặt chẽ thông tin diễn biến bệnh do vi rút Ebola trên thế giới, đồng thời tập trung giám sát để phát hiện ca bệnh ngay từ cửa khẩu hàng không Tân Sơn Nhất và các cảng quốc tế. Các bệnh viện lớn thông qua những dấu hiệu dịch tễ nghi ngờ có biện pháp theo dõi để có hướng cách ly, điều trị bệnh.
Ngoài ra, Sở Y tế sẽ tăng cường thông tin, kiến thức về dịch bệnh đến cho người dân để chủ động phòng chống.
Trước đó, Bộ Y tế đã có văn bản gửi các tỉnh, thành trong cả nước chỉ đạo các đơn vị triển khai ngay các biện pháp phòng chống và ngăn chặn dịch bệnh do vi rút Ebola lan truyền vào Việt Nam.
Trong cuộc họp khẩn trực tuyến cùng chiều hôm qua (6.8), giữa Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) với các cơ quan y tế Việt Nam, về phòng dịch bệnh do vi rút Ebola, WHO thông báo, tính từ đầu năm 2014 đến ngày 1.8, thế giới ghi nhận 1.603 trường hợp mắc bệnh do vi rút Ebola. Trong đó, có 887 trường hợp tử vong tại bốn nước Guinea, Liberia, Nigeria và Sierra Leone.
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), bệnh do vi rút Ebola là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, khả năng lây lan nhanh và tỷ lệ tử vong cao (có thể tới 90%).
Bệnh lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết, bộ phận cơ thể của người mắc bệnh, động vật bị bệnh hoặc tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm bởi dịch tiết của người, động vật mắc bệnh.
Hiện bệnh vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa và thuốc điều trị đặc hiệu bệnh do vi rút Ebola.
Đến nay, Việt Nam chưa phát hiện trường hợp nhiễm vi rút Ebola trên người và động vật.
Bộ Y tế đã làm việc với Tổ chức Y tế Thế giới đề nghị hỗ trợ cung cấp sinh phẩm và hỗ trợ kỹ thuật chẩn đoán bệnh cho Việt Nam.
Nguyên Mi
Theo TNO
Bộ Y tế nâng cấp độ cảnh báo dịch Ebola gây chết người Hơn 1.600 người mắc virus Ebola trong đó gần 900 người tử vong tại 4 quốc gia vùng Tây Phi. Lo ngại virus Ebola tràn vào Việt Nam, Bộ Y tế đã nâng cao mức cảnh báo. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh sốt xuất huyết do virus Ebola gây ra tại vùng Tây Phi, Bộ Y tế đề nghị Bộ...