Dịch Ebola có nguy cơ bùng phát mạnh ở châu Phi
Tính đến tháng 5/2015, dịch bệnh ebola đã làm khoảng 26.700 người ở vùng Tây Phi nhiễm bệnh, trong đó hơn 11.000 người tử vong.
Bà Joanne Liu, người đứng đầu tổ chức Các bác sĩ không biên giới, một tổ chức nhân đạo quốc tế hôm qua (13/6) đã bày tỏ quan ngại về diễn biến của dịch Ebola, cho rằng, dịch này có thể lại bùng phát mạnh tại khu vực Tây Phi.
Theo bà Joanne Liu, trong thời gian qua, cộng đồng quốc tế có phần chủ quan với dịch bệnh. Điều này có thể khiến dịch ebola bùng phát trở lại và các tổ chức quốc tế không được trang bị tốt để dập dịch. Bà cũng kêu gọi tăng gấp đôi nỗ lực nhằm chấm dứt dịch bệnh nguy hiểm này.
Cũng theo người đứng đầu tổ chức Các bác sĩ không biên giới, các nhà lãnh đạo G7, Nhóm bảy nền công nghiệp phát triển tại cuộc họp thượng đỉnh diễn ra tại Đức vừa qua dù cam kết sẽ chấm dứt dịch ebola trên khắp châu Phi, song không đưa ra được những hành động cụ thể.
Theo thống kê, tính đến tháng 5/2015, dịch bệnh ebola đã làm khoảng 26.700 người ở vùng Tây Phi nhiễm bệnh, trong đó, hơn 11 nghìn người không qua khỏi.
Liberia đã tuyên bố “sạch dịch” hồi tháng 5 vừa qua, nhưng virus ebola vẫn tiếp tục hoành hành ở Sierra Leone và Guinea. Mới đây, Chính phủ Guinea đã quyết định kéo dài tình trạng khẩn cấp về y tế cho đến hết tháng 6 này do virus chết người này chưa thực sự bị “xóa sổ” tại đây./.
Hồng Nhung
Video đang HOT
Theo_VOV
Không tin bác sỹ, bố ôm con nhiễm Ebola trốn vào rừng
Không tin tưởng các bác sỹ da trắng, một người đàn ông ở Sierra Leone đã ôm con gái 9 tuổi bị nhiễm Ebola bỏ trốn vào rừng.
Foday Kalma, người đàn ông Sierra Leone (43 tuổi) đứng nhìn cô con gái Fatmata bị nhiễm Ebola đang được các nhân viên y tế dỗ dành đưa đến trung tâm điều trị.
Một gia đình bị cách ly vì Ebola bằng sợi dây màu cam chăng trước nhà ở Sierra Leone.
Hàng xóm và người thân xúm quanh khóc lóc cho rằng cô bé đang được đưa đến chỗ chết. Điều này quá sức chịu đựng với Kalma, anh đã mất vợ và mẹ vợ vì dịch Ebola và anh không tưởng tượng nổi sẽ ra sao nếu anh mất luôn đứa con gái.
Đột nhiên, Fatmata nhảy ra khỏi xe cứu thương, lao đến chỗ bố và hai anh chị em khác của cô bé. Kalma ngay lập tức túm lấy ba đứa con và chạy trốn vào rừng.
Sáu tháng sau khi đại dịch Ebola bắt đầu càn quét quốc gia Tây Phi Sierra Leone, khó khăn lớn nhất đối với các chuyên gia y tế vẫn là thuyết phục người dân tin tưởng vào hệ thống y tế hiện đại và các bác sỹ da trắng.
Người dân ở đây hoài nghi với các bác sỹ da trắng và phương pháp chữa bệnh hiện đại.
Các gia đình vẫn đang tiếp tục che dấu hoặc từ chối đưa người thân bị nhiễm Ebola đến cơ sở y tế để điều trị. Ở các một khu vực xa xôi như Koinadugu, tỉnh nằm giáp biên giới với Guinea thì tình hình còn tồi tệ hơn. Không có điện, không có nước sạch, chỉ có duy nhất một cơ sở điều trị Ebola hiện đại.
Người dân chỉ chữa bệnh bằng các loại thảo mộc, thuốc sốt rét hoặc làm theo lời khuyên của các thầy lang địa phương. Họ thì thầm với nhau rằng thà để cho đại dịch phát tán còn hơn là tìm cách tiêu diệt nó.
Các nhân viên y tế biết rõ vì sao người dân tỏ thái độ hoài nghi với họ. "Con cái họ bị mang đi và họ không biết một chút tin tức gì về chúng. Dĩ nhiên là họ không tin tưởng chúng tôi", Gisa Kohler, trưởng nhóm của Tổ chức Y tế thế giới tại Koinadugu cho biết.
Một người phụ nữ Sierra Leone tuyệt vọng đứng dựa vào căn nhà
Đội ngũ các nhân viên y tế nước ngoài khoác trang phục áo trắng khiến người dân địa phương khiếp sợ. Mới đây, một người nhà đến trung tâm y tế và yêu cầu con gái của mình cần phải được tránh xa những người da trắng.
Một người đàn ông có dấu hiệu nhiễm Ebola thậm chí trèo lên cây trốn các nhân viên y tế tìm cách khuyên nhủ anh đến bệnh viện.
Những ngày này, các nhân viên y tế vất vả tìm cách xác định được vị trí của gia đình Kalma trước khi họ chết vì bệnh dịch hoặc lây lan virus Ebola cho những người khác.
Sợ hãi phương pháp điều trị hiện đại, người dân chọn cách bỏ trốn vào rừng.
Tuy nhiên, vấn đề khó khăn hơn là nếu tìm được họ thì phải thuyết phục thế nào để bốn bố con chịu quay về chữa trị. Hằng ngày, các nhân viên y tế phải đi vào rừng tìm kiếm những người bị nhiễm Ebola đang lẩn trốn trong đó.
Tính từ tháng 5 tới nay, ở Sierra Leone đã có 1,583 người chết vì loại virus tử thần này.
Theo Khampha
Mỹ tôn vinh bác sĩ xả thân chống lại tử thần Ebola Vị bác sĩ đã từ bỏ cuộc sống sung túc ở Mỹ để về nước chiến đấu chống đại dịch Ebola. Bác sĩ Martin Salia không hành nghề để làm giàu, và mặc dù là đã nhận được thẻ xanh cư trú ở Mỹ, ông vẫn quay trở về quê hương Sierra Leone để giúp đỡ đồng bào chống lại đại dịch tử...