Dịch Dương Thiên Tỉ đảm nhận vai nam chính trong bộ phim điện ảnh thứ hai, kết hợp với nữ chính ‘Mưu nữ lang’
Đây là tác phẩm phim điện ảnh thứ hai mà Dịch Dương Thiên Tỉ đảm nhận vai nam chính sau Em của thời niên thiếu.
[Vietsub LIVE] Nothing to lose – Dịch Dương Thiên Tỉ
Trong hai năm gần đây, tài nguyên phim ảnh của Dịch Dương Thiên Tỉ đang trong chiều hướng rất tốt. Bộ phim điện ảnh Tặng người đoá hoa đỏ nhỏ () đã chính thức đưa ra thông báo Dịch Dương Thiên Tỉ đảm nhận vai nam chính, và đây là vai nam chính thứ hai sau phim điện ảnh Em của thời niên thiếu.
Tặng người đoá hoa đỏ xoay quanh câu chuyện hai gia đình có bệnh nhân ung thư, kể về những cuộc sống bình thường và tràn ngập hi vọng của những người đang trải qua ngày cuối đời.
Được biết, nam nữ chính trong Tặng người đoá hoa đỏ là Dịch Dương Thiên Tỉ và Lưu Hạo Tồn; ngoài ra còn có sự tham gia của Cao Á Lân, Hạ Vũ, Nhạc Văn Bằng.
Từ tên phim có thể thấy đây là một tác phẩm phim điện ảnh tràn đầy hơi thở của cuộc sống và tràn đầy hi vọng của những người bệnh. Dàn diễn viên trong phim bao gồm những tân binh trong giới diễn xuất và những diễn viên làm nghề lâu năm, sự góp mặt của nữ chính Lưu Hạo Tồn nhận được nhiều sự quan tâm. Nhiều người vừa nhìn qua tên Lưu Hạo Tồn cứ nghĩ lầm tưởng là nam diễn viên nhưng cô nàng là nữ diễn viên tân binh thuộc thế hệ 10X.
Lưu Hạo Tồn (Ò16;é84;) sinh ngày 20/05/2000 và tốt nghiệp Học viện Vũ đạo Bắc Kinh. Vào năm 2018, cô được Trương Nghệ Mưu lựa chọn và đảm nhận vai nữ chính Tiểu Cát Lâm trong Một giây () nên cô nàng được gọi là “Mưu nữ lang”.
Tạo hình của Lưu Hạo Tồn trong Một giây
Trước mắt, Lưu Hạo Tồn có ba tác phẩm phim ảnh sắp được lên sóng như Một giây, Huyền nhai chi thượng (È43;) cùng bộ phim Tặng người đoá hoa đỏ. Hàng “tồn kho” của cô nàng này thật sự quá đỉnh; ước tính năm sau, làng giải trí Hoa ngữ sẽ có thêm một nữ minh tinh mới.
Vẻ ngoài của Lưu Hạo Tồn đã dẫn đến rất nhiều tranh cãi, và cô làm cho nhiều người hâm mộ của em trai bốn chữ ghen tị vì có được sự may mắn khi kết hợp trong phim điện ảnh với thần tượng của họ. Từ hình ảnh có thể thấy Lưu Hạo Tồn có dáng vẻ ngọt ngào, đơn thuần, da vẻ trắng hồng và nụ cười dễ thương.
5 bộ phim về bạo lực học đường của màn ảnh châu Á: Dịch Dao đáng thương nhất, Trần Niệm gây ám ảnh
Bộ phim gần nhất là 'Em của thời niên thiếu' đã làm mưa làm gió màn ảnh châu Á cuối năm 2019 vưới sự tham gia của Dịch Dương Thiên Tỉ và Châu Đông Vũ.
School 2015 (2015)
Hàn Quốc là một trong những quốc gia tiên phong đưa vấn nạn bạo lực học đường lên màn ảnh. Hàng loạt những thước phim về cả bạo lực thể xác lẫn tinh thần đã được xứ sở kim chi thể hiện chân thực .
Là phần thứ sáu của loạt series nổi tiếng School, School 2015 nhận được nhiều sự chú ý từ khán giả ngay từ khi mới chiếu. Không chỉ sở hữu dàn diễn viên trẻ đẹp, School 2015 còn gây ấn tượng với kịch bản về các câu chuyện học đường kịch tính.
Bộ phim là câu chuyện về cặp song sinh Go Eunbyul và Lee Eunbi ( Kim So-Hyun) bị chia cắt từ khi 5 tuổi. Trong khi người chị Eunbyul sống vui vẻ cùng bạn bè ở một ngôi trường tốt thì cô em gái Eunbi lại chịu cảnh bị bắt nạt ở trường học. Bỗng một ngày, Eunbi và Eunbyul hoán đổi thân phận nhưng chỉ có Eunbyul là nhớ mọi chuyện.
Dokgo rewind (2018)
Dựa trên bộ truyện tranh webtoon nổi tiếng cùng tên của tác giả Baek Seung Hoon, Dokgo Rewind được phát hành vào năm 2018 là bộ phim xoay quanh cuộc sống của ba chàng trai có hoàn cảnh khác nhau, cùng tham gia vào trận chiến ác liệt chống lại bạo lực học đường.
Vẫn là một cặp song sinh nhưng nếu School 2015 chỉ là một màn cố tình tráo đổi thân phận thì Dokgo rewind lại có phần tăm tối hơn với sự ra đi của người anh Kang Hoo.
Bộ phim có sự tham gia diễn xuất của EXO Sehun, Cho Byung Gyu, Ahn Bo Hyun và Gugudan Mina.
Kang Hoo vốn là chàng thư sinh ngoan ngoãn, giỏi giang, hiền lành nhưng bị nhiều học sinh trong trường ganh ghét, đố kỵ và không may qua đời bởi nạn bạo lực học đường. Kang Hyuk - nhân vật chính của phim cố trả thù cho cái chết của anh trai mình dưới bàn tay của băng đảng bao gồm 30 tên côn đồ ở trường trung học.
Với hơn 80% cảnh quay trong phim là các pha đấm đá mạo hiểm, Dokgo rewind khiến người xem mãn nhãn với những cảnh hành động gay cấn được thể hiện bởi dàn diễn viên trẻ đẹp.
Normal Ending (2019)
Bạo lực học đường không chỉ là những hành động tra tấn về thể xác mà còn cả bạo lục về tinh thần. Normal Ending là một web drama của Hàn Quốc nói về vấn đề bạo lực tinh thần này.
Tác phẩm là những thước phim song song ở hiện tại trưởng thành và những ngày tháng cấp 3 của một nhóm bạn cùng lớp cấp 3. Những bạn trẻ ấy đã dùng sự ích kỉ và khờ dại của mình để phá hoại thanh xuân của chính những người bạn của mình.
Lee Jin là cô gái từng bị cô lập đến mức như vô hình trong mắt mọi người, cố gắng khiến bản thân hòa nhập cùng các bạn, nhưng dường như chính nỗ lực ấy đã khiến cô đánh mất người bạn thân nhất của mình.
Normal Ending là web drama với thời lượng 15 phút mỗi tập, tổng 10 tập.
Normal Ending không chỉ là những rung động tuổi học trò, những ghen tuông khờ dại mà còn là những ám ảnh dai dẳng từ những câu nói tưởng như vô hại, là nỗi day dứt vì những ngây dại trong quá khứ và còn là câu chuyện về sự tha thứ, rằng khi ta nhận ra lỗi lẫm và cố gắng sửa sai, mọi người vẫn luôn sẵn sàng bao dung.
Bi thương ngược dòng thành sông (2018)
Bi thương ngược dòng thành sông được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Quách Kính Minh, công chiếu vào năm 2018, với sự tham gia của diễn viên trẻ Nhậm Mẫn, Triệu Anh Bác, Tân Vân Lai,Trương Nhược Nam và Chu Đan Ni.
Phim xoay quanh Dịch Dao (Nhậm Mẫn) - một nữ sinh cấp 3 mất cha từ sớm và có mẹ làm nghề massage. Dịch Dao có tuổi thơ và cuộc sống không mấy hạnh phúc, người bạn duy nhất của cô là Tề Minh (Triệu Anh Bác) - cậu hàng xóm thanh mai trúc mã.
Dịch Dao là nạn nhân trực tiếp của bạo lực học đường, thế giới của cô dường như là một hố đen sâu thẳm cho đến khi cô gặp cậu bạn Cố Sâm Tây (Tân Vân Lai) - người giúp Dịch Dao chống trả lại những chiêu trò bắt nạt của bạn học khi đến Tề Minh cũng không còn tin tưởng cô.
Bi thương ngược dòng thành sông là bộ phim lấy đi nhiều nước mắt từ khán giả
Dịch Dao chắc hẳn là một trong những nạn nhân đáng thương nhất của nạn bạo lực học đường trên màn ảnh khi cô vừa phải chịu những những màn tra tấn về thể xác như bị dội nước, đổ thức ăn thừa ,... lẫn những 'cú đánh' tinh thần khi bị sỉ nhục, đổ oan,... Tất cả đã khiến cô gái nhỏ nhắn ấy ám ảnh và đau khổ đến mức phải lựa chọn cái chết để giải thoát bản thân.
Không riêng Dịch Dao mà những nhân vật còn lại như Tề Minh, chị em Cố Sâm Tây và Cố Sâm Tương, bạn học Đường Tiểu Mễ đều có những câu chuyện rất riêng, rất đời.
Tề Minh là kết quả của sự bảo bọc quá kĩ của bố mẹ mà mất đi chính kiến và tín ngưỡng của bản thân. Đường Tiểu Mễ là nạn nhân của bạo lực học đường nhưng đồng thời cũng chính là kẻ gián tiếp gây ra cái chết cho bạn học.
Em của thời niên thiếu (2019)
Được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên, Em của thời niên thiếu là câu chuyện về một sự cố trước ngày thi đại học làm thay đổi cuộc đời của 2 thiếu niên Trần Niệm và Lục Bắc Sơn. Cả 2 đều là những thiếu niên thiếu may mắn, thiếu tình thương và thiếu cả lòng tin với xã hội.
Em của thời niên thiếu phơi bày những góc tối của 'xã hội thu nhỏ', là bạo lực học đường, là áp lực thi cử và cả sự vô tâm của người lớn trước những gánh nặng của học sinh.
Trần Niệm là cô học sinh giỏi, chỉ mong vào được ngôi trường đại học tốt để không còn đối mặt với những trò bắt bạt của bạn bè hay những cảnh đòi nợ ở nhà. Còn Lục Bắc Sơn bằng tuổi Trần Niệm nhưng đã sớm lăn lộn trong giang hồ, quen với cảnh đánh đấm vì bị bố mẹ bỏ rơi từ nhỏ. 2 con người dưới đáy xã hội vô tình gặp nhau, cuốn lấy nhau, bảo vệ nhau trong những tháng năm niên thiếu đen tối.
Trailer Em của thời niên thiếu
Em của thời niên thiếu đã phản ánh chân thực những góc tối trong xã hội nói chung và môi trường sư phạm nói riêng. Bạo lực thể xác và tinh thần, áp lực học tập từ thầy cô cha mẹ, thậm chí là giết người, những sự việc này, hầu hết đều xuất phát từ chính người lớn, những người luôn biện hộ rằng họ muốn tốt cho con em mình.
Bộ phim thu hút được một lượng lớn người xem, chỉ sau 4 ngày công chiếu, phim đã có doanh thu lên tới 600 triệu NDT (khoảng 2100 tỷ VNĐ). Trên Douban (trang IMDb của Trung Quốc), Em của thời niên thiếu được chấm tận 8.4 điểm với hơn 320 nghìn lượt bình chọn.
Em của thời niên thiếu đạt được nhiều thành công tại quê nhà
Dịch Dương Thiên Tỷ đã từng nói 'Nguyện cho mỗi người thiếu niên các bạn, đều có thể có được một thời niên thiếu tràn ngập yêu thương ấm áp'. Mong rằng thanh xuân của mỗi người đều không phải chịu đau thương ấm ức mà chỉ có tiếng cười hạnh phúc.
Theo tiin
Cùng sinh năm 1999, Tống Uy Long đã sớm diễn cảnh hôn nhưng Vương Tuấn Khải vẫn chưa diễn cảnh thân mật với bạn nữ Tết xuân năm nay, truyền hình Hoa ngữ đã phát sóng nhiều phim truyền hình hấp dẫn, phim dự định sẽ bạo trong năm là "Trạm kế tiếp là hạnh phúc" của Tống Uy Long. Nhiều bộ phim nổi tiếng và đã từng được trông chờ rất lâu đã lên sóng, bao gồm Bắc Linh thiếu niên chí chi đại chúa tể của...