Dịch đậu mùa khỉ lan đến Hungary, Na Uy
Ngày 31/5, hãng thông tấn nhà nước MTI của Hungary dẫn lời Giám đốc Cơ quan Y tế Hungary Cecilia Muller cho biết nước này đã xác nhận trường hợp đầu tiên mắc bệnh đậu mùa khỉ.
Theo bà Muller, bệnh nhân này là nam giới, 38 tuổi và giới chức y tế vẫn đang điều tra xem liệu người này gần đây có đi nước ngoài hay không.
Virus đậu mùa khỉ nhìn dưới kính hiển vi tại Viện nghiên cứu Robert Koch của chính quyền liên bang Đức, ngày 23/5/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Cùng ngày, Viện Y tế Công cộng (FHI) của Na Uy cho biết nước này đã xác định được trường hợp đầu tiên mắc bệnh đậu mùa khỉ. Theo đó, người nhiễm bệnh nói trên gần đây đã đi du lịch nước ngoài và trường hợp này có liên quan đến sự bùng phát dịch đang diễn ra ở châu Âu.
Video đang HOT
Cũng trong ngày 31/5, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết hiện vẫn chưa rõ liệu có thể ngăn chặn hoàn toàn sự lây lan của bệnh đậu mùa khỉ hay không, đồng thời nhấn mạnh thêm rằng mục tiêu của họ là ngăn chặn sự bùng phát dịch bằng cách ngăn chặn sự lây truyền từ người sang người ở mức tối đa có thể. Trong một tuyên bố, WHO giải thích: “Nhiều nước không có khả năng tiếp cận rộng rãi và ngay lập tức các công cụ để kiểm soát nó (dịch đậu mùa khỉ) – bao gồm chẩn đoán sẵn có, vaccine và phương pháp điều trị”.
Hơn 20 quốc gia, những nơi không coi đậu mùa khỉ là bệnh đặc hữu, đã ghi nhận các đợt bùng phát dịch do virus này gây ra, với hơn 300 trường hợp nhiễm được xác nhận hoặc nghi nhiễm hầu hết ở châu Âu.
Nhiều quốc gia ủng hộ mục tiêu khí thải nghiêm ngặt hơn với vận tải biển
Ngày 1/11, hơn 10 quốc gia, trong đó có Đan Mạch, Mỹ cùng ký tuyên bố ủng hộ mục tiêu đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050 đối với ngành hàng hải trên toàn cầu.
Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen. Ảnh: AFP/ TTXVN
Dự kiến, mục tiêu này sẽ được đưa ra thảo luận tại các cuộc đàm phán của Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) trong thời gian tới.
Sáng kiến này do Đan Mạch khởi xướng và đưa ra bên lề Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP26) tại Glasgow (Anh) nhằm kêu gọi sự ủng hộ đối với mục tiêu của IMO, trong đó xem xét đưa ra các biện pháp mới nhằm cắt giảm khí thải vào hạn chót năm 2023.
Phát biểu với báo giới tại COP26, Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen đã hối thúc IMO hành động nhằm đưa ra mục tiêu tham vọng đạt mức trung hòa carbon vào năm 2050. Ông cho rằng việc trung hòa carbon ngành vận tải biển góp phần đặc biệt quan trọng đối với mục tiêu khí hậu toàn cầu.
Ngoài Đan Mạch và Mỹ, 12 nước gồm Bỉ, Anh, Phần Lan, Pháp, Đức, Honduras, Hungary, Iceland, quần đảo Marshall, Na Uy, Panama và Thụy Điển cũng đã ký tuyên bố chung về lĩnh vực hàng hải. Theo đó, các nước cam kết phối hợp tại IMO nhằm thông qua mục tiêu cho năm 2030 và 2040, đưa ngành hàng hải vào lộ trình khử carbon hoàn toàn vào năm 2050, cũng như thông qua các biện pháp để đạt được những mục tiêu này.
Các quy định về vận tải của IMO cần được 175 nước thành viên đồng thuận thông qua. Do đó, việc đạt được mục tiêu khó khăn hơn trong cắt giảm khí thải trên sẽ cần sự chấp thuận của đa số thành viên, gây ra thách thức về chính trị. Trên thực tế, một số nước có ngành vận tải biển lớn đã không tham gia ký tuyên bố.
Người phát ngôn của IMO cho biết tổ chức này sẽ tạo diễn đàn để các nước thành viên có thể bắt đầu thảo luận các đề xuất về biện pháp khí hậu rộng hơn mà các nước sẽ thông qua vào năm 2023.
Năm 2018, IMO đã thông qua mục tiêu đến năm 2050, giảm 50% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong ngành vận tải biển toàn cầu so với mức của năm 2008. Tuy nhiên, mức này vẫn kém xa so với mục tiêu đưa mức phát thải ròng về 0 mà các nhà khoa học cho rằng cần phải đạt được vào năm 2050 nhằm tránh những thảm họa do tác động từ biến đổi khí hậu.
Với khoảng 90% lượng hàng hóa thương mại trên thế giới được vận chuyển bằng đường biển, lượng phát thải khí CO2 trong ngành này chiếm gần 3% tổng mức phát thải toàn cầu. Theo giới chuyên gia, việc khử carbon trong ngành vận tải biển đòi hỏi các khoản đầu tư lớn nhằm tăng cường sản xuất nhiên liệu xanh và đưa vào vận hành những con tàu sử dụng "năng lượng sạch" trong thập niên này.
Theo kế hoạch, Maersk - công ty vận tải biển của Đan Mạch, có quy mô lớn nhất thế giới, sẽ đưa vào sử dụng tàu "trung hòa carbon" đầu tiên trong năm 2023, sử dụng methanol xanh, sản xuất từ các nguồn tái tạo.
Một số nước cũng đang thúc đẩy các chính sách nghiêm ngặt hơn. Liên minh châu Âu (EU) đang xem xét đề xuất đưa hoạt động vận tải biển vào thị trường carbon của EU, buộc các chủ tàu phải trả chi phí cho việc gây ô nhiễm môi trường.
Hiện Anh cũng đang nỗ lực tập hợp các nước nhằm đưa ra tuyên bố tương tự trong lĩnh vực hàng không tại COP26, thúc đẩy cơ quan hàng không của LHQ đặt ra mục tiêu khí thải nghiêm ngặt hơn.
Đức sẽ chấm dứt nhập khẩu dầu Nga từ cuối năm 2022 Theo phóng viên TTXVN tại Đức, Thủ tướng nước này Olaf Scholz ngày 31/5 tuyên bố Đức và Ba Lan muốn chấm dứt nhập khẩu dầu mỏ của Nga vào cuối năm nay, bất chấp các ngoại lệ liên quan lệnh cấm nhập khẩu dầu Nga mà Liên minh châu Âu (EU) vừa đưa ra. Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Ảnh: AFP/TTXVN Phát...