Dịch cúm gia cầm lan nhanh bất thường ở Nhật Bản
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, dịch cúm gia cầm đang lan nhanh một cách bất thường ở Nhật Bản.
Nhân viên kiểm dịch khử trùng một trang trại ở Oyabe, tỉnh Toyama, Nhật Bản, sau khi phát hiện ổ dịch cúm gia cầm ngày 23/1/2021. Ảnh minh họa: Kyodo/TTXVN
Tính tới ngày 26/11, giới chức Nhật Bản đã xác định 18 ổ dịch cúm gia cầm ở các trang trại tại 12 trong số 47 tỉnh, thành của nước này. Theo hãng tin Jiji Press, số lượng ổ dịch có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới cùng với xu hướng gia tăng trên toàn cầu.
Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) đã yêu cầu các trang trại thực hiện các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm một cách triệt để, đồng thời phát hiện và nhanh chóng báo cáo về các ca nghi nhiễm.
Video đang HOT
Nhật Bản đã xác nhận các trường hợp cúm gia cầm đầu tiên vào hôm 28/10 tại một số trang trại của tỉnh Okayama ở phía Tây và tỉnh Hokkaido ở phía Bắc. Sau đó, giới chức nước này tiếp tục phát hiện các ổ dịch khác ở hai tỉnh Kagawa và Hyogo ở phía Tây, Ibaraki ở phía Đông và một số nơi khác.
Cúm gia cầm cũng đang hoành hành ở nhiều quốc gia trên thế giới. Số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho thấy năm nay đã có tới 50,54 triệu con gia cầm được phát hiện nhiễm bệnh tại Mỹ. Ở châu Âu, các ca nhiễm bệnh đã được xác nhận ngay cả trong mùa Hè, khi không phát hiện thấy loài chim di cư nào mang virus.
Cúm gia cầm là một bệnh do virus hoành hành trên các loài gia cầm với tỷ lệ chết rất cao ở các trang trại chăn nuôi. Mặc dù hầu hết các loại virus cúm gia cầm không lây truyền sang người, song một số biến thể, chẳng hạn như H5N1, có thể lây nhiễm sang người. Hiện tại, H5N1 chỉ lây từ động vật sang người, nhưng các chuyên gia lo ngại sự tiến hóa của virus theo hướng truyền từ người sang người sẽ gây ra đại dịch toàn cầu.
Nhật Bản ban hành quy định mới cho người nhập cảnh từ tháng 3
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, chiều 24/2, Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã đăng thông báo cụ thể những điều kiện nhập cảnh và quy định dịch tễ mới được áp dụng từ ngày 1/3 tới, tức là sau khi nới lỏng các biện pháp hạn chế nhập cảnh, bao gồm cả người Nhật Bản hồi hương và người nước ngoài nhập cảnh vào nước này.
Hành khách tại sân bay Haneda ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Thông báo nêu rõ những thay đổi mới về điều kiện cách ly. Theo đó, người nhập cảnh từ các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ trong diện chỉ định mà chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19 mũi tăng cường, sẽ bắt buộc phải cách ly trong 3 ngày tại một cơ sở do cơ quan kiểm dịch chỉ định. Hết thời gian cách ly, nếu kết quả xét nghiệm PCR âm tính sẽ không phải tiếp tục cách ly tại nhà.
Người đến từ các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ trên đã tiêm mũi tăng cường sẽ chỉ phải tự cách ly trong 7 ngày tại nhà. Nếu đến ngày thứ 3 kể từ khi nhập cảnh, kết quả tự xét nghiệm PCR là âm tính sẽ không phải tiếp tục cách ly số ngày còn lại.
Trong khi đó, người đến từ các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ ngoài diện chỉ định, đã được tiêm vaccine mũi tăng cường sẽ không phải thực hiện bất cứ biện pháp cách ly nào sau khi nhập cảnh. Những người đến từ các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ này nhưng chưa tiêm mũi tăng cường thì về nguyên tắc sẽ phải chỉ phải tự cách ly trong 7 ngày tại nhà. Nếu đến ngày thứ 3 kể từ khi nhập cảnh, kết quả tự xét nghiệm PCR là âm tính sẽ không phải tiếp tục cách ly số ngày còn lại.
Danh sách các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ được chỉ định trên cơ sở đánh giá tình hình dịch bệnh COVID-19, được cập nhật thường xuyên trên trang web chính thức của Bộ Ngoại giao hoặc Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản.
Về sử dụng phương tiện công cộng, quy định nêu rõ trừ khi di chuyển đến nhà để cách ly tại nhà trong vòng 24 giờ sau khi nhập cảnh phải sử dụng phương tiện cá nhân, toàn bộ thời gian cách ly tại nhà đều được phép sử dụng phương tiện công cộng.
Văn bản của Bộ Ngoại giao nêu rõ trong trường hợp người nhập cảnh từ các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ được xác định là có số ca nhiễm các biến thể khác ngoài Omircon đang chiếm ưu thế, họ bắt buộc sẽ phải tự cách ly tại nhà trong vòng 14 ngày. Tính đến thời điểm hiện tại chưa có quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nào thuộc trường hợp này. Ngoài ra, người nước ngoài nhập cảnh với mục đích không phải du lịch sẽ phải tuân theo sự giám sát của người hoặc đơn vị có trách nhiệm bảo lãnh, làm thủ tục nhập cảnh.
Khủng hoảng Ukraine khiến chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ gặp khó Đồng minh châu Á lo ngại chính quyền Tổng thống Joe Biden sẽ bị phân tán sự quan tâm khỏi chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vừa công bố. Chính quyền Tổng thống Joe Biden công bố chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vào ngày 12/2. Ảnh: Whitehouse.gov Vừa mới tìm cách thuyết phục các đồng minh châu Á...