Dịch cúm A/H7N9 không đơn giản
“Cúm A/H7N9 chưa xuất hiện Việt Nam nhưng tôi đánh giá dịch cúm này không đơn giản”, ông Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế nhận định.
Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho biết, theo thông tin từ Cơ quan đầu mối Y tế quốc tế của Tổ chức Y tế thế giới, ngày 12/02, Trung Quốc đã ghi nhận thêm 01 trường hợp nhiễm cúm A(H7N9).
Bệnh nhân người Hồng Kông đến tỉnh Quảng Đông từ ngày 24/01 đến ngày 09/02 và ở lại cùng với gia đình. Điều tra dịch tễ đang được để xác định trường hợp này bị nhiễm cúm A(H7N9) tại Quảng Đông hay trước đó từ Hồng Kông.
Tính đến ngày 14/02 đã ghi nhận 338 trường hợp nhiễm cúm A(H7N9) tại 14 tỉnh, thành phố của Trung Quốc (kể cả Hồng Kông và Đài Loan) trong đó có 66 trường hợp tử vong. Tính riêng từ đầu năm 2014, đã ghi nhận 182 trường hợp nhiễm cúm A(H7N9).
Theo ông Long, tại Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp cúm A/H7N9 trên người cũng như trên gia cầm. Tuy nhiên, dịch bệnh cúm A/H7N9 có nguy cơ xâm nhập lan truyền và gây bùng phát dịch rất cao ở Việt Nam bởi Việt Nam có chung đường biên giới dài với Trung Quốc. Hơn nữa việc nhập khẩu, buôn bán, nhập lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm rất phức tạp. Vì vậy, có thể có gia cầm mang vi rút H7N9 từ Trung Quốc xâm nhập vào Việt Nam.
Video đang HOT
Dịch bệnh cúm A/H7N9 có nguy cơ xâm nhập lan truyền và gây bùng phát dịch rất cao ở Việt Nam nếu không kiểm soát tốt
Trước đó, ngày 14/2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Công điện gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tập trung phòng chống dịch cúm gia cầm và các chủng vi-rút cúm gia cầm lây sang người.
Trước tình hình diễn biến dịch bệnh cúm hết sức phức tạp tại Trung Quốc, WHO đưa ra một số khuyến cáo đối với với khách du lịch khi đi đến các quốc gia đang có dịch bệnh cúm A(H7N9 người dân không nên đi đến khu vực giết mổ gia cầm, tránh xa các trại nuôi gia cầm hoặc tránh tiếp xúc với gia cầm sống tại các chợ bán gia cầm; Không nên tiếp xúc với với các vật dụng bị ô nhiễm bởi phân gia cầm hoặc vật nuôi;- Thường xuyên rửa tay với xà phòng;- Luôn tuân thủ an toàn vệ sinh thực phẩm và thực hành vệ sinh tốt;
Đặc biệt, đối với người có biểu hiện các triệu chứng viêm đường hô hấp cấp khi đi du lịch hoặc ngay sau khi trở về từ khu vực đang có dịch bệnh cúm cần nghĩ tới do Cúm A (H7N9) và được khám, chẩn đoán để xác định.
Theo Khampha
2.000 người từ vùng dịch H7N9 đến HN mỗi ngày
Mỗi ngày chỉ tính riêng tại sân bay quốc tế Nội Bài đã có trung bình 2.000 khách đến từ vùng dịch. Công tác kiểm dịch tại sân bay này đang được triển khai gắt gao hơn bao giờ hết. Trong khi đó, các tỉnh có chung đường biên giới với Trung Quốc cũng tăng cường kiểm soát tình hình sức khỏe của khách nhập cảnh.
Hàng ngàn người từ vùng dịch H7N9 đến HN mỗi ngày
Ông Phạm Xuân Thu, Giám đốc Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế Hà Nội cho biết, trung bình mỗi ngày sân bay quốc tế Nội Bài tiếp nhận khoảng 7 chuyến bay đến từ Trung Quốc.
Tổng số lượng hành khách trên các chuyến bay này trung bình khoảng 2.000 người/ngày.
Đây là con số tính riêng tại Hà Nội, chưa kể các địa phương giáp ranh với Trung Quốc, có các hoạt động giao thương khác như: Lào Cai, Quảng Ninh, Lạng Sơn...
Mỗi ngày sân bay Nội Bài tiếp nhận trung bình khoảng 2.000 khách đến từ vùng có dịch cúm A/H7N9. Các biện pháp giám sát như đo thân nhiệt được áp dụng để phát hiện bệnh sớm (Ảnh: TTXVN)
Trước tình hình này, công tác kiểm dịch ở sân bay quốc tế Nội Bài đang được thắt chặt.
Ông Phạm Xuân Thu cho biết, trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế Hà Nội có 2 máy đo thân nhiệt hồng ngoại và 2 phòng cách ly đặt tại sân bay Nội Bài, tất cả khách nhập cảnh đều được tiến hành đo thân nhiệt qua máy đo thân nhiệt tự động, nhưng đến nay chưa phát hiện trường hợp nào nghi ngờ.
Trong trường hợp phát hiện khách qua cửa khẩu có sốt hoặc có biểu hiện cúm, nhân viên y tế sẽ khám sàng lọc, cách ly những trường hợp nghi ngờ nhiễm cúm A/H7N9 hoặc cúm A/H5N1 hoặc vận chuyển bệnh nhân đến các bệnh viện được quy định để điều trị.
Hỗ trợ cho công tác vận chuyển cấp cứu bệnh nhân của đơn vị còn có lực lượng cấp cứu của Trung tâm vận chuyển cấp cứu 115 Hà Nội được huy động thường trực tại sân bay.
Trong thời gian này, nhân viên của trung tâm duy trì thường trực tại sân bay 24/24 giờ để thực hiện giám sát và nắm bắt tình hình dịch bệnh.
Ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho biết hiện tại ngành y tế Hà Nội vẫn còn cơ số thuốc dự phòng tại Bệnh viện Đống Đa phục vụ cho công tác phòng chống dịch.
Trung tâm y tế Dự phòng thành phố đã củng cố 5 đội phòng chống dịch cơ động tại Trung tâm và mỗi Trung tâm y tế quận, huyện có 2 đội phòng dịch cơ động sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khi có dịch bệnh xảy ra.
Các bệnh viện Hà Đông, Xanh Pôn, Thanh Nhàn, Đống Đa, Đức Giang cũng đã chủ động trong việc bổ sung trang thiết bị y tế, thuốc, nhân lực, phòng cách ly để tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân nhiễm cúm A/H7N9.
Chặn cúm A/H7N9 từ biên giới
Hiện nay, các tỉnh biên giới phía Bắc giáp ranh với Trung Quốc như Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh đã triển khai các biện pháp ngăn chặn cúm A/H7N9.
Ông Trần Văn Năm, Phó giám đốc Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế Lào Cai cho biết, sau khi có thông tin về dịch cúm A/H7N9, công tác giám sát ở các cửa khẩu đã được triển khai.
VN triển khai chặn cúm A/H7N9 từ biên giới (Ảnh: Báo Hải quan)
Ông Năm thông tin: Hiện nay, mỗi ngày tại tất cả các cửa khẩu của Lào Cai có khoảng 2.000 người đến từ vùng có dịch cúm A/H7N9 (người đến từ vùng có dịch là người Trung Quốc) và khoảng trên dưới 100 phương tiện lớn nhỏ các loại.
Các biện pháp kiểm dịch bao gồm phun thuốc khử trùng các phương tiện, trang bị xe phun thuốc đặc chủng, kiểm tra thân nhiệt khách đến từ vùng dịch,.v..v...
Theo ông Năm, số lượng khách đông, đi lại thường xuyên, trong khi nhân lực còn hạn chế khiến công tác kiểm dịch khá căng thẳng.
Hiện nay, gia cầm và các sản phẩm từ gia cầm không còn xuất hiện ở các cửa khẩu do ngày 2/4 vừa qua, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã có công điện gửi các tỉnh, thành thông báo việc nghiêm cấm tất cả các hình thức vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới các tỉnh phía Bắc, bao gồm cả hình thức cho, tặng gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới.
Tuy nhiên, tình trạng nhập lậu gia cầm và các sản phẩm từ gia cầm hiện vẫn đang diễn biến phức tạp.
Lào Cai có hơn 200km đường biên giới, 1 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu quốc gia cùng nhiều lối đi lại nhỏ rải khắp địa bàn, thuận lợi cho hoạt động nhập lậu gia cầm.
Còn tại Quảng Ninh và Lạng Sơn, các biện pháp phòng, chống cúm A/H7N9 cũng đang được triển khai mạnh. Lạng Sơn mỗi ngày tiếp nhận trên 2.000 lượt khách xuất nhập cảnh từ Trung Quốc và các nước thứ 3.
Quảng Ninh có cửa khẩu quốc tế Móng Cái sẽ áp dụng tờ khai sức khỏe đối với du khách đến từ vùng có dịch.
Theo 24h
Lo ngại trước diễn biến cúm gia cầm Mặc dù không công bố có dịch rộng rãi trên cả nước, nhưng hiện tại, cúm gia cầm H5N1 đã xuất hiện và đang diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh, thành. Trong khi, báo cáo của Cục Thú y vẫn khẳng định, trên cả nước không có tỉnh nào có dịch cúm A/H5N1. Tiêu hủy đàn gà nhiễm cúm A/H5N1 tại Đắk...