Dịch COVID -19 vẫn có nguy cơ bùng phát
Nếu không quyết liệt, tốc độ lây lan của dịch COVID-19 sẽ nhanh hơn sự ứng phó của chúng ta.
Do đó, phải truy vết, khoanh vùng nhanh gọn và cách ly triệt để nhằm đưa mầm bệnh ra khỏi cộng đồng nhanh nhất, quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định tại giao ban trực tuyến với 63 sở y tế và các bệnh viện ngày 27/8.
Hơn 9.000 thí sinh Quảng Nam sẽ tham gia đợt 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia Ảnh: H. Văn
Quyền bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết đến nay cơ bản kiểm soát được tình hình dịch tại một số ổ dịch Hải Dương, Quảng Nam, Đà Nẵng. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định thời gian tới đây, Việt Nam tiếp tục có ca bệnh trong cộng đồng vì mầm bệnh đã lây lan, do đó có thể bùng phát thành đợt mới nếu lơ là, mất cảnh giác.
“Dịch xảy ra ở mùa Đông Xuân còn khó khăn hơn khi điều kiện thời tiết thuận lợi, môi trường lạnh ẩm cho mọi loại virus phát triển, do đó, luôn phải trong trạng thái ngăn chặn triệt để”, GS.TS Nguyễn Thanh Long phân tích.
Quyền Bộ trưởng hoan nghênh Sở Y tế Hà Nội vừa qua đã dừng 3 bệnh viện không đảm bảo an toàn phòng dịch. Đối với các địa phương khác cũng phải tương tự như vậy. Theo GS.TS Nguyễn Thanh Long, bệnh viện nào cũng có khả năng có virus SARS-CoV-2 xâm nhập, không phải chỉ bệnh viện đa khoa. Do đó, rất cần phải lưu tâm, tránh lơ là…
Video đang HOT
Tại buổi giao ban, thêm một lần nữa Quyền Bộ trưởng đặc biệt lưu ý đến vấn đề tuân thủ trong thực hiện cách ly chống dịch, tuyệt đối không để người đang đợi kết quả xét nghiệm lần 2 đã được ra khỏi khu cách ly tập trung. Người ra khỏi khu cách ly phải tiếp tục theo dõi sức khoẻ tại nhà trong 14 ngày. Đồng thời các địa phương cũng phải đảm bảo tuân thủ việc quản lý, giám sát các chuyên gia nhập cảnh trong công tác cách ly 14 ngày.
Tăng cường năng lực xét nghiệm
Các địa phương cần tiếp tục tăng cường năng lực xét nghiệm PCR. Tại buổi giao ban, GS.TS Nguyễn Thanh Long đã giao Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư tổ chức tập huấn ngay cho các địa phương trong công tác xét nghiệm bằng phương pháp ELISA. Việt Nam hiện đã sản xuất được kit ELISA có độ nhạy tương đối cao. Quyền Bộ trưởng đánh giá cao Hải Phòng vừa rồi đã xét nghiệm song song cả PCR và ELISA để xem có mầm bệnh trong cộng đồng hay không, điều này rất quan trọng.
Liên quan đến việc người Việt Nam xuất cảnh sang các nước có kết quả xét nghiệm dương tính, nhưng xét nghiệm F1 ở trong nước lại âm tính, hiện Bộ Y tế đã giao Cục Y tế dự phòng liên hệ với các cơ quan đầu mối y tế quốc tế nước bạn để tìm hiểu thêm thông tin. Tuy nhiên ở mức độ cảnh giác cao, Việt Nam tiến hành ngay việc khoanh vùng, cách ly các trường hợp F1, F2 để tránh những tình huống lây lan dịch bệnh…
Đối với vấn đề mua sắm vật tư chống dịch, quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đề nghị các địa phương chủ động, ngay bây giờ phải mua sắm để đảm bảo trang thiết bị chống dịch từ nay đến cuối năm, đầu năm sau và việc mua sắm vật tư thiết bị chống dịch phải tuân thủ theo quy định.
Quảng Nam gỡ bỏ cách ly toàn tỉnh
Từ 6h hôm nay (ngày 28/8), 3 địa phương còn lại của tỉnh Quảng Nam là TP Hội An, thị xã Điện Bàn và huyện Duy Xuyên được gỡ bỏ cách ly xã hội theo Chỉ thị 16. Như vậy, tất cả 18 huyện thị, thành phố của tỉnh sẽ áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 19.
Theo Sở ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, hiện tình hình dịch bệnh trên địa bàn cơ bản được kiểm soát. Tuy nhiên Sở Y tế phải xây dựng phương án quản lý người ra, vào từ Đà Nẵng sau khi tháo dỡ cách ly, thực hiện phân nhóm và có biện pháp quản lý y tế.
Theo GD&ĐT Quảng Nam, đợt 2 thi tốt nghiệp THPT diễn ra từ 2 – 4/9, với 9.231 thí sinh dự thi, tại 28 điểm thi, 409 phòng thi. Tất cả các thí sinh thi đều phải thực hiện đầy đủ khai báo y tế, các trường hợp thí sinh F1, F2 được bố trí tại phòng thi riêng. Theo báo cáo từ các địa phương, đến thời điểm này chưa phát hiện có trường hợp thí sinh thuộc diện F1, F2.
Tối 27/8, Bộ Y tế thông tin có thêm 2 ca mắc mới. Trong đó tại Đà Nẵng có 1 ca lây trong cộng đồng và Khánh Hòa 1 ca, được cách ly ngay sau khi nhập cảnh. Trong ngày có thêm 1 bệnh nhân tử vong vì COVID-19, nâng tổng số ca chết lên 30 trường hợp. Bệnh nhân tử vong là nữ, 51 tuổi, ở quận Hải Châu, Đà Nẵng, có tiền sử suy thận mạn giai đoạn cuối đã chạy thận nhân tạo chu kỳ 15 năm nay, tăng huyết áp, suy tim.
Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế: Thời gian tới sẽ tiếp tục ghi nhận ca bệnh mới trong cộng đồng
Tại cuộc họp giao ban trực tuyến với Sở Y tế 63 tỉnh, thành ngày 27/8, quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho hay, về cơ bản đã kiểm soát được dịch ở Đà Nẵng, Hải Dương. Tuy nhiên Việt Nam còn chịu áp lực vì dịch trên thế giới chưa có điểm dừng, trong nước vẫn tồn tại nhiều nguy cơ.
Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long chủ trò họp giao ban trực tuyến 63 tỉnh thành
GS.TS Nguyễn Thanh Long khẳng định, thời gian tới sẽ tiếp tục có ca bệnh do mầm bệnh đã nằm trong cộng đồng. Công cuộc phòng chống dịch bệnh lần này sẽ kéo dài, khó khăn hơn nhiều, thậm chí bùng phát thành các đợt mới nếu chủ quan, lơ là, mất cảnh giác hay không triển khai phòng chống dịch.
"Dịch xảy ra ở mùa Đông Xuân còn khó khăn hơn khi điều kiện thời tiết thuận lợi, môi trường lạnh ẩm cho mọi loại virus phát triển, do đó, luôn phải trong trạng thái ngăn chặn triệt để", ông Long nói.
Tư lệnh ngành Y tế yêu cầu: "Phải đảm bảo bệnh viện an toàn". Theo đó, nếu bệnh viện không đảm bảo tiêu chí an toàn thì yêu cầu dừng hoạt động. Nếu cơ sở tiếp tục tái phạm thì đề nghị xử lý ngay người đứng đầu, bất kể đó là bệnh viện công hay tư.
TS Nguyễn Thanh Long đánh giá, bệnh viện nào cũng có khả năng có virus SARS-CoV-2 xâm nhập, không phải chỉ bệnh viện đa khoa, mà cả bệnh viện tưởng chừng không có như chuyên khoa sản nhi, phổi,... cũng có thể có. Do đó, rất cần phải lưu tâm, tránh lơ là...
Tại cuộc giao ban trực tuyến, GS.TS Nguyễn Thanh Long một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản lý chuyên gia nhập cảnh vào Việt Nam thì phải rà soát kỹ, đảm bảo cách ly triệt để nhóm đối tượng này.
Quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long lưu ý các địa phương cần chú ý tập huấn cán bộ trong giám sát, xét nghiệm hay phòng chống nhiễm khuẩn. Điều này rất quan trọng bởi phải bảo vệ lực lượng y tế ở mức cao nhất thì mới ứng phó được dịch bệnh.
"Nếu nhân viên y tế bị bệnh thì ai là người điều trị, chăm sóc bệnh nhân?" - GS.TS Nguyễn Thanh Long đặt câu hỏi. Cùng đó, về cơ bản đảm bảo có đủ khẩu trang, trang thiết bị phòng hộ, cơ sở y tế không được phép để thiếu những phương tiện bảo hộ này.
Liên quan đến khai báo y tế, Quyền Bộ trưởng lưu ý cần được thực hiện với tất cả mọi trường hợp nhân viên y tế, người đến khám chữa bệnh. Người dùng điện thoại thông minh cần cài ứng dụng Bluezone. Người không có điện thoại thì khai báo bằng giấy và bệnh viện buộc phải giữ lại giấy khai báo này, tạo điều kiện cho việc truy vết. Đặc biệt, Quyền Bộ trưởng lưu ý việc khai báo này phải tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh.
Đà Nẵng lo ngại khi có ca mắc cộng đồng trở lại Sau hàng loạt biện pháp tại Đà Nẵng và khu vực lân cận mà theo như quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long là chưa có tiền lệ, dịch tại khu vực này đã hạ nhiệt, số mắc mới đã giảm rất mạnh so với nửa đầu tháng 8. Lực lượng y tế lấy mẫu xét nghiệm người dân sống trong...