Dịch Covid-19: Trường vừa mở chưa kịp đón học sinh đã bị đóng cửa, cô giáo nghỉ dạy bán hàng online và về quê làm ruộng
Những diễn biến của dịch Covid-19 đã gây thiệt hại không hề nhỏ cho các cơ sở giáo dục ngoài công lập và giáo viên tại đây.
Nếu như nhiều ngành nghề khác đến cuối tháng 3 mới bắt đầu phải đóng cửa thì các trường học đã rục rịch ngừng hoạt động từ đầu tháng 2 do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Điều này đã khiến không ít người đứng đầu các cơ sở giáo dục ngoài công lập gặp khó khăn trong việc duy trì hoạt động. Bên cạnh đó, các cô giáo cũng lâm vào hoàn cảnh vô cùng khó khăn khi mất nguồn thu nhập.
Chủ trường loay hoay vay mượn khắp nơi để chi trả đủ loại chi phí
Cô Ngô Thanh Huyền, hiệu trưởng trường mầm non Ong Việt (Hà Nội) đang chật vật vay mượn khắp nơi để chuẩn bị trả tiền thuê mặt bằng quý 2 vào ngày 7/4 tới, tổng số tiền phải trả là 66 triệu đồng.
“ Bây giờ mình không biết phải kiếm đâu ra 66 triệu nữa. Hồi tháng 2 còn đi vay được, bây giờ ai cũng khó khăn nên không có chỗ vay. Cái gì bán được mình đã bán hết rồi, căng nhất là tiền mặt bằng phải đóng vào ngày 7/4 này, nếu không đúng hạn họ đòi lại mặt bằng thì coi như mình mất hết” – cô Huyền thở dài.
Hiệu trưởng trường mầm non Ong Việt đang không biết xoay sở tiền mặt bằng quý 2 ra sao.
Cô Huyền cho rằng ngành giáo dục bị ảnh hưởng đầu tiên bởi dịch bệnh vì phải bắt buộc đóng cửa từ đầu tháng 2. Nói về nguyện vọng của mình, cô Huyền chỉ mong được chính phủ ra tay giúp đỡ. Cô cũng đưa ra thắc mắc khi thấy chính phủ có gói an sinh xã hội nhưng không biết cơ sở giáo dục ngoài công lập có được coi là doanh nghiệp hay không?
Một câu chuyện buồn khác là trường hợp của cô P.T.H., ở quận Gò Vấp, TP.HCM. Không giống như cô Huyền, ngôi trường của cô H. còn chưa đi vào hoạt động nhưng đã phải giải thể sau khi đã cố gắng xoay sở để chi trả các khoản phí, cầm cự đợi hết dịch để đón học sinh mà ngày đó lại không đến.
“ Mình bắt đầu việc mở trường mầm non từ tháng 11/2019. Trước Tết Nguyên đán mình đã đi làm các thủ tục hồ sơ pháp lý, song song với đó là thuê mặt bằng, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng như: giường, tủ, bàn ghết, đồ chơi, bếp… Và kết nối với hai giáo viên, một người nấu ăn. Dự định qua Tết xin được giấy phép là trường sẽ bắt đầu đi vào hoạt động” – cô H. kể về dự định mở trường mầm non của mình.
Cô H. thanh lý toàn bộ trang thiết bị mới mua chưa dùng đến ngày nào, tạm từ bỏ dự định mở trường mầm non tư thục.
Tuy nhiên sau Tết cũng là lúc học sinh phải nghỉ học vì dịch bệnh. Cô H. không thể mở trường đúng kế hoạch mà vẫn phải trả chi phí thuê nhà mỗi tháng 15 triệu đồng. Đến nay đã là 5 tháng, cô H. không trụ nổi đành phải trả nhà, thanh lý toàn bộ đồ đạc vừa sắm còn mới nguyên chưa kịp dùng.
Trường học vừa mở chưa kịp đón học sinh đã bị đóng cửa.
Được biết ngoài chi phí thuê nhà, tiền cọc, cô H. còn phải sửa sang, cộng thêm tiền mua trang thiết bị, tổng cộng đầu tư gần 200 triệu đồng mà giờ “đổ hết xuống sông, xuống biển”.
Khi được hỏi về dự định có tiếp tục theo đuổi việc mở trường sau khi hết dịch nữa hay không? Cô H. bày tỏ vẫn muốn thực hiện mong muốn này nhưng sau dịch thì chưa đủ điều kiện mà phải đợi vài năm nữa để tích góp vốn.
Cô giáo nghỉ dạy, người về quê làm ruộng, người tập tành bán hàng online
Không chỉ chủ trường khổ, các cô giáo cũng chẳng kém phần lao đao. Cô H.H., giáo viên một trường mầm non tư thục ở Hà Nội cho hay, từ khi nghỉ dạy cô cũng không được hưởng khoản trợ cấp nào. Chính vì thế mà vấn đề kinh tế của gia đình cô gặp không ít khó khăn.
“ Không đi làm thì không có thu nhập, mặc dù dịch bệnh mình nghỉ dạy về quê nhưng vẫn phải trả tiền thuê phòng trọ ở Hà Nội và nhiều khoản chi tiêu khác. Gia đình còn có một cháu nhỏ, cũng may là ông xã vẫn đi làm được nên còn có đồng ra đồng vào” – cô H. nói.
Để san sẻ bớt gánh nặng cho chồng, chị H. bắt đầu tập tành bán hàng online, tuy nhiên, vì mới bán nên mọi thứ cũng chưa đâu vào đâu, cần có thêm thời gian để thích nghi.
Một cô giáo nghỉ dạy chuyển sang bán bánh bao online.
Gặp khó khăn tương tự là cô Nguyễn Oanh, giáo viên một trường mầm non tư thục ở Hà Nội. Ngôi trường nơi cô Oanh dạy cũng hứa hỗ trợ cho giáo viên mỗi tháng 2 triệu đồng. Thế nhưng hiện tại chủ trường xin trả sau vì còn đang lo trả tiền mặt bằng.
Từ ngày nghỉ dạy thì cô Oanh về quê giúp đỡ bố mẹ công việc đồng áng, cấy lúa, nuôi gà, chăn vịt…
“ Gia đình mình cũng khó khăn, bố mẹ đã già còn em thì đang đi học, bây giờ mình không đi làm lại thêm gánh nặng cho bố mẹ. Dù về quê nhưng hàng tháng mình vẫn phải đóng tiền nhà trọ. Những lúc trời không mưa thì còn có thể đi làm phụ hồ nhưng cả tuần nay mưa gió thế này, mình chẳng đi đâu được, chỉ ở nhà giúp gia đình những công việc như vậy thôi” – cô Oanh chia sẻ về cuộc sống hiện tại.
Nói về mong muốn của mình, cô Oanh mong dịch bệnh sớm được kiểm soát để cô và nhiều đồng nghiệp khác có thể quay lại làm việc. Bên cạnh đó, cô giáo trẻ cũng mong nhà nước sẽ có chính sách hỗ trợ cho những người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 như mình để có thể trang trải cuộc sống trong lúc khó khăn.
V.V.
3 cô hiệu trưởng... bán hàng online mùa dịch Covid-19
Trong thời gian các trường phải đóng cửa vì dịch Covid-19, 3 cô hiệu trưởng mầm non tư thục tại TP.HCM và Bình Dương rủ nhau bán hàng online, cung cấp nông sản và một số mặt hàng phòng chống dịch bệnh.
Cô hiệu trưởng Hồ Kim Chi trực tiếp đi giao hàng - Như Lịch
"Mọi người cứ ở nhà tránh cô Vi, đừng tránh cô Chi nhé! Hãy alo cho cô Chi nè. Xoài cát Hòa Lộc, chà bông cô làm, cá dứa một nắng, gạo ngon các loại... Giá cả yêu thương, ngon hết hồn". Lời rao dí dỏm trên Facebook (tài khoản Dã Quỳ) là của cô Hồ Kim Chi, hiệu trưởng một trường mầm non tư thục ở Q.Tân Phú, TP.HCM.
Cô Chi cho biết mấy tháng nay nhà trường đóng cửa do dịch, nhưng các cô cũng vẫn tham gia trực trường và xử lý công việc. Có điều, những nhiệm vụ này không bận rộn như trước. "Tôi vốn là người năng động, không quen ngồi không. Tôi thấy mình phải làm gì đó, vừa "giết" thời gian trống, vừa kiếm thêm tiền một cách chính đáng và tự tạo niềm vui cho mình", cô Chi tâm tình.
Nhận thấy mua sắm trực tuyến được lựa chọn nhiều hơn trong thời gian này, cô Chi và hai cô bạn cũng là hiệu trưởng mầm non tư thục (cô Hiếu ở Dĩ An, Bình Dương và cô Luận ở H.Hóc Môn, TP.HCM) rủ nhau cùng làm. Các cô chia sẻ nguồn hàng, còn lại mỗi người tự chào bán cho mình theo tài khoản riêng trên mạng xã hội.
Sản phẩm các cô phân phối chủ yếu là "cây nhà lá vườn", do người quen hoặc gia đình giáo viên ở quê cung cấp. Điều này góp phần "giải cứu" một số mặt hàng nông sản, đồng thời các cô nắm được nguồn gốc, chất lượng trước khi đưa đến khách hàng.
Công bố bệnh nhân thứ 204 nhiễm Covid-19
Tôi đặt cô Chi 2 kg cá dứa và cá lóc khô một nắng, 5 kg xoài và bơ. Nhà ở tận H.Bình Chánh, cô Chi trực tiếp đi giao hàng cho khách ở nhiều tuyến đường, quận huyện. Một số người thắc mắc sao cô không mướn xe ôm công nghệ giao cho đỡ nắng nôi, cực nhọc, cô Chi vui vẻ trả lời: "Mình lấy công làm lời luôn, vừa có tiền ship vừa được đi gặp khách hàng thân thiết. Những lúc chồng mình tiện đường đi làm, cũng hỗ trợ mình giao hàng ở khu vực Gò Vấp, Bình Thạnh".
Khi được hỏi về khó khăn, cô Chi bật mí: "Lần đầu tiên livestream bán hàng, tôi mắc cỡ bởi sợ mình xấu. Nhưng khi thấy mình cũng ăn ảnh nên... thích và tự tin hơn".
Cô Chi tâm sự: "Đôi khi khách hàng yêu cầu này nọ, hoặc lần đầu mua hàng của mình, họ sợ không ngon. Ví dụ tôi làm chà bông, có người đòi làm mặn, có người muốn lạt, mình phải đáp ứng theo yêu cầu của họ. Nhưng tôi thấy vui vì có thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm. Tôi cũng kỹ tính, nên lúc nào cũng muốn mình bán hàng ngon và chất lượng. Tôi không ngại, không thấy khó xử gì cả, chỉ hơi lo món ăn mình bán không vừa miệng phụ huynh, sợ bị chê thôi".
Các cô giáo bày tỏ mong muốn dịch Covid-19 qua đi, để được trở lại với trường lớp, với học trò của mình.
Ngành Giáo dục Hà Nội đề nghị trợ cấp cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trường tư ứng phó dịch Covid-19 Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội Trần Thị Thu Hà vừa có công văn gửi Chủ tịch Công đoàn các đơn vị trực thuộc khối ngoài công lập về chăm lo đời sống CBGV, NV khối ngoài công lập có hoàn cảnh khó khăn do bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Theo đó, nhằm động viên cán bộ giáo...