Dịch Covid-19 tối 16/4: Vợ chồng tỷ phú Billl Gates tài trợ 250 triệu USD cho WHO
Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ngừng viện trợ cho Tổ chức Y tế thế giới, vợ chồng tỷ phú Billl Gates đã tài trợ thêm 150 triệu USD cho tổ chức này, nâng tổng số tiền tài trợ lên 250 triệu USD.
Theo Daily Mail, trong tuyên bố mới nhất, tỷ phú Mỹ Billl Gates và vợ thống nhất tài trợ thêm 150 triệu USD cho Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thông qua quỹ Bill & Melinda Gates.
Quỹ Bill & Melinda Gates hiện là nhà tài trợ lớn thứ hai cho WHO, sau Mỹ. Tính cả khoản tiền 150 triệu USD, tổng số tiền hai vợ chồng tỷ phú Mỹ tài trợ cho WHO chống dịch Covid-19 đã lên tới 250 triệu USD.
Ông bà Gates giải thích lý do là nhằm thúc đẩy tốc độ tìm ra phương pháp chữa trị, vaccine và các biện pháp đảm bảo sức khỏe cộng đồng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu.
Trước đó, trả lời phỏng vấn với Reuters qua điện thoại, bà Melinda cũng nhấn mạnh: “Không tài trợ cho WHO là một quyết định nguy hiểm và vô nghĩa khi cả thế giới đang đối mặt với khủng hoảng y tế do đại dịch Covid-19. Chúng ta cần một phản ứng phối hợp toàn cầu. WHO là tổ chức có thể xử lý đại dịch này”.
Tính đến 19h30 tối 16/4, Việt Nam ghi nhận 268 ca nhiễm Covid-19, tăng 1 ca so với 24h qua. Bệnh nhân 268 là G.T.C (SN 2004, nữ, dân tộc Mông, trú tại Pín Tủng, xã Phố Là, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang).
Cùng ngày, Bộ Y tế công bố thêm 6 bệnh nhân đã khỏi bệnh, nâng tổng số người khỏi bệnh tại Việt Nam lên 177 người và chưa có trường hợp nào tử vong. Trong 6 bệnh nhân mới khỏi bệnh, BV Đa khoa tỉnh Hà Nam có 3 người gồm bệnh nhân số 168, 188, 231 đều là nhân viên của Công ty Trường Sinh; BV số 2 Quảng Ninh có 2 bệnh nhân số 52 và 149; BV Đa khoa Ninh Bình có 1 bệnh nhân.
Trong số 90 người đang điều trị, theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính là 7 ca; 2 lần âm tính là 29 ca.
Liên quan đến bệnh nhân 268, cơ quan chức năng tỉnh Hà Giang đã xác định được 56 trường hợp F1 (tiếp xúc trực tiếp với ca bệnh); 29 trường hợp F2 (tiếp xúc với F1).
Video đang HOT
Sáng 16/4, UBND tỉnh Hà Giang đã lập 6 chốt chặn phong toả 24/24h lối vào thôn Pín Tủng (xã Phố Là, huyện Đồng Văn). Do đặc điểm thôn giáp biên Trung Quốc với 2 cột mốc và 3 lối mòn, UBND tỉnh đề nghị Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Hà Giang cử các lực lượng làm nòng cốt tại các chốt giáp biên.
Theo TS-BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, những dấu hiệu lâm sàng tích cực của bệnh nhân số 91 tiếp tục được duy trì. Cụ thể, kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 ở dịch rửa phế quản đã âm tính trở lại, nhưng ở mũi, họng vẫn còn dương tính.
Bệnh nhân có dấu hiệu nhận biết xung quanh mặc dù đang còn duy trì thuốc an thần, đồng tử phản xạ ánh sáng tốt, không sốt, xét nghiệm đông máu tạm ổn, không còn tình trạng chảy máu mũi… Bệnh nhân tiếp tục được hồi sức tích cực với thở máy, lọc máu hấp phụ kháng thể, ECMO, kháng sinh và kháng nấm.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 15/4 tuyên bố, Chính phủ nước này đang xác định liệu virus SARS-CoV-2 có phải xuất phát từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Trung Quốc hay không. Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ, Mike Pompeo nói rằng Bắc Kinh “cần minh bạch” những gì họ đã biết.
Tờ Japan Times đưa tin, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã quyết định tuyến bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19, một quan chức chính phủ cho biết hôm 16/4. Theo Reuters, tình trạng khẩn cấp toàn quốc có thể cũng sẽ kéo dài một tháng.
Trước đó, Thủ tướng Abe đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở 7 tỉnh thành gồm: 2 thành phố (Tokyo, Osaka) và 5 tỉnh (Chiba, Kanagawa, Osaka, Hyogo và Fukuoka).
Theo Fox News, Jaime Maalich – Bộ trưởng Y tế Chile hôm 13/4 thông báo, nước này đang tính cả số nạn nhân tử vong vì Covid-19 vào danh sách những người khỏi bệnh vì về bản chất người chết không truyền bệnh cho người khác.
Giới chức Chile cho biết cách tính này được thông qua từ khuyến nghị của các chuyên gia quốc tế.
Theo hãng thông tấn TASS, số ca nhiễm Covid-19 mới ghi nhận ngày 16/4 tại Nga là 3.448. Đây là số ca nhiễm mới cao nhất ghi nhận trong ngày kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát tại Nga. Tổng số ca nhiễm Covid-19 tại 84 khu vực trên khắp nước Nga hôm 16/4 là 27.938.
Thủ đô Moscow vẫn là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nhất vì dịch Covid-19 ở Nga, với tổng số ca nhiễm là 16.146, tính tới 16/4.
Theo quy định của Colombia, đàn ông chỉ được ra đường vào những ngày lẻ và ngược lại, phụ nữ sẽ được ra khỏi nhà vào những ngày chẵn nhằm phòng chống dịch Covid-19.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Triệu Quang
Tổng giám đốc WHO sẽ 'rút kinh nghiệm' từ Covid-19
Tổng giám đốc Tedros cho biết quá trình xử lý đại dịch của ông và WHO sẽ được xem xét sau khi Covid-19 kết thúc để cùng rút kinh nghiệm.
"Hành động của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong xử lý đại dịch Covid-19 sẽ được các quốc gia thành viên và các cơ quan độc lập xem xét vào thời điểm thích hợp để đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm. Đây là một phần của tiến trình bình thường được các quốc gia thành viên đề ra", Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói với các phóng viên tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/4.
Tedros, cựu ngoại trưởng Ethiopia, trở thành Tổng giám đốc WHO từ tháng 7/2017. Ông cũng cho biết sẽ rút kinh nghiệm từ đại dịch đã khiến hơn hai triệu người nhiễm và hơn 135.000 người tử vong. "Và sẽ có những bài học cho tất cả chúng tôi. Nhưng bây giờ trọng tâm của tôi là ngăn chặn virus", ông nói.
Tổng giám đốc WHO Tedros trong cuộc họp về Covid-19 ở trụ sở của tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hồi tháng 2. Ảnh: AFP.
Tedros, 55 tuổi, đã chịu nhiều chỉ trích, đặc biệt ở Mỹ, về sự lây lan của virus trên toàn cầu. Các nhà phê bình cáo buộc Tedros và WHO cho phép Trung Quốc đánh giá thấp tác động của Covid-19 tại quốc gia này, cản trở khả năng chuẩn bị ứng phó của các quốc gia khác. Mỹ hiện là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 644.000 ca nhiễm và hơn 28.000 ca tử vong.
Trump hôm 14/4 ra quyết định ngừng cấp ngân sách và "thực hiện đánh giá làm rõ vai trò của WHO trong việc khiến thế giới mắc sai lầm nghiêm trọng khi đối phó Covid-19 và che đậy sự lây lan của nCoV". Ông chủ Nhà Trắng cho rằng WHO không minh bạch về Covid-19 và Washington sẽ thảo luận xem "nên dùng số tiền đáng lẽ về tay WHO như thế nào".
Phản ứng trước quyết định của Tổng thống Mỹ, Tedros nói rằng Mỹ đã là người bạn lâu năm, hào phóng của WHO và tổ chức này hy vọng Mỹ sẽ tiếp tục như vậy.
Một nghiên cứu của Anh chỉ ra rằng nếu WHO yêu cầu các nước đóng cửa biên giới sớm hơn một tuần, 2/3 số ca tử vong sẽ không xảy ra. Tedros cũng là mục tiêu của một bản kiến nghị trên Change.org kêu gọi ông từ chức. Đến hôm nay, bản kiến nghị đã thu hút hơn 960.000 chữ ký.
Huyền Lê
Trung Quốc mượn lời WHO bác nCoV 'từ phòng thí nghiệm' Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định WHO từng nói không có bằng chứng nCoV xuất phát từ phòng thí nghiệm Vũ Hán sau các cáo buộc từ phía Mỹ. "Quan chức Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã nhiều lần nói rằng không có bằng chứng nào về việc nCoV được tạo ra trong phòng thí nghiệm và nhiều chuyên gia...