Dịch Covid-19 (tối 05/03): Hơn 95.000 ca nhiễm trên thế giới, Hàn Quốc vượt mốc hơn 6.000 ca
Theo thống kê đến 16h ngày 05/03, thế giới có 95.633 ca nhiễm Covid-19, 3.296 ca tử vong. Số ca nhiễm tại Hàn Quốc đã vượt quá 6.000.
Hàn Quốc hơn 6.000 ca nhiễm, Trung Quốc hơn 3.000 ca tử vong
Tại Hàn Quốc, tính đến chiều 05/03, có thêm 322 ca nhiễm mới, nâng tổng số người nhiễm lên 6.088 ca.
Chiều 05/03, Thụy Sĩ đã ghi nhận ca tử vong đầu tiên do dịch Covid-19. Có khoảng 58 ca nhiễm tại nước này.
Đức trong ngày ghi nhận thêm 109 ca nhiễm, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên 349 ca. Nơi bị ảnh hưởng nặng nhất là bang Nordrhein-Westfalen, miền tây Đức, với 175 ca.
Hi Lạp có 31 ca nhiễm, tăng 21 ca so với 04/03.
Bộ Y tế Ecuador thông báo nước này ghi nhận thêm 3 trường hợp nhiễm dịch Covid-19, nâng tổng số ca nhiễm lên 10 người, nhiều nhất khu vực Mỹ Latinh.
Bộ Y tế Chile cũng thông báo nước này đã có trường hợp thứ hai nhiễm Covid-19, là vợ của bệnh nhân đầu tiên.
Canada ghi nhận thêm 3 ca nhiễm mới, đưa tổng số ca nhiễm cả nước lên 33, gồm 20 ca ở Ontario, 12 ca ở British Columbia và 1 ca ở Quebec.
Người dân đeo khẩu trang đề phòng virus corona ở Ecuador – Ảnh: REUTERS
Đến nay, các nước Mỹ Latinh xác nhận có trường hợp nhiễm Covid-19, gồm Brazil, Argentina, Chile, Ecuador, Cộng hòa Dominicana và Mexico.
Thái Lan có 4 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca Covid-19 ở nước này lên 47 ca.
Theo Yonhap News, đến chiều 05/03, số ca tử vong ở Hàn Quốc đã lên đến 39 người.
Úc ngày 05/03 xác nhận ca tử vong thứ hai do bệnh Covid-19
Video đang HOT
Truyền thông Nhật ngày 05/03 đưa tin tỉnh Shiga phía tây Nhật đã ghi nhận ca Covid-19 đầu tiên.
Đài CNN ngày 05/03, dẫn số liệu từ Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết nước này đã ghi nhận 158 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 11 ca tử vong.
Bang California, Mỹ, tuyên bố tình trạng khẩn cấp sau khi ghi nhận ca tử vong đầu tiên do dịch Covid-19 và tổng cộng 53 ca nhiễm.
Trung Quốc ngày 05/03 đã ghi nhận thêm 139 ca nhiễm Covid-19 mới trong ngày 04/03, tăng so với 119 ca của ngày 03/03.
Theo thống kê đến 16h ngày 05/03, thế giới có 95.633 ca nhiễm, 3.296 ca tử vong. Cũng ghi nhận 53.452 ca được chữa trị khỏi.
TPHCM: xác định được danh tính 6 hành khách nhập cảnh Tân Sơn Nhất
Liên quan đến vụ việc hành khách người Nhật quá cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất do hãng hàng không Vietnam Alines khai thác, ngày 05/03, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM cho biết, đã xác định được danh tính 6 hành khách trên chuyến bay VN814 bay từ Seam Reap (Campuchia) nhập cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất, cùng chuyến bay với khách Nhật nhiễm Covid-19, gồm 1 người Việt Nam, 3 người Pháp, 1 người Australia.
Theo báo cáo của hệ thống giám sát dịch bệnh, tình hình dịch Covid-19 ngày 05/03 tại TPHCM như sau: 3 trường hợp nhiễm Covid-19 đã khỏi bệnh và xuất viện. 67 trường hợp nghi ngờ mắc bệnh (65 trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính, 2 trường hợp đang chờ kết quả). 44 trường hợp tiếp xúc gần với người mắc bệnh, tất cả đều đã kết thúc thời gian theo dõi 14 ngày và không có triệu chứng mắc bệnh.
Xin vào khu cách ly để phòng dịch Covid-19 – Ảnh: CAND
Hiện có 325 trường hợp đang được cách ly tại Khu cách ly tập trung của thành phố, gồm 239 trường hợp tại Khu cách ly tập trung của thành phố tại huyện Củ Chi, 65 trường hợp tại Khu cách ly tập trung của thành phố tại huyện Nhà Bè, 21 trường hợp tại Khu cách ly tập trung của thành phố tại bệnh viện Quận 7.
277 trường hợp được cách ly tại các cơ sở cách ly tập trung của quận, huyện (đã có 60 người kết thúc thời gian theo dõi 14 ngày, còn 216 người đang tiếp tục được theo dõi). 3.512 trường hợp được cách ly tại nhà, nơi lưu trú (đã có 3.011 trường hợp hết thời gian theo dõi, còn 501 trường hợp đang tiếp tục được theo dõi).
Trưa ngày 05/03, GS.TS Nguyễn Thanh Long – Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, ngày 07/03 sẽ thực hiện khai báo y tế với hành khách nhập cảnh từ Campuchia. Trước đó, Việt Nam đã bắt buộc thực hiện khai báo y tế với khách nhập cảnh từ Trung Quốc, Hàn Quốc, từ các vùng dịch tại các quốc gia Iran, Italia. Được biết, đây là lần đầu tiên ứng dụng tờ khai điện tử này được triển khai với khách nhập cảnh về từ Campuchia. Với tờ khai này, khi làm thủ tục check-in, mỗi hành khách chỉ cần quét QR code sẽ có đầy đủ thông tin cần khai báo. Sau khi khai báo, toàn bộ thông tin từ tờ khai y tế được hệ thống cập nhật tự động về các trung tâm chống dịch và các cơ quan chức năng của Việt Nam để quản lý, kiểm soát toàn bộ quá trình di chuyển của hành khách, phục vụ công tác chống dịch Covid-19.
Kim Sáng – Thu Hiền (t/h)
Theo conglyxahoi.net.vn
Covid-19 : Vì sao Mỹ kêu gọi dân không mua, không đeo khẩu trang?
Theo một người có trách nhiệm ở Mỹ, việc người dân đổ xô mua và đeo khẩu trang thậm chí khiến cộng đồng gặp nguy hiểm hơn.
Cuối tuần trước, Tổng Y sĩ Jerome Adams, người lãnh đạo hoạt động của Đoàn Ủy nhiệm Y tế Công cộng Mỹ, đã lên tiếng trước tình trạng khan hiếm khẩu trang y tế do những lo ngại về sự bùng phát dịch Covid-19 tại nước này.
"Nghiêm túc nào mọi người, đừng mua khẩu trang nữa!" ông Adams viết trên Twitter, "Chúng không hiệu quả trong việc ngăn chặn sự lây nhiễm virus Corona đối với người dân. Nhưng nếu các nhân viên y tế không có đủ khẩu trang để chăm sóc cho bệnh nhân, điều đó sẽ khiến họ và cộng đồng gặp nguy hiểm hơn!"
Theo Tổng Y Sĩ Mỹ, rửa tay, ở nhà khi bị bệnh và thực hiện "các hành động phòng ngừa hàng ngày" khác là những cách phòng vệ tốt nhất. Ông khuyên mọi người nên tiêm phòng cúm, vì ít bệnh nhân cúm hơn đồng nghĩa với việc có nhiều nguồn lực hơn để phòng dịch Covid-19.
Những tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh số lượng khẩu trang y tế trở nên khan hiếm khi dịch Covid-19 lần đầu bùng phát tại Mỹ. Một số người đã bắt đầu mua và tích trữ số lượng lớn khẩu trang như một hình thức phòng dịch, dù Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) và Phó Tổng thống Mike Pence nói rằng điều này không cần thiết.
Tổng Y sĩ Mỹ Jerome Adams khuyên người dân đừng quá lạm dụng khẩu trang y tế (Ảnh: CNN)
Giới chức y tế trên khắp thế giới đã kêu gọi người dân ngừng tích trữ khẩu trang nếu họ khỏe mạnh hoặc không tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Nhân viên y tế - những người phải chăm sóc cho người bệnh hoặc người nghi nhiễm hàng ngày, phải thay khẩu trang liên tục - mới là những người thực sự cần nguồn cung khẩu trang.
Eli Perencevich, giáo sư ngành Y và Dịch tễ học tại Trường Cao đẳng Dược thuộc Đại học Iowa, cho biết trên Forbes:
"Một người bình thường khỏe mạnh không cần thiết phải đeo khẩu trang, và cũng không nên đeo khẩu trang. Hiện vẫn chưa có bằng chứng nào chứng minh người khỏe mạnh đeo khẩu trang có thể giúp phòng dịch bệnh. Thậm chí nếu đeo không đúng cách, họ còn có thể tăng nguy cơ nhiễm bệnh vì họ sẽ dùng tay sờ lên mặt nhiều hơn."
"Bạn chỉ nên đeo khẩu trang nếu đang mắc bệnh nhưng lại phải rời khỏi nhà," giáo sư Perencevich nói, "Nếu đang bị cúm hoặc nghi bản thân bị nhiễm Covid-19, thì đó mới là lúc bạn nên đeo khẩu trang để bảo vệ người khác khi ở ngoài và các thành viên trong gia đình mình khi ở nhà.
"Cơn sốt" khẩu trang y tế đang bùng nổ tại Mỹ trong thời gian gần đây (Ảnh: AP)
WHO khuyến cáo nhân viên y tế cần sử dụng khẩu trang phẫu thuật để che vùng miệng và mũi, nhưng CDC thì yêu cầu các nhân viên y tế phải đeo những chiếc khẩu trang N95 dày hơn, chặt hơn khi chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân nghi nhiễm.
Cả hai loại khẩu trang đều giúp ngăn chặn sự lây lan của những giọt dịch hô hấp khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, nhưng các chuyên gia y tế cho rằng đối với người bình thường, chúng thường không hiệu quả nếu không sử dụng đúng cách. Người dùng vẫn có thể vô tình chạm vào bề mặt bên ngoài của khẩu trang khi cởi nó ra.
Tiến sĩ William Schaffner, giáo sư y tế dự phòng tại Đại học Y khoa Vanderbilt, cho biết với CNN rằng việc đổ xô đi mua khẩu trang y tế chỉ mang "yếu tố tâm lý".
"Khi dịch Covid-19 đang đến gần, thì chúng ta thường cảm thấy khá bất lực", ông Schaffner nói, "Khi đeo khẩu trang y tế, chúng ta chỉ đang phần nào tạo tâm lý kiểm soát cho chính mình."
CDC đã đưa ra loạt khuyến nghị để ngăn ngừa sự lây lan các bệnh về đường hô hấp. Những khuyến nghị này bao gồm:
- Tránh tiếp xúc gần với người bị bệnh.
- Hạn chế dùng tay sờ vào mắt, mũi và miệng.
- Học tập hoặc làm việc tại nhà nếu bị ốm.
- Dùng khăn giấy che miệng khi ho hoặc hắt hơi, sau đó ném chúng vào thùng rác.
- Làm sạch và khử trùng các đồ vật và bề mặt dễ tiếp xúc với vi khuẩn vào bằng cách sử dụng bình xịt sát khuẩn và khăn lau chùi.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi.
- Nếu không có xà phòng và nước, hãy sử dụng dung dịch rửa tay với lưu lượng cồn ít nhất 60%. Luôn luôn rửa bằng xà phòng và nước nếu tay bị bẩn.
Theo danviet.vn
Mỹ sẽ thử nghiệm thuốc sẵn có để chữa COVID-19 Chính quyền Mỹ sẽ thử nghiệm các loại thuốc có sẵn để chống lại virus SARS-CoV-2 gây dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Một nhà thuốc tại Midvale, bang Utah. Ảnh: Getty Images Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Dan Brouillette ngày 29/2 phát biểu tại một hội nghị ở Maryland cho biết phòng thí nghiệm cấp quốc gia tại bang Tennessee gần...