Dịch COVID-19: Tình hình dịch bệnh ngày 24/12
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 24/12 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 79.217.763 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 1.740.865 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh là 55.812.812 người.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại New York, Mỹ, ngày 22/12/2020. Ảnh: THX/ TTXVN
Số ca nhiễm COVID-19 tại Mỹ đã lên tới 18.923.693 ca nhiễm, trong đó 334.328 ca tử vong. Tiếp đó là Ấn Độ với 10.130.066 ca nhiễm, trong đó 146.820 ca tử vong. Brazil đứng thứ 3 với 7.366.677 ca nhiễm, trong đó 189.264 ca tử vong.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tại Mỹ đã kêu gọi người dân nước này hạn chế đi lại và chỉ nên tận hưởng kỳ nghỉ lễ Giáng sinh ở nhà, tham gia các bữa tiệc trực tuyến với người thân và bạn bè, tặng quà qua mạng, trang trí nhà cửa hoặc làm đồ thủ công chủ đề lễ hội, để hạn chế dịch COVID-19 lây lan.
Trước tình hình dịch bệnh gia tăng, chính quyền thành phố New York đã công bố những biện pháp nghiêm ngặt hơn trong kỳ nghỉ lễ. Theo đó, những người đến hoặc trở về New York trong dịp này, đặc biệt từ vùng England của Anh, sẽ bắt buộc phải thực hiện cách ly trong hai tuần. Những người không thực hiện cách ly sẽ đối mặt với mức phạt 1.000 USD. Nhân viên thực thi pháp luật sẽ được triển khai để giám sát việc tuân thủ quy định.
Nước làng giềng của Mỹ là Canada cũng thông báo sẽ kéo dài lệnh đình chỉ các chuyến bay thương mại từ Anh cho đến ngày 6/1/2021, trở thành quốc gia mới nhất áp đặt hạn chế đi lại từ Anh trước những diễn biến mới của dịch COVID-19. Honduras là quốc gia tiếp theo hạn chế đi lại đối với những người từ Anh và Nam Phi, nơi cũng vừa phát hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có khả năng lây nhiễm cao. Quy định mới yêu cầu những nước ngoài cư trú tại Honduras và công dân nước này từng sinh sống hoặc quá cảnh tại Vương quốc Anh hoặc Nam Phi trong hai tuần qua, buộc phải cách ly ít nhất 14 ngày ngay sau khi nhập cảnh.
Tại châu Âu, Nga ghi nhận số ca nhiễm mới và tử vong do COVID-19 trong một ngày ở mức cao nhất kể từ khi đại dịch bùng phát tại nước này, với lần lượt là 29.935 ca và 635 ca trong khi CH Séc ghi nhận 14.054 ca nhiễm mới trong vòng 24 giờ qua, mức tăng theo ngày cao nhất kể từ ngày 4/11 vừa qua.
Video đang HOT
Bồ Đào Nha thông báo các nhà khoa học nước này đã phát hiện 3 biến thể mới của virus SARS-CoV-2 trong đợt dịch COVID-19 thứ hai tại nước này. Theo các nhà khoa học, 3 biến thể mới được phát hiện tại tất cả các địa phương của Bồ Đào Nha và đang trong “quá trình thích nghi với người”. Còn Đan Mạch đã phát hiện 33 ca nhiễm biến thể mới của virus SARS-CoV-2 đang lây lan nhanh chóng tại nhiều vùng ở Anh. Các ca nhiễm này được phát hiện trong các cuộc xét nghiệm được tiến hành từ ngày 14/11 đến 14/12. Nhiều nước châu Âu lại bắt đầu nới lỏng lệnh cấm đi lại từ Anh sau khi Ủy ban châu Âu hối thúc các nước Liên minh châu Âu(EU) mở cửa biên giới trở lại với London và thực hiện xét nghiệm đối với những người nhập cảnh thay vì áp đặt lệnh phong tỏa.
Pháp đã nới lỏng lệnh phong tỏa biên giới trong 48 giờ đồng hồ, cho phép hàng nghìn lái xe tải vốn bị mắc kẹt trong 2 ngày qua trở về nhà. Quy định mới của Chính phủ Pháp yêu cầu công dân các nước EU và người cư trú tại những nước này được phép nhập cảnh vào Pháp từ Anh phải có kết quả xét nghiệm âm tính. Tuy nhiên, với thời gian nới lỏng ít ỏi trên, nhiều lái xe quan ngại không thể kịp qua đường hầm eo biển Manche để trở về đón Giáng sinh với gia đình.
Tương tự, Hà Lan cho biết đã dỡ bỏ lệnh cấm đi lại từ Anh, song yêu cầu tất cả hành khách, kể cả công dân EU, phải có kết quả xét nghiệm âm tính mới nhất.
Trong khi đó, Áo đã cho phép hơn 400 địa điểm trượt tuyết được mở cửa trở lại, chỉ 2 ngày trước khi nước này bước vào đợt phong tỏa toàn quốc lần thứ 3 nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19. Tuy nhiên, các khách sạn, quán bar và nhà hàng vẫn phải đóng cửa, trong khi lệnh phong tỏa sắp tới cũng sẽ khiến các cửa hàng cũng như phần lớn ngành dịch vụ ở Áo phải ngừng hoạt động cho đến giữa tháng 1/2021.
Thụy Sĩ cũng đã cho phép một số khu nghỉ dưỡng trượt tuyết được mở cửa nhưng những khu nghỉ dưỡng này vẫn gặp khó khăn do yêu cầu cách ly đối với du khách Anh, đối tượng chiếm phần lớn lượng khách hàng của họ, cũng như lệnh cấm bay từ Anh.
Tại khu vực Trung Đông, Israel thông báo đã ghi nhận 4 ca mắc biến thể mới của virus SARS-CoV-2 và sẽ áp đặt lệnh phong tỏa trên toàn quốc trong vòng 2 tuần, bắt đầu từ ngày 27/12. Đây là lệnh phong tỏa thứ ba ở Israel nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19, chỉ vài ngày sau khi nước này bắt đầu chương trình tiêm chủng phòng bệnh.
Tại châu Á, Indonesia thông báo cấm nhập cảnh đối với những người đến từ Anh trong khi những người đến từ châu Âu và Australia muốn nhập cảnh vào Indonesia cần phải có kết quả xét nghiệm âm tính và phải xét nghiệm lại ngay khi đến nước này, thậm chí nếu có kết quả âm tính lần nữa, vẫn phải thực hiện cách ly 5 ngày. Quy định trên có hiệu lực đến ngày 8/1/2021. Hiện dịch bệnh đã lây lan ra toàn bộ 34 tỉnh, thành ở Indonesia và nước này là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh ở khu vực Đông Nam Á.
Trong khi đó, Trung Quốc thông báo sẽ đình chỉ vô thời hạn các chuyến bay thẳng đến và đi từ Anh do lo ngại biến thể mới của virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ theo dõi chặt chẽ những diễn biến liên quan và điều chỉnh linh hoạt các biện pháp kiểm soát tùy theo tình hình.
Tại vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc), Cơ quan du lịch Đài Loan cho biết đã hủy lễ đón mừng Năm Mới thường niên tại thị trấn ven biển Fulong. Hằng năm, Đài Loan thường tổ chức sự kiện ngắm Mặt Trời mọc tại Fulong vào ngày đầu tiên của Năm Mới. Tuy nhiên, các lễ đón mừng Năm Mới khác trong đêm giao thừa như bắn pháo hoa ở Đài Bắc vẫn diễn ra bình thường, nhưng những người tham dự phải đeo khẩu trang.
Hàn Quốc cũng thông báo cấm toàn bộ việc tổ chức và tham gia các sự kiện ngắm Mặt Trời lặn tiễn năm cũ và đón bình minh Năm mới tại các công viên quốc gia trên toàn quốc từ ngày 31/12 đến ngày 3/1/2021. Ngoài ra, trong vòng 4 ngày từ ngày 31/12 đến ngày 3/1/2021, toàn bộ các bãi đỗ xe ở công viên quốc gia sẽ phải đóng cửa. Các con đường đi bộ ngắm cảnh cũng sẽ đóng cửa từ 15h hằng ngày trong thời gian trên.
Nhật Bản đã ghi nhận số ca nhiễm cao kỷ lục trong ngày thứ hai liên tiếp, với 3.450 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca mắc COVID-19 ở nước này lên 211.000 ca, trong đó có 3.100 ca tử vong. Tại thủ đô Tokyo, 888 ca nhiễm mới đã được phát hiện trong 24h qua, vượt kỷ lục trước đó ghi nhận vào ngày 17/12 là 821 ca, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại thành phố này lên 54.018 ca. 3 tỉnh khác lân cận với Tokyo cũng ghi nhận số ca nhiễm trong ngày cao kỷ lục, gồm Kanagawa 495 ca, Saitama 251 ca và Chiba 234 ca.
Trong khi đó, Singapore thông báo ghi nhận ca đầu tiên mắc biến thể mới của virus SARS-CoV-2. Theo đó, bệnh nhân là sinh viên nữ, 17 tuổi, từng học ở Anh, nhập cảnh vào Singapore từ ngày 6/12, được cách ly và cho kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 vào ngày 8/12.
Trong ngày 24/12, thêm nhiều nước trên thế giới đã bắt đầu chương trình tiêm vaccine phòng ngừa COVID-19 nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh này như CH Séc, Kuwait, Chile và Costa Rica.
Đài Loan xuất hiện ca Covid-19 nội địa sau hơn 8 tháng
Đài Loan báo cáo ca Covid-19 nội địa mới là một phụ nữ 30 tuổi, chấm dứt hơn 8 tháng không xuất hiện ca lây nhiễm địa phương nào.
Người đứng đầu cơ quan y tế Đài Loan Chen Shih-chung hôm nay cho biết người phụ nữ này là bạn của một phi công từ New Zealand, người mắc Covid-19 trước khi tới Đài Loan. Cơ quan y tế Đài Loan xác định 167 người đã tiếp xúc với hai ca nhiễm trên từ 7/12 đến 12/12, trong đó 13 người đã được cách ly.
Người đứng đầu cơ quan y tế Đài Loan Chen Shih-chung tại một cuộc họp báo về Covid-19 đầu tháng này. Ảnh: CNA .
Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Đài Loan (CDC) lần cuối báo cáo ca lây nhiễm nội địa vào ngày 12/4. Hòn đảo được đánh giá là một trong những hình mẫu chống dịch khi sớm ngăn chặn được dịch bệnh.
Đài Loan cũng báo cáo thêm ba ca ngoại nhập, đều từ Philippines. Kể từ khi đại dịch bắt đầu, Đài Loan chỉ ghi nhận 770 ca nhiễm và 7 ca tử vong.
Sự xuất hiện của Covid-19 ở Đài Loan đã chấm dứt quãng thời gian lâu nhất không ghi nhận ca nhiễm nội địa tại một khu vực trên thế giới và nhắc nhở khả năng virus này có thể vượt qua ngay cả những nỗ lực thành công nhất để ngăn chặn nó.
Đài Loan hiện giữ vị trí thứ 2 trong Bảng xếp hạng khả năng phục hồi sau Covid-19 của Bloomberg, một thước đo về những nơi tốt nhất để sống trong thời kỳ đại dịch. Tuy nhiên, sự lây lan virus trên toàn thế giới đồng nghĩa giới chức Đài Loan phải cảnh giác. Kể từ tháng 4, hòn đảo ghi nhận hơn 300 ca ngoại nhập.
Việc Đài Loan xử lý thành công đợt bùng phát đồng nghĩa hòn đảo tránh được những thiệt hại về kinh tế. Theo khảo sát của Bloomberg, kinh tế Đài Loan có thể sẽ tăng trưởng khoảng 2,3% trong năm nay, trái ngược hoàn toàn với hầu hết các nền kinh tế phát triển khác trên thế giới được dự báo sẽ rơi vào suy thoái.
Singapore đầu tháng này cho biết sẽ dỡ bỏ các hạn chế đối với du khách từ Đài Loan từ 18/12. Theo Cơ quan Hàng không Dân dụng Singapore, du khách có thể đăng ký Thẻ thông hành hàng không một lần (ATP) để vào Singapore, đồng thời cho biết thêm rằng họ phải ở Đài Loan 14 ngày liên tục trước khi khởi hành và thực hiện xét nghiệm sau khi tới Singapore.
Nộp phạt 3.500 USD vì vi phạm quy định cách ly trong 8 giây Giới chức Đài Loan (Trung Quốc) đã phạt một người đàn ông vi phạm quy định cách ly COVID-19 trong 8 giây phải nộp 3.500 USD. Một góc thành phố Cao Hùng (Đài Loan, Trung Quốc). Ảnh: Taiwan Today Kênh CNN (Mỹ) cho biết người đàn ông này là lao động nhập cư từ Philippines và được cách ly tại một khách sạn...