Dịch Covid-19: Tìm kiếm cơ hội từ mảng lương thực, thực phẩm
Thiếu nguyên liệu, sản xuất cầm chừng, các đơn hàng trễ hẹn,… là những khó khăn nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp gặp phải. Nhưng theo đánh giá, đây cũng chính là cơ hội bởi lương thực thực phẩm luôn là những mặt hàng thiết yếu trong bất kỳ biến cố nào.
Lao đao vì thiếu nguyên liệu
Ông Đỗ Duy Bằng – Giám đốc Chi nhánh Công ty CP Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam tại Thái Bình cho biết: “Những năm trước, thời điểm từ tháng 2 đến tháng 4, chúng tôi xuất sang Lào khoảng 500 tấn ngô giống. Từ đầu năm đến nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh, ngô thương phẩm của Lào không xuất sang Trung Quốc được nên lượng ngô giống xuất sang Lào rất ít, ước tính thiệt hại khoảng 7 tỷ đồng”.
Các doanh nghiệp kinh doanh con giống gia cầm đang chịu cảnh ế ẩm chưa từng có. Trong ảnh, anh Nguyễn Đức Lập (thôn Đoài, Kim Nỗ, Đông Anh, HN) chăm sóc đàn gà mới nở trong trang trại của mình). Ảnh: Trần Quang
Đối với ngành chăn nuôi, giá thức ăn chăn nuôi (TACN) đã tăng khoảng 5% so với tháng 2, nguy cơ thiếu nguyên liệu sản xuất và tăng giá sẽ xảy ra trong thời gian tới. Trong bối cảnh tổng đàn gia cầm đang ở mức cao nhất từ trước tới nay, đàn trâu, bò đang phát triển, nhu cầu vaccine, thuốc thú y, hóa chất phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh rất lớn.
Theo nhận định của lãnh đạo các doanh nghiệp sản xuất trong nước, các mặt hàng trên đã và đang đứng trước nguy cơ thiếu hụt, bị găm hàng, tăng giá do hầu hết nguyên liệu đều phụ thuộc vào Trung Quốc.
Do khan hiếm và phải mua nguyên liệu sản xuất TACN ở mức cao nên mới đây Công ty Dinh dưỡng vật nuôi Việt Nam (Nam Định) buộc lòng phải thông báo điều chỉnh tăng giá với các mã sản phẩm như loại đậm đặc và cám cá tăng 200 đồng/kg; loại thúc ăn hỗn hợp lợn thịt tăng 250 đồng/kg; thức ăn hỗn hợp gia cầm (vịt, gà) và hỗn hợp nái chửa, đẻ có mức tăng cao nhất là 350 đồng/kg.
Trao đổi với PV NTNN, ông Mai Thanh Diệu – Giám đốc Công ty Dinh dưỡng vật nuôi Việt Nam cho hay: “Hiện, công ty của chúng tôi đang phải chịu giá nguyên liệu đầu vào cao như ngô, khô đậu tương, bã ngô… nhập khẩu về qua các nhà phân phối đều tăng khoảng 500 – 1.000 đồng/kg”.
Đặc biệt, các nguyên vật liệu khác như vi lượng trước đây thường nhập về từ Trung Quốc nhưng đến giờ do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi phải nhập sản phẩm qua các đầu mối khác với giá thành cao gấp đôi và còn khó mua được hàng.
Theo ông Diệu, không chỉ các doanh nghiệp sản xuất TACN tại Việt Nam gặp khó mà các doanh nghiệp sản xuất thức ăn trên thế giới đều đau đầu về vấn đề này. Bởi hiện nay, trên 80% nhà máy sản xuất vi lượng đang nằm tại quốc gia đông dân nhất thế giới.
Video đang HOT
Cơ cấu lại khoản vay
Để cầm cự được trong đại dịch, các doanh nghiệp sản xuất TACN, thuốc thú y kiến nghị Chính phủ sớm có chính sách bổ sung đặc biệt nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp; chỉ đạo ngành ngân hàng xem xét cơ cấu lại các khoản vay, giãn thời gian trả nợ vay.
Bên cạnh đó, các ngân hàng cần tăng cường các gói hỗ trợ tín dụng, hoạt động tư vấn, thông tin đến khách hàng về điều kiện tiếp cận vốn vay và trả nợ tín dụng ngân hàng…; ngành tài chính xem xét miễn, giãn, giảm thuế và hoàn thuế VAT… cho các doanh nghiệp gặp khó khăn duy trì kinh doanh do dịch Covid-19.
Do việc tiêu thụ giống gia cầm, thủy cầm gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp, công ty kinh doanh con giống đã phải giảm công suất, sản lượng ấp nở để “cắt lỗ”. Trước kia khi vào mùa, trung bình mỗi ngày doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh giống gà của bà Phạm Thị Thơm ở Phú Xuyên (Hà Nội) đưa ra thị trường hàng chục vạn con, có thời điểm “cháy hàng”, các lò ấp nở không kịp phục vụ khách hàng.
Để thích nghi được với tình hình hiện tại, bà Thơm đã phải cắt giảm bớt nhân công, tạm dừng một số lò ấp nở và bán thêm các quả trứng gà lộn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn tặng kèm trên 100 quả trứng gà lộn nếu khách hàng mua số lượng gà giống trên 1.000 con.
“Nếu tình hình dịch bệnh còn tiếp tục kéo dài thì các doanh nghiệp sản xuất giống cũng có thể sẽ phải dừng hoạt động hoặc phá sản” – bà Thơm lo lắng.
Trái cây, thủy sản phục hồi
Trong khi đó, các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây lại bắt đầu tìm thấy ánh sáng khi thị trường Trung Quốc tăng mua trở lại khi dịch Covid-19 tạm lắng.
Đại diện Công ty Vina T&T Group thông tin, từ đầu năm 2020, khi dịch Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc và lây lan sang các nước châu Âu, xuất khẩu trái cây rơi vào thế khó khăn. Trong tháng 3, xuất khẩu trái cây của công ty này giảm đến 70% so cùng kỳ. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại, thị trường bắt đầu có những tín hiệu cực. Vina T&T Group dự báo trong khoảng 2 tuần tới, mức sụt giảm của doanh nghiệp sẽ chỉ còn khoảng 50% so với trước.
Theo vị này, trái cây cũng là một trong những thực phẩm thiết yếu. Dù có tiết kiệm chi tiêu thì sau một thời gian ở trong nhà, người tiêu dùng vẫn sẽ tìm cách đặt mua để sử dụng. Dịch bệnh lây lan đã khiến việc đi lại, mua sắm có phần hạn chế nhưng sau đó, nhiều người tìm đến các kênh mua sắm trực tuyến, giao hàng tận nhà. Sức tiêu thụ nhờ đó dần phục hồi.
Theo Tổng cục Hải quan, trong 15 ngày đầu tháng 3, xuất khẩu hàng rau quả đạt 152,5 triệu USD, tăng gần 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Ước tính, xuất khẩu hàng rau quả trong tháng 3 đạt 300 triệu USD, tăng hơn 18% so với tháng trước.
Tương tự, mặt hàng cá tra cũng có dấu hiệu khởi sắc. Nửa đầu tháng 3/2020, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ tăng 18,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo một số doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, kể từ tháng 2/2020, xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc đã khởi động trở lại và hoạt động xuất khẩu đang dần trở lại bình thường.
Chỉ trong nửa đầu tháng 3/2020, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường này đã gần 13 triệu USD, tăng 1 triệu USD so với cả tháng 2/2020 trước đó. Nếu tốc độ xuất khẩu tăng như dự đoán, một số doanh nghiệp xuất khẩu các tra tự tin nhận định rằng, giá trị xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc trong các tháng tới có thể tăng 40-50%.
Trần Quang – Nguyên Vỹ
Ảnh hưởng dịch cúm corona, nông sản tìm về nội địa
Theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường, không chỉ khiến giá nhiều loại trái cây xuống đáy do giao dịch đình trệ, bệnh viêm phổi cấp do virus Corona còn khiến hoạt động thương thảo xuất khẩu chính ngạch một số loại nông sản sang Trung Quốc phải tạm dừng.
Nhiều hoạt động phải tạm dừng
Trung Quốc là thị trường lớn và quan trọng của nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam nên ngay khi dịch viêm phổi cấp do virus corona xảy ra, hoạt động xuất nhập cảnh ở biên giới bị kiểm soát chặt thì nông nghiệp chịu tổn thương nhiều nhất. Ngay lập tức, giá nhiều mặt hàng trái cây như thanh long, dưa hấu giảm sâu dù chỉ trước đó vài tuần việc tiêu thụ khá thuận lợi.
"Nhưng điều khiến chúng tôi lo lắng hơn là nếu dịch kéo dài sẽ tổn thương đến đầu tư. Hiện, tất cả các nội dung thương thảo về xuất khẩu nông sản giữa hai bên phải tạm dừng, ví dụ, sản phẩm sầu riêng, khoai lang, yến, thạch chuẩn bị ký nghị định thư để được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc nhưng giờ chưa biết thế nào" - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nêu thực tế.
Việc thương thảo để ký nghị định thư xuất khẩu chính ngạch sầu riêng, khoai lang, thạch đen, yến sang Trung Quốc tạm dừng do virus corona. (ảnh minh họa)
Trong khi đó, ông Nguyễn Đình Tùng (Hiệp hội Rau quả Việt Nam) cũng cho biết, doanh nghiệp xuất khẩu trái cây đi Trung Quốc đã bị tê liệt do ảnh hưởng của dịch cúm Vũ Hán. Các thương lái đặt mua ở vựa để xuất khẩu sang Trung Quốc phục vụ rằm tháng Giêng đã đặt cọc thì cũng bỏ luôn do giá xuống quá thấp.
Trong khi đó, theo đánh giá của Bộ Công Thương, dịch và các biện pháp quyết liệt để chống dịch như cách ly cả một thành phố, hạn chế đi lại, hạn chế xuất nhập cảnh, hạn chế tụ tập đông người, ngừng xuất khẩu các vật tư quan trọng cho nhu cầu chống dịch, đã và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến rất nhiều lĩnh vực kinh tế như giao thông vận tải, du lịch, bán lẻ, thị trường chứng khoán, chuyển phát nhanh, logistics...
Hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) cũng không tránh khỏi ảnh hưởng tiêu cực trong ngắn hạn và trung hạn do nhu cầu tiêu thụ giảm. Chợ biên giới mở chậm hơn thường lệ, khiến trao đổi cư dân bị gián đoạn trong khi đây vẫn là hình thức trao đổi quan trọng đối với một số nông sản, nhất là trái cây.
"Phạm vi ảnh hưởng của dịch và biện pháp chống dịch tới hoạt động XNK tương đối rộng nhưng thương mại biên giới sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất. Hiện nay, kim ngạch XNK qua cửa khẩu đất liền là khoảng 7 tỷ USD, trong đó xuất khẩu theo đường chính thức khoảng 3,7 tỷ USD, xuất khẩu theo đường trao đổi cư dân khoảng 1 tỷ USD, chủ yếu là nông, thủy sản" - Bộ Công Thương nhận định.
Tăng tiêu thụ nội địa
Theo Bộ Công Thương, ngay khi dịch viêm phổi cấp do virus Corona diễn biến phức tạp, Bộ Công Thương đã yêu cầu toàn bộ hệ thống thương vụ tại nước ngoài tổ chức ngay các hoạt động tìm kiếm, kết nối khách hàng mới để chuyển hướng tiêu thụ nông, thủy sản, đặc biệt là trái cây; vận động một số chủ hàng chuyển từ hình thức trao đổi cư dân sang hình thức trao đổi chính ngạch để giúp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ.
Tuy nhiên, kết quả thu được chưa nhiều do xuất khẩu theo hình thức trao đổi cư dân, nhất là xuất khẩu trái cây, do được ưu đãi về thuế VAT khi nhập khẩu vào Trung Quốc, vẫn còn chiếm tỷ trọng khá lớn.
Thậm chí các chủ hàng ngại ngần khi được đề nghị chuyển sang xuất khẩu chính ngạch bởi e ngại việc mất thêm chi phí, chưa kể phải đáp ứng các yêu cầu khác về bao bì, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc...
Trong khi đó, trái cây nói riêng và nông sản nói chung không dễ chuyển hướng thị trường bởi chưa được cho nhập khẩu chính thức không đáp ứng được các tiêu chuẩn thông thường về truy xuất nguồn gốc, nhãn mác, bao bì...
Từ thực tế đó, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục chỉ đạo hệ thống thương vụ vào cuộc, yêu cầu các doanh nghiệp logistics tham gia giúp đỡ bảo quản nông sản trong thời gian chờ xuất khẩu.
Bộ cũng khuyến nghị nông dân điều chỉnh ngay tiến độ sản xuất bởi tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, khó lường, nhiều khả năng kéo dài; tăng cường tiêu thụ nội địa thông qua việc động viên và tổ chức kết nối chuỗi phân phối trong nước với các vựa trái cây lớn như Bình Thuận, Long An. Kêu gọi người dân chung tay ủng hộ nông dân trong nước.
Bộ sẽ hướng dẫn và động viên các chủ hàng chuyển sang xuất khẩu theo đường chính ngạch các lô hàng có đủ điều kiện; khuyến nghị người bán đóng bao bì, gắn nhãn, gắn tem truy xuất nguồn gốc để tạo thuận lợi cho việc chuyển sang xuất khẩu theo đường chính thức. Với các lô hàng không đủ điều kiện chuyển sang xuất khẩu theo đường chính thức thì ưu tiên giải phóng hàng khi chợ biên giới được mở lại. Khuyến nghị các tỉnh biên giới bố trí diện tích bảo quản và cung cấp đủ điện cho các container lạnh.
Theo Danviet
Xuất khẩu gặp khó do virus corona: Không nên đưa xe lên Lạng Sơn Đó là khuyến cáo của ông Nguyễn Công Trưởng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn thời điểm này với hoạt động xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc tại Hội nghị thúc đẩy thương mại, phát triển sản xuất nông sản trước tác động của dịch bệnh do virus corona. Theo ông Trưởng, năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa...