Dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại Trung Quốc
Ngày 17/4, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc thông báo ghi nhận 3.504 ca mắc mới COVID-19 có triệu chứng trong ngày 16/4, tập trung chủ yếu ở thành phố Thượng Hải.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Thượng Hải, Trung Quốc ngày 9/4/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Trung tâm tài chính Thượng Hải hiện là tâm dịch của đợt bùng phát mới tại Trung Quốc. Ngày 16/4, thành phố này thông báo ghi nhận 3.238 ca mắc mới có triệu chứng. Ngoài ra, Thượng Hải cũng có thêm 21.582 ca mắc mới không có triệu chứng trong tổng số 22.512 ca mắc mới không có triệu chứng trong cộng đồng được ghi nhận trên cả nước. Dù hầu hết người dân tại thành phố đang thực hiện lệnh phong tỏa, nhưng số ca mắc mới tại đây vẫn chiếm phần lớn tổng số ca mắc mới ghi nhận ở Trung Quôc đại lục.
Ngoài Thượng Hải, 13 khu vực cấp tỉnh khác ở Trung Quốc đại lục đã ghi nhận số ca lây nhiễm mới trong cộng đồng, trong đó có 167 trường hợp ở tỉnh Cát Lâm, miền Đông Bắc nước này.
Ủy ban trên cũng cho biết Trung Quốc đại lục có thêm 1.600 bệnh nhân mắc COVID-19 được xuất viện, nâng số bệnh nhân bình phục lên 149.770 người.
Trong ngày 16/4, một số địa phương ở Trung Quốc bắt đầu áp dụng các biện pháp phong tỏa mới để ngăn chặn dịch COVID-19. Cụ thể, khu công nghiệp Sân bay Trịnh Châu ở tỉnh Hà Nam, nơi có nhiều cơ sở sản xuất của các công ty lớn như Foxconn, thông báo lệnh phong tỏa 14 ngày từ ngày 15/4 và biện pháp này sẽ được điều chỉnh tùy theo tình hình dịch bệnh.
Video đang HOT
Theo đó, chỉ những nhân viên có giấy thông hành đúng quy định, mã số y tế hợp lệ và chứng nhận âm tính với virus mới có thể rời khu công nghiệp trong thời gian áp dụng lệnh phong tỏa. Trong khi đó, thành phố Tây An ở Tây Bắc Trung Quốc cũng thông báo tạm thời áp lệnh phong tỏa từng phần sau khi ghi nhận hàng chục ca mắc mới COVID-19 trong tháng này.
Vườn nông sản ban công cấp rau củ cho dân Trung Quốc trong cảnh phong tỏa
Các lệnh phong tỏa nghiêm ngặt ở Trung Quốc trong đại dịch COVID-19 đã khiến nhiều người nhận ra một thực tế phũ phàng: an ninh lương thực không phải lúc nào cũng được đảm bảo.
Một số người dân không còn lo lắng về việc thiếu rau trong cảnh phong tỏa. Ảnh: Zhong Liu
Đối với một bộ phận nhỏ người dân Trung Quốc, những người đã và đang trải qua cảnh phong tỏa nhiều tháng liền vì đại dịch, họ đã biến ban công nơi ở thành một vườn nông sản chất lượng, vừa để có nguồn thực phẩm cần thiết vừa để cải thiện sức khỏe tinh thần của chính bản thân.
Cô Shi Huanglei (39 tuổi) là một nhân viên y tế sống cùng chồng và con gái 11 tuổi ở Thượng Hải. Cô cho biết khu vườn trồng ngoài ban công chung cư đã giúp họ có được những thực phẩm bổ dưỡng như cà chua, rau diếp và dâu tây. Cô cũng đã trồng thêm rau mùi và húng quế để món ăn thêm nhiều hương vị thơm ngon hơn.
Niềm yêu thích với một khu vườn ngoài ban công của Shi bắt đầu trở thành hiện thực vào năm 2019 khi cô gieo những hạt giống cà chua đầu tiên mà không nghĩ ngợi quá nhiều. Kể từ đó, cây trồng ra hoa kết trái và khiến nữ nhân viên y tế mê mẩn.
"Đó là lúc tôi cảm thấy thích thú với công việc vườn tược và tôi bắt đầu đọc sách, tìm kiếm thông tin trên mạng", cô Shi bày tỏ.
Con gái cô, Wenwen cũng giúp Shi chăm cây và tham gia đọc sách học thêm tri thức.
"Trước đó, con gái tôi không hề biết rau củ, hoa quả lớn lên như thế nào, nhưng giờ con bé có thể viết về những kinh nghiệm trồng cây trong các bài viết luận ở trường", cô Shi cho hay.
Trong bối cảnh thành phố Thượng Hải vẫn đang vật lộn đối phó với làn sóng dịch bệnh mới do biến thể Omicron gây ra, là một nhân viên y tế, Shi được huy động lên mặt trận tiền tuyến và phải làm 10 tiếng mỗi ngày kể từ 28/3.
Mặc dù lịch làm việc căng thẳng song Shi vẫn có thời gian chăm cây. Cô cho biết khoảng thời gian chăm cây giúp cô lấy lại được tinh thần, giảm căng thẳng trong đại dịch. "Nhìn chúng phát triển giúp tâm trí tôi được bình yên trở lại. Mặc dù những cây rau củ này không đủ để chúng tôi ăn nhưng chúng vẫn giúp gia đình tôi cảm thấy an tâm".
Tại Thâm Quyến, nữ thiết kế đồ họa 32 tuổi Zhong Liu cũng có cùng sở thích trồng cây với Shi. Ngay khi phải ngồi nhà vì lệnh phong tỏa và biết hàng rau sẽ bán hết sạch, Zhong Liu cảm thấy không cần vội vã ra ngoài mua đồ tích trữ.
"Tôi không lo lắng vì tôi biết rõ mình có cả một ban công trồng toàn rau", Zhong tự hào về vườn ban công rộng 6m2. Ban công của Zhong đủ các loại rau củ trái cây, thậm chí có cả những cây ăn quả khó trồng như đào, mận, nho cũng đều có quả.
Zhong bắt đầu biến ban công nhà mình thành một khu vườn nông sản từ Tết nguyên đán 2020, thời điểm virus SARS-CoV-2 bắt đầu xuất hiện tại Vũ Hán. "Thành phố bị phong tỏa vì một người nào đó thoát khỏi Vũ Hán và tới Thâm Quyến mang theo virus SARS-CoV-2", Zhong chia sẻ.
Vào thời điểm đó, mối quan tâm chính của nữ họa sĩ là không mua được rau củ. Để không phải lúc nào cũng bất an, Zhong bắt đầu trồng rau, từ rau cải bó xôi và tép tỏi cô mua ngoài chợ.
"Tôi nhận ra rằng trồng rau hữu ích và dễ dàng hơn nhiều. Đặc biệt điều đó khiến tôi cảm thấy an toàn", Zhong nói.
Giống như hầu hết những người làm vườn khác, cô phải học hỏi để ngăn chặn sâu bệnh hại cây trồng. Zhong lắp cửa sổ để tránh bọ và côn trùng bay vào làm hỏng cây. Cô còn thay đất màu mỡ hơn, chịu được nhiệt độ cao hơn.
Chồng của Zhong còn giúp cô lắp đặt hệ thống đèn, được bật 9 tiếng mỗi ngày để bù cho nhược điểm thiếu ánh sáng Mặt Trời trên ban công hướng Bắc. Anh cũng tạo ra một "hệ thống cộng sinh giữa cá và thực vật", có thể tưới cây tự động bằng cách sử dụng nước trong bể cá.
Cũng giống như Shi, Zhong cho biết khu vườn ban công còn như một liều thuốc giảm căng thẳng, là nơi giải tỏa lo lắng và tận hưởng khung cảnh bình dị.
"Vào mùa hè, tôi kiếm một chiếc ghế dài cạnh ban công và ngủ trưa ở đó. Thật thoải mái khi gió thổi qua cửa sổ đang mở", Zhong chia sẻ.
Mỹ cho phép các nhân viên không thiết yếu rời lãnh sự quán ở Thượng Hải Trong bối cảnh tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp tại Trung Quốc, ngày 9/4, Mỹ thông báo sẽ cho phép một số nhân viên rời lãnh sự quán ở thành phố Thượng Hải. Chốt chặn được dựng trên một tuyến đường ở Thượng Hải, Trung Quốc khi lệnh phong tỏa phòng chống dịch COVID-19 được siết chặt, ngày 28/3/2022. Ảnh:...