Dịch Covid 19: Thế giới sắp cán mốc 11 triệu ca, 522.983 ca tử vong
Thế giới sắp cán mốc 11 triệu ca mắc Covid-19 trong khi dịch bệnh tại nhiều khu vực trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp với số ca mắc mới tăng cao.
Trong 24h qua, Mỹ vừa ghi nhận thêm 50.544 ca mắc Covid-19 mới và 615 trường hợp tử vong vì dịch bệnh này, nâng tổng số ca mắc tại Mỹ lên hơn 2,8 triệu với 131.413 ca tử vong.
Florida ghi nhận hơn 10.000 ca mắc ngày 2/7, mức tăng lớn nhất trong 1 ngày tại bang này kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát.
Khi được hỏi liệu Nhà Trắng có hối tiếc khi khuyến khích các bang mở cửa nhanh chóng và liệu động thái này có vấp phải chỉ trích hay không, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin khẳng định: “Hoàn toàn không. Có những cách an toàn để mở cửa trở lại nền kinh tế và chúng tôi sẽ thực hiện việc này một cách cẩn thận”.
Một số bang ở Mỹ ghi nhận số ca mắc mới tăng kỷ lục trong tuần qua gồm Arizona, Alaska, Alabama, California, Florida, Georgia, Oregon, Tennessee và Texas.
Nhiều bang đang tiếp tục thực hiện các quy định riêng của mình để ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Chẳng hạn hôm 2/7, Kansas trở thành bang mới nhất quy định lệnh đeo khẩu trang bắt buộc nơi công cộng.
Video đang HOT
Brazil ghi nhận 43.489 trường hợp mắc bệnh và 1.171 trường hợp tử vong. Quốc gia này vẫn là ổ dịch lớn thứ 2 thế giới với gần 1,5 triệu ca mắc Covid-19 và 61.884 ca tử vong.
Peru ghi nhận 3.527 ca mắc mới trong 24h qua, nâng tổng số ca lên 292.004 trường hợp và đã trở thành ổ dịch lớn thứ 6 thế giới. Chile ghi nhận 2.498 ca mắc và 167 ca tử vong trong 1 ngày, nâng tổng số ca lên 284.541 với 5.920 ca tử vong. Quốc gia này hiện trở thành ổ dịch có số ca mắc nhiều thứ 7 thế giới. Trong khi đó, Mexico vẫn là ổ dịch lớn thứ 11 trên thế giới với 5.681 ca mắc mới và 741 ca tử vong. Đây cũng là nước có số ca tử vong cao thứ 2 Mỹ Latin, chỉ sau Brazil với 28.510 trường hợp.
Trong 24h qua, Nga ghi nhận 6.760 ca mắc mới, nâng tổng số ca lên 661.165 với 9.683 người chết vì dịch bệnh này sau khi có thêm 147 ca tử vong.
Tại châu Âu, Tây Ban Nha ghi nhận thêm 444 ca mắc Covid-19 mới trong ngày và 5 ca tử vong. Tổng số ca mắc Covid-19 tại quốc gia này hiện là 297.183 ca với 28.368 ca tử vong.
Anh trở thành ổ dịch lớn thứ 8 thế giới với số ca tử vong cao nhất châu Âu. Anh ghi nhận 576 ca mắc trong ngày với 89 trường hợp tử vong. Tổng số ca mắc Covid-19 ở Anh hiện là 283.757 với 43.995 ca tử vong.
Italy - nơi từng là tâm dịch châu Âu, đã có 201 ca mắc mới và 30 trường hợp tử vong trong 24h qua.
Trong 24h qua, Đức ghi nhận 382 ca mắc mới và 3 trường hợp tử vong. Thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng châu Âu đang đối mặt với tình huống khó khăn nhất trong lịch sử và c ảnh báo đại dịch Covid-19 gây phá hủy nền kinh tế vẫn chưa biến mất.
“Chúng ta chứng kiến mỗi ngày một thực tế rằng virus vẫn chưa biến mất”, bà Merkel khẳng định trong một buổi họp báo chung với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen ngày 2/7, đồng thời cho biết thêm đại dịch là “phép thử” về khả năng xích lại gần nhau ở châu Âu.
Ấn Độ ghi nhận 21.948 ca mắc trong ngày và 377 trường hợp tử vong. Tổng số ca mắc tại ổ dịch lớn thứ 4 thế giới này là 627.168 ca với 18.225 ca tử vong.
Nhật Bản ghi nhận thêm 151 ca mắc mới và 1 ca tử vong vì Covid 19. Trước đó, hôm 2/7, thủ đô Tokyo của nước này ghi nhận số ca mắc mới trong ngày cao nhất trong 2 tháng qua với hơn 100 trường hợp.
Đến nay, thế giới ghi nhận gần 11 triệu ca mắc Covid-19 và 522.983 ca tử vong vì dịch bệnh này./.
Ca tử vong do nCoV ở Anh cao nhất châu Âu
Số người chết do nCoV ở Anh vượt 32.000, vượt Italy, quốc gia từng bị coi là vùng dịch chết chóc nhất châu Âu.
Cơ quan Thống kê Quốc gia Anh hôm nay công bố dữ liệu mới về số người chết do nCoV, trong đó ghi nhận 29.648 người chết tại Anh và Xứ Wales tính đến 24/4 với Covid-19 được đề cập trong giấy chứng tử.
Khi tính thêm những ca tử vong tại Scotland và Bắc Ireland, số người chết do Covid-19 trên toàn Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland hiện là 32.313. Con số này lớn hơn 29.079 ca tử vong ở Italy, dù số liệu của Rome không bao gồm các ca nghi nhiễm.
Anh cùng với Tây Ban Nha, Italy là ba nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do dịch bệnh ở châu Âu. Thủ tướng Anh Boris Johnson tuần trước tuyên bố đất nước đã qua đỉnh dịch, nhưng chưa sẵn sàng dỡ bỏ lệnh phong tỏa. Tuy nhiên, giám đốc Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát Dịch Bệnh châu Âu (ECDC) Andrea Ammon hôm 4/5 cảnh báo Anh chưa qua đỉnh dịch.
Người đàn ông đeo khẩu trang đi qua bức vẽ tri ân những nhân viên y tế tuyến đầu trong cuộc chiến chống Covid-19 ở London, Anh, hôm 5/5. Ảnh: Reuters.
Lệnh phong tỏa ở Anh đã kéo dài hơn một tháng. Người Anh hiện vẫn được yêu cầu ở nhà, chỉ ra ngoài để làm việc, mua nhu yếu phẩm hoặc tập thể dục, với điều kiện duy trì khoảng cách ít nhất hai mét với người khác.
Phát ngôn viên của Thủ tướng Anh cho biết chính phủ chưa có kế hoạch mở cửa trở lại các trường học. Chính phủ Anh cũng ban hành hướng dẫn mới về giãn cách tại nơi làm việc, theo đó nhân viên văn phòng sẽ được khuyến khích làm việc ở nhà trong nhiều tháng.
Covid-19 đã xuất hiện tại 212 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 3,6 triệu người nhiễm và hơn 252.000 người tử vong. Dịch bệnh tàn phá hệ thống y tế và gây thiệt hại nặng nề về kinh tế tại Mỹ và nhiều nước châu Âu.
Hơn 240.000 ca nhiễm nCoV tại Tây Ban Nha Tây Ban Nha xác nhận thêm 1.781 ca nhiễm nCoV, tăng hơn gấp ba một ngày trước, nâng tổng số lên hơn 240.000, trong đó gần 25.000 người chết. Số ca nhiễm mới tăng đáng kể so với mức 518 hôm trước. Thêm 281 ca tử vong, tăng nhẹ so với mức 268 hôm qua, nâng tổng số lên 24.824, Bộ Y tế...