Dịch Covid-19 thay đổi thói quen ăn uống của người châu Á như thế nào?
Dịch Covid-19 trên một khía cạnh nào đó, đang thay đổi theo hướng tích cực thói quen ăn uống của nhiều người tại một số quốc gia châu Á.
Thậm chí một hành vi đơn giản như ăn uống cùng bạn bè và gia đình dường như cũng trở thành một ý tưởng bất khả thi với những tín đồ ăn uống dưới lệnh phong tỏa do Covid-19. Tuy nhiên, dịch bệnh không ngăn cản được việc chia sẻ niềm vui trong ăn uống với gia đình và bạn bè mà trên thực tế chỉ thay đổi điều này.
Những suất cơm trưa được đóng hộp ở Singapore. Ảnh: AP
“Số hóa” những gánh hàng rong
Những sáng kiến nhằm giúp những người bán hàng rong bị ảnh hưởng bởi lệnh cách ly xã hội đã cho thấy cuộc khủng hoảng Covid-19 đang định hình theo một cách tích cực mối quan hệ của chúng ta với việc ăn uống và những người liên quan đến hoạt động này.
Tại Singapore, trang “Hawkers United – Dabao 2020″ do 1 người bán hàng rong tên là Melvin Chew lập nên đã có gần 230.000 người theo dõi ngày 3/4, chỉ vài giờ sau khi Thủ tướng Lý Hiển Long thông báo phong tỏa một phần đất nước khi số ca mắc Covid-19 tăng cao tại quốc gia này.
Với lệnh cấm tụ tập ăn uống như một phần trong các biện pháp giãn cách xã hội, nền tảng trên giúp những người bán hàng rong có cơ hội trực tiếp quảng cáo thực đơn của họ để khách hàng có thể mua đồ ăn mang về và giao đến nhà cho họ.
“Điều này không chỉ nhằm phục vụ các tín đồ ăn uống mà tôi cho rằng người Singapore còn muốn bảo vệ một nét văn hóa, đó là các gánh hàng rong”, Chew, 42 tuổi, người lập nên Fanpage trên cho biết.
Video đang HOT
Benjamin Yang – một chiến lược gia về lợi nhuận trong kinh doanh đồ ăn và đồ uống thì nhận định “việc số hóa” này là một sự tích cực giữa những tác động tiêu cực mà dịch Covid-19 gây ra cho nền kinh tế.
Cơ hội trong khủng hoảng
Những sáng kiến như trên không chỉ có ở Singapore. Cách Singapore 1.800 km, tại thủ đô Bangkok, Thái Lan, Peangploy Jitpiyatham, chủ một nhà trọ đã chuyển hướng sang lập một trung tâm cho nền tảng giao đồ ăn mang tên “Locall”. Các khách hàng sử dụng nền tảng này sẽ có thể đặt hàng từ 30 nhà hàng, trong đó có cả nhà trọ của anh.
“Chúng tôi muốn hỗ trợ cộng đồng của mình và những cơ sở kinh doanh nhỏ không thể thích nghi trong thời kỳ khủng hoảng hiện nay”, Peangploy cho biết.
Giữa bối cảnh dịch Covid-19 vẫn tiếp diễn, Sasimon Chamnansarn, một tiếp viên hàng không đã chuyển sang bán đồ ăn được chế biến theo công thức gia truyền đặc biệt cho bạn bè tại Bangkok. Cô cảm thấy vô cùng ngạc nhiên khi đơn đặt hàng ngày càng tăng lên.
Ý tưởng bán đồ ăn nảy ra sau khi hãng hàng không mà cô làm việc phải tạm dừng hoạt động và cô trở về nhà ở Udon Thani – một tỉnh phía đông bắc Thái Lan.
“Nếu quay trở lại làm việc, tôi vẫn sẽ tiếp tục việc kinh doanh này. Tôi đã liên lạc với 1 nhà máy địa phương giúp tôi sản xuất và đóng gói sản phẩm”.
“Không có gì là chắc chắn cả. Tôi luôn sẵn sàng để thay đổi. Ai mà nghĩ một phi công hay 1 tiếp viên hàng không một ngày nào đó sẽ không có một nghề nghiệp ổn định chứ”, Sasimon Chamnansarn cho biết.
Chia sẻ niềm vui trong ăn uống
Còn tại Malaysia, một kiểu “cách mạng” khác trong lĩnh vực ăn uống cũng đang diễn ra.
Trên mạng xã hội, nhiều người đang đăng tải về ý tưởng “trao đổi đồ ăn” – tức là mọi người sẽ trao đổi những món ăn tự làm cho nhau nhằm tận dụng tối đa quãng đường di chuyển của các tài xế giao hàng.
Việc trao đổi đồ ăn đã trở thành một phần trong “những điều bình thường mới” ở Malaysia, Firdaus Husni – người khởi xướng ý tưởng trên cho biết.
“Tôi chia sẻ với bạn bè rằng tôi đã bỏ lỡ món cua rang me khi 1 cửa hàng hủy giao hàng, một người bạn đã làm và gửi tới cho tôi khi nó vẫn còn nóng sốt”, Firdaus chia sẻ.
“Những hành động quan tâm và sự nỗ lực họ đặt vào từng món ăn và giao chúng cho tôi khiến tôi cảm thấy rất biết ơn. Giãn cách xã hội không có nghĩa là chúng ta không còn giữ liên lạc với gia đình và bạn bè nữa”.
Yudistra Darma Dorai, một luật sư ở Kuala Lumpur cho biết việc ăn uống đã trở thành “một hình thức giao tiếp” trong các mối quan hệ của anh trong thời kỳ phong tỏa, vốn sẽ có hiệu lực đến ngày 28/4 tới.
Redzuawan Ismail, một đầu bếp nổi tiếng cho biết ông mong rằng sự thay đổi trong thói quen ăn uống này vẫn sẽ tiếp tục sau khi lệnh phong tỏa bị dỡ bỏ.
Khi mọi người ít ra ngoài ăn hơn, nhiều người sẽ dần thích những món ăn tự nấu và việc ăn uống tại nhà hơn”, đầu bếp này cho biết.
“Chắc chắn là thói quen ăn uống thường ngày của rất nhiều người sẽ thay đổi. Nhiều người sẽ cảm thấy sẵn sàng giải trí tại nhà hơn, thích ăn cùng gia đình hơn và điều đó khiến họ thoải mái hơn khi đến nhà người thân hoặc bạn bè ăn uống. Giao hàng tận nhà và mua đồ ăn mang về cũng sẽ ngày càng phổ biến hơn”, Ismail nhận định./.
Kiều Anh
Hàn Quốc ghi nhận số ca nhiễm mới trong ngày thấp nhất trong 2 tuần qua
Cơ quan phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) ngày 10/3 cho biết đã ghi nhận thêm 131 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên cả nước, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên 7.513 người.
Đây là số ca nhiễm mới thấp nhất trong ngày được ghi nhận trong 2 tuần qua tại quốc gia châu Á này.
Bệnh nhân nhiễm COVID-19 được đưa tới điều trị tại bệnh viện ở Daegu, Hàn Quốc, ngày 7/3/2020. Ảnh: THX/TTXVN
KCDC cũng cho biết Hàn Quốc đã xác nhận thêm 3 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số trường hợp tử vong do dịch bệnh này lên 54 người. Trong khi đó, có thêm 81 bệnh nhân nhiễm virus đã được chữa khỏi, theo đó có tổng cộng 247 người đã được xuất viện.
Theo Lan Phương (TTXVN)
Nữ họa sĩ gốc Việt bị kỳ thị 'nhiễm nCoV' Họa sĩ gốc Việt An Nguyen bị một chuyên gia mỹ thuật ở Anh từ chối nhận làm trợ lý vì "người châu Á bị xem là mang nCoV". An Nguyen hôm qua đăng lên mạng xã hội bức ảnh chụp lại email mà cô nhận được từ Raquelle Azran, một nhà sưu tầm và quản lý bảo tàng chuyên về mỹ thuật...