Dịch COVID-19: Thành phố Sydney (Australia) phong tỏa các khu vực ven biển
Khoảng 250.000 người dân sống ở khu vực ven biển phía Bắc Sydney – thành phố đông dân nhất Australia – đã được đặt trong tình trạng phong tỏa nghiêm ngặt từ ngày 19/12 cho đến hết ngày 23/12.
Người dân tập thể dục tại Sydney, Australia, ngày 2/11/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Đây là một biện pháp mạnh tay mà giới chức sở tại áp đặt nhằm kiểm soát ổ dịch COVID-19, ngăn chặn nguy cơ lây lan ra toàn thành phố. Ngày 20/12, chính quyền sẽ quyết định có cần phong tỏa toàn bộ thành phố này hay không.
Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 19/12, Thống đốc bang New South Wales, Gladys Berejiklian kêu gọi người dân không nên ra đường vào ban đêm hoặc trong những ngày tới nếu không thực sự cần thiết.
Ổ dịch ở các bãi biển phía Bắc Sydney giờ đã ghi nhận 39 ca nhiễm, trong khi hai ca khác đang được điều tra. Cách đây hai ngày con số này chỉ là 5 ca. Tuy nhiên, chính quyền chưa xác định được nguồn lây nhiễm cũng như nguồn gốc virus.
Video đang HOT
Trước đó, Australia đã tránh được kịch bản tồi tệ nhất nhờ sớm đóng cửa biên giới, phong tỏa, mở rộng xét nghiệm và đảm bảo giãn cách xã hội. Đến nay, nước này chỉ ghi nhận tổng cộng 28.100 ca nhiễm. Trước tuần này, Australia đã có hai tuần không ghi nhận ca lây truyền trong nước và đã dỡ bỏ đa số các biện pháp hạn chế trước dịp Giáng sinh. Tuy nhiên, đợt bùng phát mới ở Sydney khiến nhiều bang và vùng lãnh thổ tái áp đặt các hạn chế đi lại giữa các vùng, ảnh hưởng tới kế hoạch du lịch dịp nghỉ lễ của hàng nghìn người.
Chính quyền thành phố Sydney đã xác định hai câu lạc bộ tại bãi biển Avalon là các địa điểm lây nhiễm chính của ổ dịch và công bố danh sách hơn 30 địa điểm nguy cơ cao kéo dài đến tận các bãi biển Bondi và Cronulla ở phía Đông và Nam thành phố. Nhiều quán cà phê, nhà hàng và 14 khách sạn trong khu vực đã tự nguyên đóng cửa trong dịp nghỉ cuối tuần này.
* Trong khi đó, tại Hàn Quốc, Cơ quan Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh (KDCA) thông báo ghi nhận ngày thứ 4 liên tiếp có trên 1.000 ca nhiễm mới, đồng thời bày tỏ lo ngại nguy cơ các bệnh viện quá tải.
Cụ thể, nước này đã có thêm 1.053 ca nhiễm mới, trong đó có 1.029 ca lây nhiễm trong nước, nâng tổng số ca nhiễm lên 48.570. Đây là lần đầu tiên có tới 4 ngày liên tiếp số ca nhiễm hằng ngày tại Hàn Quốc vượt 1.000 ca.
Người dân xếp hàng chờ lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc ngày 14/12/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Các ổ dịch đã bùng phát trên khắp cả nước, trong đó hơn 70% ở khu vực Seoul, nơi có hơn 50 triệu người cư trú. Thủ đô Seoul đã ghi nhận 384 ca nhiễm ngày 19/12, tỉnh Gyeonggi giáp ranh và thành phố Incheon ở miền Tây ghi nhận lần lượt 278 ca và 46 ca. Các tỉnh khác cũng ghi nhận nhiều ca nhiễm mới, như tỉnh Bắc Chungcheong ở miền Trung có 103 ca và thành phố Busan ở miền Nam có 29 ca.
Ca nhiễm mới gia tăng đã kéo theo tình trạng thiếu giường tại các bệnh viện. Riêng trong tháng này, 6 bệnh nhân đã tử vong mà không được điều trị vì đang chờ được nhập viện. Con số này dự báo sẽ tiếp tục tăng vì số bệnh nhân phải điều trị tích cực đang tăng nhanh hơn trước.
Chính phủ Hàn quốc đang huy động mọi nguồn lực và phối hợp với các cơ sở y tế tư nhân để có thêm giường bệnh. Các cơ quan chức năng cũng đã nâng hệ thống cảnh báo lên mức cao nhất trong hệ thống gồm 5 bậc.
* Cùng ngày, số ca nhiễm tại Ấn Độ đã vượt 10 triệu, cao thứ hai thế giới sau Mỹ dù tỷ lệ nhiễm đã có chiều hướng giảm bớt trong những tuần gần đây. Với 25.000 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, Ấn Độ đã ghi nhận ca nhiễm thứ 10 triệu, trong đó 9,6 triệu người đã bình phục và 145.136 ca tử vong. Trong tháng 9, đất nước 1,3 tỷ dân này đã ghi nhận số ca nhiễm mới hằng ngày gần 100.000 ca.
Ấn Độ đã dỡ bỏ các biện pháp hạn chế đối với hầu hết các hoạt động nhằm thúc đẩy kinh tế, dù một số bang và vùng lãnh thổ vẫn phải tái áp đặt các biện pháp để ngăn virus SARS-CoV-2 lây lan. Nước này cũng đã lên kế hoạch tiêm cho 300 triệu người đầu tiên là các nhân viên y tế và các nhân viên tuyến đầu phòng dịch. Tuy nhiên, nhà chức trách chưa phê chuẩn vaccine nào dù một số hãng sản xuất đã đệ trình lên chính quyền phê chuẩn, như công ty AstraZeneca phối hợp với Viện Serum Institute của Ấn Độ.
Bảo tàng lâu đời nhất ở Australia chuẩn bị mở cửa đón khách trở lại
Ngày 28/11, bảo tàng lâu đời nhất ở Australia sẽ mở cửa đón khách trở lại sau 15 tháng trùng tu trong khuôn khổ một dự án trị giá 57,5 triệu AUD (khoảng 42,55 triệu USD).
Bảo tàng lâu đời nhất của Úc đã được tân trang lại và sẵn sàng mở cửa trở lại cho công chúng vào cuối tuần này. Ảnh: secretsydney.com
Theo Thủ hiến bang New South Wales, Gladys Berejiklian, sau khi được trùng tu, bảo tàng Australia tọa lạc ở trung tâm thành phố Sydney thuộc bang này được mở rộng thêm 3.000 m2 không gian công cộng nhờ tận dụng khu vực sân sau của bảo tàng.
Thủ hiến Berejiklian nêu rõ: "Bảo tàng Australia là bảo tàng lâu đời nhất đất nước, vì vậy việc công trình cấp thế giới này được nâng cấp tại chính nơi tọa lạc ở trung tâm thành phố Sydney là hoàn toàn phù hợp. Chúng tôi mong muốn mọi người có cơ hội khám phá những kỳ quan tự nhiên của thế giới, học hỏi lịch sử và được nền văn hóa truyền cảm hứng".
Sau khi được nâng cấp, bảo tàng Australia có thêm các cơ sở mang tính giáo dục, một cửa hàng mới và quán cafe thứ hai. Với diện tích được mở rộng, bảo tàng có thể tổ chức một triển lãm du lịch quốc tế quy mô lớn hoặc cùng lúc 2 triển lãm quy mô nhỏ hơn.
Bảo tàng Australia sẽ mở cửa miễn phí cho du khách tham quan cho đến ngày 30/6/2021. Tuy nhiên, khách tham quan sẽ phải cung cấp thông tin chi tiết về các tiếp xúc nhằm phục vụ công tác truy vết tiếp xúc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trong bối cảnh thành phố Sydney tiếp tục không có ca lây nhiễm nào trong cộng đồng.
Thủ hiến Australia xin lỗi về cụm dịch từ du thuyền Thủ hiến bang NSW xin lỗi vì không ngăn người nhiễm nCoV từ du thuyền Ruby Princess xuống Sydney hồi tháng ba, gây ra đợt bùng dịch nghiêm trọng. "Bài học đã không được rút ra kịp thời. Một lần nữa, tôi chân thành xin lỗi thay cho tất cả những cá nhân và cơ quan đã phạm phải sai lầm", Thủ hiến...