Dịch Covid-19 tại TPHCM diễn biến phức tạp, Bộ Y tế họp khẩn
Tại cuộc họp khẩn chiều muộn 7/7, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết sẽ huy động khoảng 10.000 cán bộ, nhân viên y tế tham gia hỗ trợ chống dịch tại TPHCM.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết diễn biến dịch Covid-19 tại TPHCM đang rất phức tạp và có khả năng tăng nhanh trong những ngày tới. Bộ Y tế và Bộ phận thường trực đã liên tục làm việc cũng như tăng cường hỗ trợ phòng, chống dịch và giám sát dịch tại TPHCM.
Đối với các địa phương đang là điểm nóng dịch hiện nay (Đồng Nai, Bình Dương, Quảng Ngãi, Phú Yên, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang), Bộ Y tế đã thành lập và cử 7 đoàn công tác của Bộ đến hỗ trợ chống dịch.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long (Ảnh: Trần Minh).
Bộ trưởng cũng sẽ ra lời kêu gọi lực lượng cán bộ y tế trên toàn quốc tham gia chống dịch tại TPHCM và các tỉnh miền Nam. Gần 10.000 cán bộ nhân viên y tế sẽ chi viện cho TPHCM để giúp thành phố chống dịch, cũng như đảm bảo mục tiêu thay đổi nhân lực (với các biện pháp luân chuyển, “đảo quân”) để đảm bảo sức chiến đấu cho đội ngũ y tế tại đây.
Hiện nay hơn 3.300 cán bộ, nhân viên y tế của các đơn vị thuộc Bộ Y tế, sinh viên các trường y dược thuộc Bộ Y tế đã có mặt tại TPHCM. Bộ Y tế sẽ tiếp tục huy động lực lượng y bác sĩ, nhân viên y tế để tham gia phục vụ tại các bệnh viện dã chiến, lấy mẫu xét nghiệm tầm soát.
Dự kiến, Bộ Y tế sẽ thiết lập 24 đoàn công tác cho TP Thủ Đức và tất cả các quận, huyện của TPHCM để phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ thành phố trong kiểm soát tình hình dịch bệnh.
Các địa phương nâng cao công suất xét nghiệm
Bộ Y tế họp khẩn với TPHCM chiều muộn 7/7 (Ảnh: Trần Minh).
Về vấn đề xét nghiệm, các chuyên gia cho rằng cần tăng cường tiếp cận tất cả các loại sinh phẩm, máy và thiết bị xét nghiệm. Các địa phương rà soát lại các quy định, tạo mọi điều kiện cho việc nhập các loại sinh phẩm xét nghiệm (test kit) vào Việt Nam. Đồng thời, cũng tăng cường sản xuất test kit trong nước.
Video đang HOT
Về chiến lược xét nghiệm, Bộ trưởng nêu rõ, tại TPHCM ưu tiên sàng lọc nhanh 3 ngày/lần tại vùng lõi dịch, vùng phong tỏa; 7 ngày/lần tại vùng nguy cơ rất cao. Đối với các khu vực khác cần tiến hành lấy mẫu đại diện, giám sát cộng đồng, giám sát tất cả các trường hợp đến khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế nhằm phát hiện sớm ca bệnh, để cách ly, truy vết và điều trị hiệu quả.
Đồng thời, Bộ Y tế cũng yêu cầu các địa phương tiếp tục chuẩn bị sinh phẩm và nâng cao công suất xét nghiệm để phục vụ phòng chống dịch trong thời gian tới.
Thiết lập 2 trung tâm hồi sức tích cực tại miền Đông và miền Tây Nam Bộ
Đối với công tác điều trị, các chuyên gia nhận định do biến chủng Delta nên tỷ lệ tử vong có thể cao hơn trước và có thể sẽ có nhiều bệnh nhân tử vong hơn so với những đợt dịch trước. Vì vậy, Bộ Y tế chỉ đạo các tỉnh, thành phố phải thiết lập Trung tâm hồi sức tích cực (ICU) đối với bệnh nhân Covid-19 nặng, đồng thời thiết lập 2 trung tâm ICU tại Đồng Nai cho khu vực miền Đông Nam Bộ và tại Cần Thơ cho các tỉnh miền Tây để điều trị cho bệnh nhân nguy kịch.
Về vấn đề cách ly, Bộ trưởng cho biết đang tích cực triển khai chỉ đạo của Thủ tướng, áp dụng triển khai cách ly linh hoạt tại TPHCM. Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng yêu cầu áp thiết chế cách ly tập trung với vùng lõi dịch, vùng phong tỏa để thực hiện nghiêm phòng lây nhiễm trong các khu vực này, đồng thời áp cách ly tại nhà cho khu vực này.
Bộ Y tế cũng đang xây dựng kịch bản cho tình huống xấu và rà soát lại tất cả các trang thiết bị, máy thở, máy tim phổi nhân tạo (ECMO), máy thở ôxy dòng cao HFNN… chuẩn bị cho tình huống có nhiều ca bệnh.
Quy định cách ly F1 tại nhà quá chặt chẽ?
10 ngày sau khi Bộ Y tế gửi công văn tới TP.HCM về việc thí điểm cách ly F1 tại nhà, thành phố vẫn chưa thể triển khai do còn nhiều vướng mắc.
Ngày 27/6, Bộ Y tế gửi công văn tới TP.HCM kèm hướng dẫn điều kiện cách ly y tế tại nhà trong phòng, chống dịch Covid-19.
Hướng dẫn được đưa ra trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 tại TP.HCM phức tạp, xuất hiện các chủng SARS-CoV-2 mới có khả năng lây nhiễm nhanh trên diện rộng với số lượng người tiếp xúc gần (F1) lớn, gây quá tải cho cơ sở cách ly y tế tập trung.
Theo đại diện Sở Y tế TP.HCM, việc hướng dẫn và tổ chức cách ly F1 tại nhà, sở đã giao cho Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) chỉ đạo đánh giá điều kiện thực tiễn và tổ chức thực hiện tại các khu vực thí điểm.
Tuy nhiên, việc thí điểm cách ly F1 tại nhà đến nay vẫn chưa được áp dụng. Đại diện một trung tâm y tế cấp quận trên địa bàn TP.HCM cho biết vẫn chưa có kế hoạch triển khai cụ thể. Qua đánh giá chung, số lượng gia đình đủ điều kiện cách ly F1 tại nơi cư trú không nhiều.
Quy định quá chặt chẽ dẫn đến khó thực thi
Trao đổi với Zing , bác sĩ Trương Hữu Khanh, cố vấn chuyên môn khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), cho rằng các quy định hiện nay của Bộ Y tế về việc cách ly F1 tại nhà đòi hỏi khá chặt chẽ. Dù giúp người dân đảm bảo an toàn, các quy định này tiêu tốn nhiều nguồn lực và gây khó khăn trong việc thực thi.
Cụ thể, theo hướng dẫn của Bộ Y tế, bên cạnh phòng cách ly y tế tại nhà, hộ gia đình phải có một phòng riêng để nhân viên y tế khám, lấy mẫu và theo dõi sức khỏe. Phòng này cũng phải được bố trí bàn, ghế, dung dịch sát khuẩn tay chứa ít nhất 60% cồn, thùng đựng chất thải lây nhiễm và thùng đựng chất thải sinh hoạt.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Khanh, việc dành không gian riêng để thăm khám, lấy mẫu là chưa thực sự cần thiết.
Thực tế, F1 vẫn là người khỏe mạnh và có thể tự theo dõi sức khỏe. Ảnh minh họa: Quỳnh Danh .
"Trên thực tế, F1 vẫn là người khỏe mạnh. Họ hoàn toàn có thể tự lo cho bản thân và theo dõi sức khỏe cho mình mà không cần thăm khám thường xuyên. Khi cách ly tại nhà, những người này cũng có thể tự theo dõi sức khỏe, đo nhiệt độ hay phát hiện triệu chứng của bệnh", vị chuyên gia này nói.
Ngoài ra, theo bác sĩ Khanh, việc lấy mẫu xét nghiệm cho F1 cách ly tại nhà cũng không yêu cầu thực hiện quá nhiều. Lực lượng nhân viên y tế chỉ cần lấy mẫu xét nghiệm cho F1 khi họ có triệu chứng và ngày cuối cùng của thời gian cách ly tại nhà.
Về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương (Hà Nội), cũng cho rằng một trong những trở ngại của TP.HCM khi triển khai cách ly F1 tại nhà là vấn đề lấy mẫu xét nghiệm.
"Chúng ta sẽ phải cân nhắc liệu ngành y tế có đủ nhân lực và điều kiện để tới lấy mẫu xét nghiệm ở từng nhà hay không. Do đó, tôi nghĩ việc quy định cho người dân tự test nhanh kháng nguyên tại nhà là giải pháp phù hợp", PGS Nhung gợi ý.
Theo ông Nhung, ở ngày cuối cùng cách ly của F1, các nhân viên y tế có thể tới lẫy mẫu và xét nghiệm rRT-PCR. Tuy nhiên, trong quá trình cách ly, người dân hoàn toàn có thể tự xét nghiệm với hướng dẫn chi tiết, từ đó tiết kiệm nguồn lực.
Không gian cách ly F1 cần được tùy chỉnh để phù hợp từng trường hợp. Ảnh minh họa: Hoàng Giám .
Một khó khăn khác là Bộ Y tế yêu cầu nơi cách ly F1 phải có phòng riêng, khép kín và tách biệt với khu sinh hoạt chung của gia đình. Đây là yêu cầu hợp lý. Tuy nhiên, trong bối cảnh số lượng F1 tăng cao tại TP.HCM như hiện nay, một số trường hợp cả gia đình đều là F1, bác sĩ Khanh cho rằng ngành y tế có thể bố trí họ cách ly trong cùng không gian.
Cũng theo vị chuyên gia này, rác thải của F1 có thể bỏ vào túi vàng tương tự rác thải y tế và bọc lại cẩn thận mà không cần quá đặt nặng yếu tố riêng biệt. Để đảm bảo an toàn hơn, người dân thậm chí có thể bọc 2 lớp túi vàng.
"Tôi nghĩ cách ly F1 tại các tòa nhà chung cư cũng nên được cân nhắc thêm. Một số căn hộ trong chung cư có diện tích rộng, phòng riêng cùng hệ thống camera giám sát có khả năng trở thành nơi cách ly cho F1. Lực lượng chức năng có thể giao cho bảo vệ quản lý, dán thông báo trước cửa căn hộ và thông tin cho các hộ gia đình khác để đảm bảo an toàn", cố vấn chuyên môn khoa Nhiễm - Thần kinh nói.
Hai mục tiêu cần đảm bảo khi cách ly F1 tại nhà
Theo PGS Nguyễn Viết Nhung, yếu tố cơ bản để cân nhắc các điều kiện cách ly F1 tại nhà là cắt được toàn bộ nguồn lây virus nếu có, đồng thời theo dõi sát tình trạng sức khỏe của nhóm này. Cụ thể, việc cách ly tại nhà cần đảm bảo được 2 mục tiêu chính.
Đầu tiên, không gian cách ly phải khép kín, đảm bảo đủ điều kiện sinh hoạt. Người được cách ly tuyệt đối không ra khỏi phòng, sinh hoạt tách biệt với những người khác.
Thứ hai, khi các F1 có diễn biến bệnh, ngành y tế cần có sẵn kịch bản theo dõi, xử trí khi kết quả xét nghiệm cho thấy họ dương tính với nCoV.
Mấu chốt để cách ly F1 tại nhà thành công là đảm bảo điều kiện sinh hoạt khép kín và theo dõi sức khỏe. Ảnh minh họa: Đức Anh .
Trong khi đó, bác sĩ Trương Hữu Khanh cho rằng việc yêu cầu F1 và gia đình ký cam kết thực hiện đúng hướng dẫn của Bộ Y tế và lực lượng chức năng là rất quan trọng. Cam kết này có thể xử lý hình sự nếu người dân không tuân thủ, qua đó đảm bảo tính răn đe.
"Ngoài ra, yếu tố quan trọng nhất là gia đình cách ly F1 tại nhà phải đảm bảo không có người lớn tuổi, bệnh nhân nhiều bệnh nền, nguy cơ cao. Thành phố cũng cần phân loại rõ F1 có nguy cơ không lớn mới được cách ly tại nhà", bác sĩ Khanh kết luận.
Mới đây, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hữu Hưng có tờ trình gửi UBND TP.HCM đề xuất bổ sung phạm vi áp dụng hướng dẫn thí điểm cách ly F1 tại nhà.
Theo đó, thay vì thí điểm cách ly F1 tại nhà với 8 địa phương thuộc nhóm "có nguy cơ" như đề xuất ngày 5/7, phạm vi thí điểm tới đây sẽ là toàn thành phố. Đối tượng áp dụng là F1 có kết quả xét nghiệm kháng nguyên nhanh âm tính với SARS-CoV-2 (trong khi chờ thực hiện xét nghiệm PCR).
Bà Nguyễn Thị Liên Hương, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế), cho hay thời gian tới, trên cơ sở đánh giá thí điểm tại TP.HCM, bộ sẽ xin ý kiến các cơ quan, địa phương để quyết định việc áp dụng hướng dẫn này trên phạm vi toàn quốc.
Một phó giám đốc Sở Y tế được phân công chỉ đạo trực tiếp HCDC TP.HCM Ông Nguyễn Hữu Hưng - phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM - vừa được phân công chịu trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp ban giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (HCDC) TP.HCM trong công tác phòng chống COVID-19. Ông Nguyễn Hữu Hưng - phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM - vừa được phân công chịu trách nhiệm chỉ đạo...