Dịch Covid-19 tại Indonesia có thể được kiểm soát vào đầu tháng 7
Chính phủ Indonesia dự đoán đại dịch virus Corona (Covid-19) có thể được kiểm soát vào đầu tháng 7.
Chính phủ Indonesia dự đoán đại dịch virus Corona (Covid-19) có thể được kiểm soát vào đầu tháng 7 với điều kiện cả cộng đồng cùng tuân thủ các nguyên tắc và khuyến cáo của chính phủ.
Người phát ngôn chính phủ Indonesia về Covid-19, ông Achmad Yurianto ngày 5/5 kêu gọi người dân tiếp tục thực hiện triệt để giãn cách xã hội quy mô lớn, tránh tụ tập đông người, luôn đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay và ở nhà khi không có việc cần thiết.
Người dân thực hiện giãn cách xã hội
Theo ông Achmad Yurianto, những nỗ lực này sẽ phá vỡ chuỗi lây lan của dịch Covid-19 và Indonesia có thể kiểm soát được dịch bệnh vào khoảng giữa tháng 6 đến tháng 7 tới. “Chúng tôi hi vọng rằng vào tháng 8, chúng ta sẽ có một cuộc sống tốt hơn, một điều kiện bình thường mới, có nghĩa là chúng ta sẽ có một cuộc sống kỷ luật, duy trì lối sống văn minh, sạch sẽ.”, ông Achmad Yurianto nhấn mạnh.
Video đang HOT
Theo người phát ngôn chính phủ Indonesia về Covid-19,”vũ khí hiệu quả của Indonesia” để chống lại sự lây lan của dịch bệnh chính là hợp tác, đoàn kết và chiến đấu không ngừng nghỉ. Hiện nay, 25/34 tỉnh thành tại Indonesia đã được áp dụng giãn cách xã hội quy mô lớn, một số tỉnh thành đã bước vào giai đoạn thứ hai của giãn cách xã hội. Cùng ngày, Tổng tống Indonesia, Joko Widodo yêu cầu các địa phương đã áp dụng biện pháp này, tiến hành đánh giá hiệu quả giãn cách xã hội.
Theo đó, các địa phương được yêu cầu thống kê số lượng người được xét nghiệm Covid-19, việc cách ly và theo dõi những người nhiễm và nghi nhiễm cũng như việc chữa chạy cho các bệnh nhân Covid-19 cần được đánh giá lại. Tổng thống Indonesia cũng yêu cầu giám sát và phân loại các cụm lây lan như người nhập cư, tín đồ hành hương, khu công nghiệp..v.v. Hiện nay có khoảng 89.000 lao động nhập cư đã trở về Indonesia và có khoảng 16.000 người lao động khác sẽ về nước trong thời gian tới. Do vậy, Tổng thống Indonesia yêu cầu việc giám sát và xét nghiệm được tiến hành nghiêm ngặt.
Để hỗ trợ người dân thực hiện giãn cách xã hội, chính phủ Indonesia đã thực hiện trợ cấp xã hội. Tổng thống Joko Widodo yêu cầu việc hỗ trợ xã hội phải được thực hiện nhanh chóng, phân phát tận tay những người trong diện trợ giúp và yêu cầu công khai, minh bạch dữ liệu của việc hỗ trợ xã hội.
Tính đến thời điểm hiện tại, Indonesia ghi nhận 12.071 ca mắc Covid-19, trong đó có 872 trường hợp tử vong và 2.197 người khỏi bệnh.
Học Việt Nam, Indonesia triển khai ATM gạo cho người nghèo
Ý tưởng ATM gạo hỗ trợ lương thực cho người nghèo bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 của Việt Nam đã được áp dụng tại Indonesia.
Trong bối cảnh dịch đại dịch bùng phát, số người thất nghiệp và người nghèo ngày một tăng, Quân đội và Bộ Nông nghiệp Indonesia đã phối hợp thực hiện chương trình "ATM Gạo của người chỉ huy".
Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, chính phủ Indonesia áp dụng giãn cách xã hội, bà Fira là một trong hàng triệu người dân Indonesia rơi vào cảnh thất nghiệp. Chẳng còn cách nào khác, vợ chồng bà cho hai đứa con nhỏ còn chưa tới tuổi đi học lên chiếc xe kéo, đi khắp đường phố thủ đô Jakarta để xin ăn. Nhưng sáng nay, là một buổi sáng rất khác bởi từ hôm nay gia đình bà sẽ có gạo ăn từ cây ATM gạo đặt tại Bộ chỉ huy quân sự quận phía Tây Jakarta.
Indonesia triển khai chương trình ATM gạo cho người nghèo.
Vợ chồng bà Fira bày tỏ trong vui mừng: "Bây giờ gia đình tôi sẽ nhận được 1,5 kg gạo mỗi ngày. Như vậy là đủ cho cả gia đình tôi trong một ngày. Tôi rất biết ơn Chính phủ đã giúp đỡ chúng tôi có cơm ăn hàng ngày".
Đây là 1 trong 10 cây ATM gạo do Bộ Nông nghiệp Indonesia thiết kế, đã có mặt tại đảo Java của Indonesia. 8 cây ATM có ở 8 quận trong thủ đô Jakarta và 2 cây ATM gạo khác có ở các quận ở miền Tây Java.
Vừa qua, khi chương trình "ATM Gạo" của Việt Nam thu hút sự chú ý của thế giới, trong đó có Indonesia, đất nước này đã nhanh chóng áp dụng ý tưởng của Việt Nam. Giữa tháng 4 vừa qua, Bộ Nông nghiệp Indonesia và Quân đội Indonesia đã phát triển chương trình "ATM Nông nghiệp".
Đại tá Alian Wijaksono, chỉ huy quân sự quận Tây Jakarta cho biết: "Mỗi ngày chúng tôi phân phối 1.000 gói gạo, mỗi gói 1,5kg. 1000 gói gạo này sẽ chia cho 8 xã trong quận. Mỗi xã mỗi ngày nhận được 125 gói. Số còn lại sẽ phân phát trực tiếp người dân tại Bộ chỉ huy quận. Chúng tôi ưu tiên những người không nhận được trợ giúp xã hội của chính phủ và bị ảnh hưởng bởi Đại dịch Covid-19, để an ninh lương thực được duy trì vững chắc".
Mỗi người nhận được 1,5kg gạo mỗi ngày.
Như vậy, ngoài các suất gạo được gửi trực tiếp về các làng, xã, thì ATM gạo cũng phục vụ trực tiếp cho những người nghèo. Theo Đại tá Wijaksono, người dân đến nhận gạo chỉ cần trình Thẻ cư trú và thực hiện nghiêm các giao thức y tế như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách và trật tự.
Trong giai đoạn I, Bộ Nông nghiệp Indonesia chuẩn bị gạo đủ cho 10 cây ATM gạo trong vòng 2 tháng diễn ra đại dịch. Mỗi cây ATM gạo có công suất 1500 kg gạo mỗi ngày. Bộ chỉ huy quân sự các quận sẽ thực hiện việc kiểm soát, phân phối gạo và đảm bảo an ninh cho người dân. Dự kiến trong thời gian tới, các cây "ATM gạo của người chỉ huy" sẽ phát triển thêm 317 đơn vị trên cả nước.
Trước đó, chính phủ Indonesia đã đưa ra gói ngân sách trị giá 110 ngàn tỷ Rupiah để hỗ trợ những người nghèo bị ảnh hưởng của dịch Covid-19. Theo đó, những người trong diện hỗ trợ sẽ nhận được gói lương thực hoặc hỗ trợ tiền mặt trị giá 600.000 Rupiah mỗi tháng. Cây ATM gạo ra đời hỗ trợ thêm cho chính sách trợ giúp xã hội của chính phủ, nhắm đến những đối tượng chưa nhận được gói lương thực hoặc có nhu cầu cần thiết, cấp bách hàng ngày./.
Indonesia đặt mục tiêu xét nghiệm SARS-CoV-2 cho 300.000 người/tháng Chính phủ Indonesia đã nhập các thiết bị xét nghiệm từ Thuỵ Sĩ với khả năng xét nghiệm 300.000 mẫu bệnh phẩm mỗi tháng. Bộ doanh nghiệp nhà nước Indonesia vừa nhập 20 máy phản ứng chuỗi Polymerase (PCR). Với các thiết bị này, Chính phủ Indonesia đặt mục tiêu xét nghiệm 300.000 mẫu bệnh phẩm mỗi tháng. Nhân viên y tế lấy...